4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3. Ảnh hưởng của mức bón kali đến sản lượng và chất lượng hoa
cúc CN93
3.3.1. Ảnh hưởng của mức bón bón kali đến chất lượng hoa
Chất lượng hoa được đánh giá thông qua sự kết hợp các chỉ tiêu về chiều cao nụ, đường kính nụ, đường kính hoa và độ bền hoa cắt. Cúc CN93 là cây thân thảo nên sự tương quan hợp lý giữa các yếu tố đó giúp tăng cường sự cân bằng của hoa làm cho dáng hoa cân đối, đẹp làm tăng giá trị thẩm mỹ và giá trị thương phẩm.
Chiều cao, đường kính nụ ảnh hưởng đến chất lượng hoa và độ bền hoa tự nhiên cũng như hoa cắt. Chiều cao nụ, đường kính nụ đạt tối ưu của giống đảm bảo hoa nở cân đối, có chất lượng và giá trị thẩm mỹ cao hơn.
Đường kính hoa là một trong những chỉ tiêu quan trọng quyết định đến giá thành của bông hoa, đối với giống cúc CN93, đường kính hoa đạt tối ưu thì giá thành cao.
Độ bền hoa là chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn sản xuất và kinh doanh hoa thương mại. Biết được độ bền hoa cắt và độ bền hoa tự nhiên, người sản xuất có kế hoạch trồng và thu hoạch hoa phù hợp cho từng thời vụ, đảm bảo hoa thu hoạch đúng thời gian, chất lượng tốt; người kinh doanh có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hợp lý, hạn chế hư hỏng thất thoát, vì thế hiệu quả kinh doanh sẽ cao hơn. Ngoài ra, độ bền hoa cắt còn là yếu tố góp phần làm tăng thị hiếu của người tiêu dung.
3.3.1.1. Ảnh hưởng của mức bón kali đến chiều cao, đường kính nụ khi nụ chuyển màu và đường kính hoa
Sự tác động cụ thể của các mức bón kali đến đến chiều cao, đường kính nụ khi nụ chuyển màu và đường kính hoa được trình bày ở bảng 3.5a.
Qua đó cho ta thấy: mức bón kali khác nhau có ảnh hưởng đến chiều cao, đường kính nụ của giống hoa CN93 với giá trị Ftn tương ứng là 149,40 và 141,38 ở mức ý nghĩa α <0,05 (đảm bảo mức tin cậy 95%). Kết quả thực ngiệm cho thấy các mức bón kali khác nhau cho chiều cao nụ, đường kính nụ của giống hoa cúc CN93 là khác nhau. Tại công thức không bón kali (0kg/ha) cho chiều cao, đường kính nụ thấp nhất lần lượt là 1,440 cm và 141,38cm (mức a). Khi tăng mức bón kali chiều cao, đường kính nụ cũng tăng dần. Tại mức bón kali 160/ha cho chiều cao nụ cao nhất lần lượt là 2,310 cm và 2,503cm (mức c). Tuy nhiên tại mức bón này không có sự sai khác về mặt thống kê trong việc quyết định chiều cao, đường kính nụ so với mức bón 120kg/ha.
Bảng 3.5a: Ảnh hưởng của mức bón kali đến chiều cao, đường kính nụ khi nụ chuyển màu và đường kính hoa
Chỉ tiêu CC nụ (cm) ĐK nụ (cm) ĐK hoa (cm)
Mức bón (kg/ha)
0 1,440a 1,460a 5,027a 40 1,583a 1,647b 5,347b 80 1,587a 1,693b 5,473b 120 2,217b 2,363c 6,750c 160 2,310b 2,503c 6,817c Giá trị Ftn 149,4 141,38 87,22
Fpr <0,001 <0,001 <0,001
Mức ý nghĩa * * *
Ghi chú: Ftn :F thực nghiệm; pr: xác suất; F(2,4,0,05) = 6,94. [32]
*: sai khác ở mức ý nhĩa 0,05. ns không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05
Các chữ cái trong cùng một cột ở các công thức phân bón có cùng chữ cái không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05 (so sánh sự sai khác theo DUNCAN)
Qua bảng 3.5a cũng cho ta thấy: mức bón kali khác nhau có ảnh hưởng đến đường kính hoa của giống cúc CN93 với giá trị Ftn là 87,22 ở mức ý nghĩa α <0,05 (đảm bảo mức tin cậy 95%). Kết quả thực nghiệm cho thấy đường kính hoa ở các mức bón kali biến động từ 5,027 – 6,817. Ở mức bón kali 0kg/ha cho đường kính hoa là thấp nhất 5,207 (mức a). Khi tăng mức bón kali từ 40 – 80 kg/ha đường kính hoa tăng dần đạt lần lượt là 5,347; 5,473 và có sự sai khác về mặt thống kê so với công thức đối chứng (mức b). Tại mức bón kali 120 - 160 kg/ha cho đường kính hoa là cao nhất đạt lần lượt 6,75 và 6,817 cm. Tại mức bón này cho đường kính hoa có sự sai khác về mặt thống kê so với các công thức (mức c).
Như vậy, trong thực tiễn sản xuất hoa trên vùng đất Nghĩa Bình với giống CN93 để có chiều cao, đường kính nụ và đường kính hoa đạt tối ưu của giống nên áp dụng mức bón kali 120 - 160 kg/ha. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng phân bón nên áp dụng mức bón kali ở công thức IV (120 kg/ha).
3.3.1.2. Ảnh hưởng của mức bón kali đến độ bền hoa tự nhiên và hoa cắt
Sự tác động cụ thể của các mức bón Kali đến độ bền hoa tự nhiên và hoa cắt được trình bày trong bảng 3.5b
Qua bảng đó ta thấy: các mức bón kali khác nhau có ảnh hưởng đến độ bền hoa tự nhiên của giống cúc CN93, với giá trị Ftn là 91,12 ở mức ý nghĩa α <0,05 (đảm bảo mức tin cậy 95%). Ở các công thức bón kali khác nhau hoa có độ bền tự nhiên khác nhau. Kết quả thực nghiệm cho thấy hoa cúc có thể để được trên vườn 6,67 – 13,8 ngày. Tại công thức không bón kali (0 kg/ha), hoa cúc có độ bền tự
nhiên thấp nhất, chỉ được 6,67 ngày và hoa có độ bền tự nhiên cao nhất ở công thức bón kali 120-160 kg/ha, đạt 13,7 - 13,8 ngày.
Bảng 3.5b. Ảnh hưởng của mức bón kali đến độ bền hoa tự nhiên và hoa cắt Chỉ tiêu ĐB hoa tự nhiên (cm) ĐB hoa cắt (cm)
Mức bón (kg/ha) 0 6,67a 4,63a 40 7,97b 6,17b 80 9,03b 6,37b 120 13,70c 8,93c 160 13,80c 9,00c Giá trị Ftn 91,92 46,69 Fpr <0,001 <0,001 Mức ý nghĩa * *
Ghi chú: Ftn :F thực nghiệm; pr: xác suất; F(2,4,0,05) = 6,94[32]
*: sai khác ở mức ý nhĩa 0,05. ns không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05
Các chữ cái trong cùng một cột ở các công thức phân bón có cùng chữ cái không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05 (so sánh sự sai khác theo DUNCAN)
Qua bảng 3.5b cũng cho ta thấy: các mức bón kali khác nhau có ảnh hưởng đến độ bền hoa cắt của giống cúc CN93, với giá trị Ftn là 46,69 ở mức ý nghĩa α <0,05. Công thức bón kali khác nhau có độ bền hoa cắt khác nhau, biến động từ 4,63 ngày – 9 ngày. Ở công thức không bón kali (0 kg/ha) hoa cắt có độ bền thấp nhất, chỉ được 4,63 ngày và có độ bền cao nhất ở công thức bón kali 160 kg/ha. Tuy nhiên ở mức bón kali này không có sự sai khác về mặt thống kê so với công thức bón kali 120 kg/ha.
Trong thực tiễn sản xuất, để đạt độ bền hoa cắt và độ bền hoa cao nhất nên áp dụng mức bón Kali ở công thức V (160 kg/ha). Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng phân bón nên áp dụng công thức bón Kali ở mức 120kg/ha.
3.3.2. Ảnh hưởng của mức bón kali đến sản lượng của giống hoa cúc CN93
Năng suất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh tế. Nó không chỉ là mục đích riêng của nhà sản xuất, kinh doanh hoa nói chung và hoa cúc nói riêng mà còn là mục đích hàng đầu của các nhà nghiên cứu.
Sự tác động cụ thể của kali đến sản lượng của giống hoa cúc CN93 được trình bày cụ thể trong bảng 3.6:
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các mức bón kali đến sản lượng hoa của giống CN93
Chỉ tiêu Sản lượng (nghìn bông/ha)
Mức bón (kg/ha) 0 318,3a 40 357,7b 80 361,7b 120 373,31c 160 375,3c Giá trị Ftn 12,94 Fpr 0,001 Mức ý nghĩa *
Ghi chú: Ftn :F thực nghiệm; pr: xác suất; F(2,4,0,05) = 6,94[32]
Các chữ cái trong cùng một cột ở các công thức phân bón có cùng chữ cái không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05 (so sánh sự sai khác theo DUNCAN)
Qua đó cho thấy: các mức bón kali khác nhau có ảnh hưởng đến năng suất của giống cúc CN93, với giá trị Ftn là 12,94 ở mức ý nghĩa α <0,05 (đảm bảo mức tin cậy 95%). Năng suất của giống hoa cúc CN93 thu được giữa các công thức biến động từ 318,3 nghìn bông đến 375,3 nghìn bông. Khi bón kali ở mức 160kg/ha năng suất đạt cao nhất đạt 375,3 nghìn bông. Tại mức bón kali này cho sản lượng hoa không có sự sai khác về mặt thống kê so với sản lượng thu được tại lức bón ở công thức IV (120 kg/ha).
Như vậy, trong thực tiễn sản xuất hoa trên vùng đất Nghĩa Bình với giống CN93 để năng suất đạt tối ưu và đảm bảo hiệu quả kinh tế nên áp dụng mức bón kali ở công thức IV: Nền + 120 kg/ha kali.
3.3.3 Đánh giá ảnh hưởng của các mức bón kali khác nhau đến hiệu quả kinh tế của giống hoa cúc CN93
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu mà người sản xuất quan tâm nhất và đó cũng là cơ sở cho tính khả thi và tính bền vững của các biện pháp kỹ thuật trong thực tế sản xuất. Hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào năng suất, chất lượng hoa, chi phí đầu tư và giá trị thương phẩm. Sản lượng hoa cao chưa hẳn đã cho thu nhập cao mà nó còn phụ thuộc giá trị hoa thương phẩm. Trong nghiên cứu này, hiệu quả kinh tế của các mức bón kali cho giống cúc CN93 trình bày cụ thể bảng 3.7:
Kết quả hạch toán kinh tế của 5 mức bón kali đến hiệu quả kinh tế cho chúng ta thấy, cùng một mức chi phí: [giống, thuốc trừ sâu bệnh, vật tư phân bón (trừ phân bón kali)…] thì ở công thức I cho tổng thu/1 sào là nhỏ nhất đạt 11206000 với lãi thuần là 2560000. Tại mức bón kali ở công thức V cho tổng thu là lớn nhất đạt 15071100, lãi thuần đạt 6264700. Tuy nhiên, mức bón kali ở công thức IV lại cho lãi thuần là cao nhất đạt 6281100.
Như vậy, qua kết quả trên ta thấy trong thực tiễn sản xuất hoa cúc ở vùng đất Nghĩa Đàn để đạt hiệu quả kinh tế là cao nhất và đảm bảo được hiệu quả bón phân ta nên áp dụng mức bón kali ở công thức IV (120kg/ha)
Ghi chú: Hạch toán kinh tế trên một sào (500 m2)/1 vụ (mật độ trồng 40 cây/m2). Tổng chi gồm các chi phí vật tư, phân bón, điện, thuốc bảo vệ thực vật… không bao gồm công lao động; thu nhập hỗn hợp = tổng thu - tổng chi; lãi thuần = thu nhập hỗn hợp - công lao động; giá hạch toán là giá nhập tại thị trường Vinh.
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của các mức bón kali khác nhau đến hiệu quả kinh tế của giống hoa cúc CN93
Ghi chú: Giá bán hoa : Loại 1: 1000đ/bông
Loại 2: 700đ/bông Loại 3: 500đ/bông Mức bón kali (kg/ha) Số bông thu được Phần thu (1000 đồng)
Hoa loại 1 Hoa loại 2 Hoa loại 3 Tổng thu 0 13250 7432000 4325 1493 11206000 4446000 6760000 2560000 40 14917 10057 3569 1291 13200800 4494000 8706800 4506800 80 15083 10398 3618 1067 13464100 4542000 8922100 4722100 120 15542 14213 968 361 15071100 4590000 10481100 6281100 160 15625 14192 971 462 15102700 4638000 10464700 6264700
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:
- Qua theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng hoa của giống CN93 ở các mức bón kali khác nhau tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An cho thấy giống hoa này thích ứng tốt với điều kiện trồng ở Nghệ An.
- Kali không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, thời gian hồi xanh và số lá trên cây của giống hoa cúc trên đất Nghĩa Đàn.
- Kali ảnh hưởng một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống hoa cúc CN93 như: chiều cao, đường kính cây cuối cùng. Kali có mối quan hệ mật thiết với N - P nên cân bằng được lượng đạm, lân, kali mà cây hút nên với lượng kali cao hơn thì cho chiều cao, đường kính cây cao hơn, ở mức bón 120 – 160 kg/ha cho cho chiều cao, đường kính cây đạt tối ưu của giống.
- Kali ảnh hưởng đến khả năng chống chịu của giống hoa cúc CN93, bón kali ở mức 120 – 160 kg/ha tỷ lệ nụ thui, lá biến dạng và tỷ lệ cây, lá bị hại giảm đến mức thấp nhất.
- Kali ảnh hưởng có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng, năng suất của giống hoa cúc CN93 trên vùng đất Nghĩa Đàn. Vì thế giữa các mức bón kali khác nhau cho hiệu quả kinh tế là khác nhau. Ở công thức I không bón kali cho tổng thu/1 sào là nhỏ nhất đạt 11206000 đồng với lãi thuần là 2560000 đồng. Tại mức bón kali ở công thức V cho tổng thu là lớn nhất đạt 15.071.100 đồng, lãi thuần đạt 6264700 đồng. Tuy nhiên, mức bón kali ở công thức IV lại cho lãi thuần là cao nhất đạt 6281100 đồng.
2. Kiến nghị
- Cần có những nghiên cứu về ảnh hưởng của đạm và kali, lân và kali, đạm và lân để tìm ra mức phân bón tối ưu đối với giống hoa cúc CN93 nhằm góp phần hoàn chỉnh quy trình bón phân cho giống hoa cúc CN93 trên đất Nghĩa Đàn, khuyến cáo cho bà con nông dân áp dụng vào quy trình sản xuất, để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất
- Đối với giống hoa CN93 trồng trên vùng đất Nghĩa Đàn, để đảm bảo dung hòa được hiệu quả kinh tế và hiệu quả tối ưu nên áp dụng công thức phân bón: 30 tấn PC + 140kg Đạm + 160 kg Lân + 300kg vôi + 120kg Kali
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Thị Tố Nga (1999), Điều tra tình hình sản xuất hoa và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa ở thành phố Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông lâm, Thái Nguyên
2. Đặng Văn Đông (2000), Điều tra hiện trạng sản xuất hoa cúc ở Hà Nội và nghiên cứu một số biện pháp kĩ thuật nhằm tăng năng suất chất lượng hoa cúc. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà nội 3. Đặng Văn Đông (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp nhân
giống,nhiệt độ ánh sang đến sự ra hoa, chất lượng và hiệu quả sản xuất hoa cúc ở đồng bằng Bắc Bộ, Luận văn tiến sĩ khoa học nông nghiệp Trường Đại học nông nghiệp I
4. Đặng Văn Đông, PGS.TS Đinh Thế Lộc, Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao, quyển 1, cây hoa cúc (2007), NXB Lao Động và Xã Hội, tr.6 - tr.7
5. Đào Thanh Vân (Chủ biên), ThS. Đặng Thị Tố Nga (2007), Giáo trình cây hoa, trường đại học nông lâm, NXB Nông Nghiệp(trang 3-78)
6. Đỗ Văn Viện, Nguyễn Thị Phương Thuỵ (1999), Suy nghĩ về sản xuất tiêu thụ hoa tươi ở các huyện ngoại thành Hà Nội, Kết quả nghiên cứu khoa học, quyển 3 Trường Đại học Nông nghiệp I , NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Đoàn Văn Lư, Nguyễn Huy Trí ( 1997), trồng hoa cây cảnh trong gia đình,
NXB Thanh Hóa.
8. Hoàng Ngọc Thuận (2000), Nghiên cứu chế phẩm phân bón lá hữu cơ pomior trong kĩ thuật nâng cao năng suất và chất lượng một số cây trồng nông nghiệp, Báo cáo nghiên cứu khoa học, trường đại học Nông nghiệp I - Hà Nội
9. Nguyễn Quang Thạch (2000), Trồng hoa xuất khẩu ở Miền Bắc cơ hội và thách thức, Tạp chí khoa học và Tổ quốc (số 12), tr. 28 – 29
10. Nguyễn Tài Toàn 2010, Bảng các giá trị tới hạn của hàm phân phối F (Fisheer, Giáo trình phương pháp thí nghiệm. Trường đại học Vinh
11. Nguyễn Thị Kim Lý (2001), Nghiên cứu tuyển chọn và nhân giống cây cúctrên vùng đất trồng hoa ở Hà Nội, Luận văn tiến sĩ nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.
12. Nguyễn Thị Quý Mùi (1997), Phân bón và cách sử dụng, NXB Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh
13. Nguyễn Xuân Linh và cộng sự (1996), Nghiên cứu chọn tạo giống và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa, cây cảnh phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, Báo cáo khoa học,Viện di truyền nông nghiệp, tr.1-4
14. Nguyễn Xuân Linh và cộng sự (2000), Kỹ thuật trồng hoa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Phan Thị Thu Trang (2003), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và phẩm chất một số giống cúc trong vụ xuân hè, Báo cáo tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội , tr.57
16. Trần Đức Toàn, Ths. Nguyễn Duy Phương (2008), Kali trong mối quan hệ với bón phân cân đối cho một số cây trồng, Viện thổ nhưỡng nông hóa(Tài