Chỉ tiêu chất lượng hoa và sản lượng hoa

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức bón phân kali đến khả năng sinh trưởng, phát triển và sản lượng của giống cúc CN93 trong vụ xuân hè năm 2011 tại xã nghi bình, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 35)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.5.3.Chỉ tiêu chất lượng hoa và sản lượng hoa

2.5.3.1. Sản lượng

Số bông thu được/1 ô

Sản lượng = × 10.000 m2

10 m2

2.5.3.2. Chất lượng hoa

- Đường kính nụ khi nụ chuyển màu: Đo đường kính theo 2 chiều vuông góc bằng thước panme và lấy giá trị trung bình (cm)

- Chiều cao nụ khi nụ chuyển màu:

- Đường kính hoa: Đo đường kính theo 2 chiều vuông góc bằng thước panme và lấy giá trị trung bình, đo tại thời điểm hoa nở 30% số cánh (cm).

- Độ bền hoa tự nhiên trên vườn: Tính từ khi hoa hé nở hoàn toàn cánh vòng ngoài đến cánh hoa và 10% số lá trên cây bị héo. (ngày)

- Độ bền hoa cắt: Khi hoa hé nở hoàn toàn cánh vòng ngoài, cắt vào cắm trong lọ nước sạch mỗi ngày thay nước một lần. Mỗi ô thí nghiệm theo dõi 5 hoa. Xác định số ngày hoa tồn tại đến khi cánh hoa và 10% số lá trên cây bị héo. (ngày)

2.6. Đánh giá ảnh hưởng của các mức bón kali đến hiệu quả kinh tế của giống cúc CN93

2.7. Phương pháp xử lí số liệu

Số liệu được xử lí dựa trên phần mềm Excel 2003, phần mềm GenStat 12th

Edition. Sự sai khác giá trị trung bình của các chỉ tiêu nghiên cứu được so sánh theo Duncan’s Multiple Range Test (DUNCAN)

CHƯƠNG 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của các mức bón kali đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và một số tính trạng nông học của cúc CN93

3.1.1. Ảnh hưởng của các mức bón kali đến thời gian hồi xanh và tỷ lệ sống của cúc CN93

Tỷ lệ cây sống và thời gian hồi xanh sau trồng là một trong những yếu tố quan trọng đối với cây trồng nói chung và cây hoa cúc nói riêng. Theo dõi tỷ lệ cây sống và thời gian hồi xanh chỉ ra khả năng sống và thích nghi ban đầu của giống hoa cúc CN93 với điều kiện ngoại cảnh để đảm bảo được mật độ trồng trên diện tích.

Chất lượng cây giống, yếu tố ngoại cảnh là những yếu tố quan trọng quyết định đến tỷ lệ cây sống và thời gian hồi xanh của cây hoa cúc. Ngoài ra yếu tố phân bón cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ cây sống và thời gian hồi xanh của cây cúc. Theo dõi tỷ lệ sống và thời gian hồi xanh ở các mức bón kali khác nhau thu được kết quả ở bảng 3.1:

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của các mức bón kali đến thời gian hồi xanh và tỷ lệ sống của giống hoa cúc CN93

Đơn vị: ngày

CT Tỷ lệ sống (%) Thời gian hồi xanh (ngày )

1 93,58 8.83

2 94,83 8,43

3 93,83 8,77

4 95,33 8.59

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Giữa các công thức có tỷ lệ sống khác nhau, biến động trong khoảng 93,58% - 95,33%. Cao nhất là công thức IV (160kg/ha) với tỷ lệ sống là 95,33%. Thấp nhất là công thức không bón kali (0kg/ha) với 93,58%. Tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Như vậy, tỷ lệ sống của giống cúc CN93 khá cao và thời gian hồi xanh sau trồng ngắn. Giữa các mức bón kali khác nhau không ảnh hưởng đến tỷ lệ cây sống và thời gian hồi xanh của giống hoa cúc CN93

3.1.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây theo thời gian và ảnh hưởng của các mức bón kali đến chiều cao cây cuối cùng, đường kính thân cuối cùng các mức bón kali đến chiều cao cây cuối cùng, đường kính thân cuối cùng 3.1.2.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây theo thời gian

Chiều cao thân ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển và sản lượng hoa cúc. Đó là bộ phận trung gian để vận chuyển vật chất từ rễ lên lá và các sản phẩm do lá đồng hoá được xuống rễ, đến các bộ phận khác trên thân: lá , nụ, hoa… Thân chính sinh trưởng và phát triển tốt, khỏe mạnh là tiền đề cho các bộ phận khác phát triển.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiều cao thân cây chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Ngoài yếu tố di truyền, thời vụ chiều cao cây còn chịu ảnh hưởng của chế độ bón phân. Vì vậy nếu có chế độ chăm sóc, bón phân hợp lí, thân cây sẽ đạt chiều cao tối ưu, góp phần làm tăng chất lượng và năng suất hoa.

Cúc là cây thân thảo nhỏ, giòn, dễ gãy vì thế nếu chiều cao thân quá cao sẽ ảnh hưởng đến giá trị thương mại và thẩm mỹ. Thân quá cao làm cây dễ bị cong queo hoặc gây đổ làm giảm chất lượng của hoa. Tuy nhiên, thân thấp sẽ khó khăn khi tiêu thụ trên thị trường làm hoa cắt vì khi làm hoa cắt cành, cành hoa ngắn không đủ tiêu chuẩn, do đó hiệu quả kinh tế thấp. Do đó thân cây sinh trưởng, phát triển tốt đạt chiều cao tối ưu của giống có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng năng suất và chất lượng hoa sau này.

Tốc độ sinh trưởng, phát triển của chiều cao thân chính có sự khác nhau giữa các thời kỳ: Thời kỳ cây con tăng trưởng chậm, sau 20 ngày cây bắt đầu phát triển

mạnh, đạt tối đa lúc cây xuất hiện nụ, từ nụ chuyển màu đến nở hoa chiều cao phát triển chậm và ổn định.

Bảng 3.2a. Động thái tăng trưởng chiều cao cây theo thời gian của giống cúc CN93

trong vụ Xuân Hè 2011

Đơn vị: cm

* Sự sinh trưởng chiều cao thân giai đoạn 15 – 25 ngày sau trồng

Đây là thời kì đầu của sinh trưởng, cây cúc chuyển từ vườn ươm sang vườn sản xuất bộ rễ cây vừa ổn định. Do vậy phân bón chưa có ảnh hưởng lớn tới tốc độ tăng trưởng chiều cao cây.

* Sự sinh trưởng chiều cao thân giai đoạn 25 – 45 ngày sau trồng: Đây là thời tăng trưởng trục thân, nên chiều cao cây bắt đầu tăng trưởng mạnh, nhưng tăng trưởng mạnh nhất là giai đoạn 35 - 45 ngày, giai đoạn này cây đột phá về chiều cao và bắt đầu phân hóa mầm hoa. Nếu giai đoạn này không bón đầy đủ chất dinh dưỡng cây sẽ không sinh trưởn phát triển sinh trưởng được, ảnh hưởng đến chất lượng hoa sau này.

* Sự sinh trưởng chiều cao thân giai đoạn 55 – 65 sau trồng: Giai đoạn này tốc độ chiều cao cây chậm hơn và dần ổn định.

CT Giai đoạn sau trồng ………. ngày

15 25 35 45 55 65 I 4.45 11.71 22.53 37.41 44.07 47.97 II 4.47 11.97 22.99 40.31 45.21 49.12 III 4.72 11.61 24 40.96 46.01 48.94 IV 4.85 12.33 24.07 41.89 46.59 50.64 V 4.71 12.59 24.48 42.19 46.48 50.81

Hình 3.1. Sự tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa cúc CN93 trong vụ Xuân Hè 2011

3.1.2.2. Ảnh hưởng của các mức bón kali đến chiều cao cây và đường kính thân cuối cùng

Sự tác động cụ thể của Kali ở các mức bón khác nhau đến chiều cao cây cuối cùng vàđường kính thân cuối cùng được trình bày cụ thể trong bảng 3.2b.

Kết quả ở bảng 3.2.b cho thấy: các mức bón kali khác nhau có ảnh hưởng đến đường kính thân cuối cùng của giống cúc CN93. Kết quả thực nghiệm cho thấy, đường kính thân biến động tự 0,671 đến 0,727 cm. Tại mức bón kali 160 kg/ha cho đường kính thân cuối cùng lớn nhất, đạt 0,727 cm, tiếp theo đó là mức bón 120 kg/ha, đạt 0,725 cm. Ở hai mức bón kali này, việc tăng lượng phân kali từ 120 kg/ha lên 160 kg/ha không làm thay đổi đường kính thân cuối cùng của giống cúc CN93 (mức b). Tại công thức không bón kali, đường kính thân cuối cùng là nhỏ nhất, đạt 0,671 cm, các mức bón phân kali còn lại (40 kg/ha và 80 kg/ha), đường kính thân cuối cùng cũng tương đương với công thức đối chứng (mức a).

Qua bảng 3.2b cũng cho thấy: các mức bón kali khác nhau có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao cây cuối cùng của giống cúc CN93, với giá trị Ftn là 26,19

ở mức ý nghĩa α <0,05 (đảm bảo mức tin cậy 95%). Kết quả thực nghiệm cho thấy, chiều cao cây cuối cùng của giống CN93 dưới các mức phân bón khác nhau biến động từ 49,13 cm đến 53,59 cm. Tại mức bón kali 160 kg/ha cho chiều cao cây cuối cùng là cao nhất, đạt 53,59 cm, tiếp theo đó là mức phân bón 120 kg/ha, đạt 53,52 cm (mức c). Tại công thức không bón kali cho chiều cao cây cuối cùng là thấp nhất, đạt 49,34 cm (mức a).

Bảng 3.2b. Ảnh hưởng của các mức bón kali đến chiều cao cây, đường kính thân cuối cùng của giống hoa cúc CN93

Chỉ tiêu CCC cuối cùng

ĐK thân cuối cùng Mức bón (kg/ha) 400 49,34a51,63b 0,671a0,677a

80 51,87b 0,679a 120 53,52c 0,725b 160 53,59c 0,727b Giá trị Ftn 26,19 16,10 p.r <0,001 <0,001 Mức ý nghĩa * *

Ghi chú: Ftn :F thực nghiệm; pr: xác suất; F(2,4,0,05) = 6,94. [32]

*: sai khác ở mức ý nhĩa 0,05; ns không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05

- Các chữ cái trong cùng một cột ở các công thức phân bón có cùng chữ cái không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05 (so sánh sự sai khác theo DUNCAN)

Như vậy, ở mức bón kali 120 – 160 kg/ ha đều cho chiều cao, đường kính thân là cao nhất. Và sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê so với các công thức còn lại. Vì vậy, trong thực tiễn sản xuất để chiều cao cây, đường kính đạt tối ưu của giống nên bón kali ở mức 160 kg/ ha nhưng để đảm bảo hiệu quả sử dụng phân bón và hiệu quả kinh tế nên áp dụng bón kali ở mức 120 kg/ha.

3.1.3. Động thái ra lá của giống cúc CN93 theo thời gian và ảnh hưởng của các mức bón kali đến số lá trên cây (tại thời điểm 65 ngày sau trồng) các mức bón kali đến số lá trên cây (tại thời điểm 65 ngày sau trồng)

Lá có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây. Lá trên cây phát triển tốt thì tổng hợp được nhiều chất hữu cơ, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển mạnh năng suất, chất lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cúc là loài hoa cắt, số lá nhiều hay ít trên một thân ảnh hưởng đến hình thức thẩm mỹ, do đó một phần ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm. Lá quá thưa hay quá dày làm cho cành hoa không cân đối, hình thức xấu. Mặt khác nếu lá quá rậm rạp cây dễ bị sâu bệnh hại. Do vậy phải bón phân hợp lý để cây đạt số lá tối ưu của giống.

Bảng 3.3a. Động thái tăng trưởng số lá theo thời gian ở các mức bón kali khác nhau của giống cúc CN93:

Đơn vị: lá

CT Giai đoạn sau trồng……….ngày

15 25 35 45 55 65 1 7.37 13.5 21.77 26.73 30.1 29,73 2 7.2 12.5 22.13 28.53 30.7 31,13 3 7.43 12.63 22.37 28.73 32.17 32,5 4 7.4 15 22.47 29.23 33.27 33,53 5 7.37 15.73 22.43 29.37 33 32,27 * Động thái ra lá giai đoạn sau 15 – 45 ngày: Giai đoạn này động thái ra lá của các công thức bón kali đều tăng nhanh.

* Động thái ra lá giai đoạn sau 55: giai đoạn này tốc độ ra lá giảm. Số lá trên cây bước vào giai đoạn ổn định. Một số cây có số lá ít hơn do xu hướng lá già và rụng về cội.

Hình 3.2. Động thái tăng trưởng số lá của giống cúc CN93

3.1.2.2. Ảnh hưởng của các mức bón kali đến số lá trên cây (tại thời điểm 65 ngày sau trồng) của giống hoa cúc CN93

Sự tác động cụ thể của Kali ở các mức bón khác nhau đến số lá trên cây được trình bày cụ thể trong bảng 3.3b. Qua bảng đó ta thấy: Các mức bón kali khác nhau cho số lá trên cây là khác nhau và biến động từ 49,13 cm đến 53,59 cm. Tại mức bón kali 120kg/ha cho số lá trên cây là lớn nhất, đạt 33,53 lá. Tại công thức không bón kali cho số lá trên cây là thấp nhất 0,398 lá. Tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Như vậy các mức bón kali không ảnh hưởng đến số lá trên cây của giống cúc CN93. Số lá trên cây chủ yếu phụ thuộc vào giống.

Bảng 3.3b. Ảnh hưởng của các mức bón kali đến số lá trên cây (tại thời điểm 65 ngày sau trồng) của giống hoa cúc CN93.

Chỉ tiêu Số lá trên cây Mức bón (kg/ha) 0 29,73a 40 31,13a 80 32,5a 120 33,53a 160 32,27a Mức ý nghĩa ns

Ghi chú: *: sai khác ở mức ý nhĩa 0,05. ns không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05

Các chữ cái trong cùng một cột ở các công thức phân bón có cùng chữ cái không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05 (so sánh sự sai khác theo DUNCAN)

3.2. Ảnh hưởng của mức bón kali đến khả năng chống chịu của giống cúc CN93

3.2.1. Ảnh hưởng của mức bón kali khác nhau đến khả năng chống chịu sâu hại của giống hoa cúc CN93

Sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của hoa. Ở hoa cúc sâu bệnh ngoài làm giảm sản lượng còn ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị thẩm mĩ, thương mại. Kali giúp cây tăng cường tính chống chịu với điều kiện bất lợi và sâu bệnh.

Cây hoa cúc là đối tượng của nhiều loại sâu hại khác nhau. Tuy nhiên, theo dõi tình hình sâu hại qua các thời kì sinh trưởng chúng tôi thấy rằng ở giống CN93

chủ yếu bị rệp và sâu xanh gây hại.

Rệp thường làm cho cây sinh trưởng còi cọc, ngọn cong queo; nếu xuất hiện nhiều ở thời kỳ xuất hiện nụ, nụ sẽ bị thui, ở thời kỳ ra hoa, hoa sẽ không nở được hoặc dị dạng; rệp gây hại chủ yếu ở vụ xuân hè, ngoài bộ phận nụ, hoa chúng còn gây hại ở lá non, ngọn non và ở phía mặt dưới của lá bánh tẻ.

Sâu xanh là loài đa thực phá hoại trên nhiều loại cây trồng. Sâu xanh là đối tượng gây hại khá nguy hiểm. Sâu non ăn lá, nụ hoa. Trên lá non chúng ăn khuyết, trên nụ chúng đục nụ, ăn vào bên trong làm nụ dị dạng, vẹo hoa dẫn đến giảm năng suất và giá trị thẩm mỹ của hoa.

Theo dõi khả năng chống chịu sâu hại ở các mức bón kali khác nhau của giống hoa cúc CN93 thu được kết quả ở bảng 3.4a:

Bảng 3.4a. Ảnh hưởng của mức bón kali bón đến sâu hại hoa cúc Đơn vị: % cây bị hại

Thời kỳ CT

Tăng trưởng trục thân

Xuất hiện nụ Sâu xanh Sâu xanh Rệp

1 33,5 23,6 16,93

2 24,4 18,67 12,93

3 24,1 18,53 11,87

4 19,3 13,3 7,73 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 19,9 13,09 7,67

* Thời kì tăng trưởng trục thân: Trong thời kỳ này sâu xanh phát triển khá mạnh, số cây bị hại khá lớn lên tới 33,5 %, và biến động từ 19,3-33,5. Ở công thức bón kali 0 kg/ha tỷ lệ cây bị hại lớn nhất, chiếm 33,5 %. Tại công thức bón kali ở mức từ 120-160 kg/ha, tỷ lệ cây bị hại thấp nhất, 19,3 %

* Thời kỳ xuất hiện nụ:

- Sâu xanh tiếp tục gây hại ở thời kỳ này. Tuy nhiên mưc độ gây hại thấp hơn so với thời kỳ trước: tỷ lệ cây bị hại biến động từ 13,09 – 23,6 %.

- Ngoài sâu xanh thời kỳ này còn xuất hiện rệp gây hại. Chúng gây hại làm thối nụ hoặc làm hoa không nở được, làm giảm năng suất và chất lượng hoa. Qua bảng ta thấy ở mức bón kali từ 120-160 kg/ha (công thức IV, V), tỷ lệ cây bị rệp hại thấp nhất, dao động từ 7,67 – 7,73%. Tại công thức không bón kali tỷ lệ cây bị hại lớn nhất, chiếm 16,93 %.

Như vậy, trong thực tiễn sản xuất để giảm đến mức thấp nhất số cây bị hại nên bón kali ở mức 120-160 kg/ha (công thức IV, V). Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả kinh tế nên áp dụng mức bón kali ở công thức IV. Bên cạnh đó, phải thường

xuyên theo dõi và có biện pháp phòng trừ kịp thời đảm bảo năng suất và chất lượng hoa.

3.2.2 Ảnh hưởng của mức bón kali đến bệnh hại hoa cúc

Trong vụ xuân – hè qua theo dõi thấy bệnh gỉ sắt là bệnh gây hại chính trên giống hoa cúc CN93. Theo dõi khả năng chống chịu bệnh hại ở các mức bón kali khác nhau của giống hoa cúc CN93 thu được kết quả ở bảng 3.4b:

Bảng 3.4.b Ảnh hưởng của các mức bón kali đến bệnh hại hoa cúc Đơn vị: % Diện tích lá bị bệnh

Thời kỳ

CT (kg/ha) Phân hóa mầm hoa Xuất hiện nụ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức bón phân kali đến khả năng sinh trưởng, phát triển và sản lượng của giống cúc CN93 trong vụ xuân hè năm 2011 tại xã nghi bình, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 35)