4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2.2. Ảnh hưởng của mức bón kali đến bệnh hại hoa cúc
Trong vụ xuân – hè qua theo dõi thấy bệnh gỉ sắt là bệnh gây hại chính trên giống hoa cúc CN93. Theo dõi khả năng chống chịu bệnh hại ở các mức bón kali khác nhau của giống hoa cúc CN93 thu được kết quả ở bảng 3.4b:
Bảng 3.4.b Ảnh hưởng của các mức bón kali đến bệnh hại hoa cúc Đơn vị: % Diện tích lá bị bệnh
Thời kỳ
CT (kg/ha) Phân hóa mầm hoa Xuất hiện nụ
0 9,07 21,6
40 9 20,67
80 8,27 18,87
120 8,4 14,93
160 7,86 14,4
Qua bảng số liệu cho thấy: Bệnh gỉ sắt xuất hiện chủ yếu vào 2 thời kỳ phân hóa mầm và xuất hiện nụ. Bệnh gây hại trên lá, chồi non làm cho lá bị bạc màu và có thể bị teo lại. Do đó ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của hoa, làm giảm chất lượng hoa, nếu gây hại nặng làm cho hoa nhỏ và màu sắc kém
Ở thời kỳ phân hóa mầm hoa: Bệnh bắt đầu xuất hiện và gây hại. Ở các công thức bón kali khác nhau có tỷ lệ bị hại khác nhau, biến động từ 7,86 – 9,07 %. Tuy nhiên, thời kỳ này bệnh gây hại với tỷ lệ chưa cao nên không gây ảnh hưởng lớn tới sự phân hóa mầm hoa.
Thời kỳ xuất hiện nụ: Bệnh phát triển mạnh hơn thời kỳ trước, diện tích lá bị hại từ 14,4 – 21,6 %. Ở công thức bón 0kg kali/ha, diện tích lá bị hại cao nhất, chiếm 21,61%. Tại công thức bón kali từ 120 – 160 kg/ha, diện tích lá bị hại thấp nhất, chiếm 14,4%.
Như vậy, trong thực tiễn sản xuất để giảm đến mức thấp nhất diện tích lá bị hại nên bón kali ở mức 120-160 kg/ha (công thức IV, V). Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả kinh tế nên áp dụng mức bón kali ở công thức IV
Bệnh gỉ sắt là đối tượng gây hại phổ biến trên hoa cúc, làm giảm năng suất và giá trị thương phẩm của hoa. Do vậy phải theo dõi và có biện pháp phòng trừ kịp thời.