4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.4. Quy trình kĩ thuật áp dụng
2.4.1. Thời vụ trồng
- Vụ Xuân Hè năm 2011 (từ ngày 13/3 đến ngày 8/6)
2.4.2. Kỹ thuật làm đất
Cày sâu, bừa kỹ phơi ải, nhặt sạch cỏ dại, tàn dư thực vật; lên luống cao 20- 30 cm, mặt luống rộng 1-1,2 m, rãnh rộng 30 cm
2.4.3. Kỹ thuật trồng
- Chọn ngày râm mát hoặc trồng vào buổi chiều mát, tưới nhẹ luống đất đã được chuẩn bị sau đó dùng dầm nhỏ trồng. Khi trồng xong lấy tay ấn chặt gốc. Dùng rơm mềm hoặc rác che phủ gốc để giữ ẩm cho cây và hạn chế sự đóng váng lớp đất mặt. Dùng bình ô doa hoặc vòi phun nhẹ tưới đẫm luống.
- Khoảng cách trồng là 14 x 15cm (40 cây/m2).
2.4.4. Kỹ thuật chăm sóc 2.4.4.1. Phân bón
* Bón lót: Bón toàn bộ lượng phân chuồng và phân lân
* Bón thúc: Bón làm 3 đợt: Phân kali bón với liều lượng theo từng công thức thí nghiệm
Công thức Tỷ lệ phân bón
Công thức I Nền + 0kg kali Công thức II Nền + 40kg kali Công thức III Nền + 80 kg kali Công thức IV Nền + 120 kg kali Công thức V Nền + 160 kg kali Dải bảo vệ CT2 CT1 CT5 CT4 CT3 Dải bảo vệ CT5 CT2 CT4 CT1 CT3 CT1 CT3 CT2 CT5 CT4 Dải bảo vệ
+ Đợt 1: Sau trồng 15 ngày, bón 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng Kali
+ Đợt 2: Sau trồng 40 ngày, bón 1/2 đạm còn lại + 1/2 Kali
+ Đợt 3: Khi cây xuất hiện nụ, bón lượng đạm và kali còn lại.
2.4.4.2. Chăm sóc
- Làm cỏ, vun xới: Khi cây mọc khỏi mặt đất vun xới nhẹ, sau trồng 40 ngày ngừng xới xáo.
- Tỉa cành, bấm nụ: Với Cúc CN93 thu hoạch 1 bông/cây cần thường xuyên tỉa cành nhánh và nụ phụ mọc xung quanh nụ chính để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.
- Ngoài ra còn sử dụng các biện pháp kỹ thuật khác để điều tiết sinh trưởng của cây và điều khiển nở hoa theo ý muốn bằng các biện pháp: Chiếu sáng bổ sung và sử dụng chất điều tiết sinh trưởng: GA3
2.4.5. Phòng trừ sâu bệnh 2.4.5.1. Sâu hại chính
- Sâu xanh (Helicoverpa armigera Hb.): Phá hại nặng trên lá non, ngọn non, nụ. Khi sâu trưởng thành đẻ trứng rải rác thành từng cụm ở cả hai mặt lá non ở nụ hoa, đài hoa.
Phòng trừ: Luân canh với cây trồng khác. Ngoài ra dùng các thuốc trừ sâu như pegasus 500SC liều lượng 0,5- 1 lít/ha (pha 7-10ml thuốc trong bình phun 8 lít).
- Rệp hại hoa: Rệp là đối tượng khó trừ. Rệp hại các giống cúc vàng Đài Loan, cúc Nhật trắng, cúc tím Đà Lạt, cúc chi Đà Lạt, cúc Hè, cúc đại đoá và ít di chuyển. Rệp chích hút dịch cây, tạo thành vết nhỏ màu vàng nâu hoặc thâm đen các cây còi cọc, ngọn chùn, quăn queo, lá quăn, thui nụ hoa không nở hoặc dị dạng. Sản phẩm bài tiết của chúng tạo điều kiện cho nấm than đen phát triển nhất là khi mưa ẩm kéo dài.
Phòng trừ: Phát hiện kịp thời và tiêu diệt rệp trên các bộ phận cây hoa. Dùng các loại thuốc trừ rệp Otatox 400EC liều lượng 1-1,5 lít/ha ( hoặc có thể dùng Supracide 40ND với liều lượng 1 - 1,5 lít/ha ; Karate 2,5EC (liều lượng 5-10 ml/bình 8 lít…)
Bệnh gỉ sắt: Mặt trên lá xuất hiện những chấm nhỏ, nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, về sau các vết này có màu vàng nâu, hơi đỏ.Bệnh hại mặt dưới lá, chồi non, cuống lá, đôi khi hại cả thân cây làm cho thân teo tóp lại. Nếu không chữa kịp thời bệnh lan rộng cả mặt lá, làm cho cây cháy lá, lá vàng, rụng sớm. Bệnh do nấm Puccinia Chrysanthemi gây ra. Bào tử nấm lan truyền trong không khí, trên tàn dư gây bệnh còn sót lại, gặp điều kiện ẩm độ cao nhiệt độ thích hợp (18-210C), bệnh phát triển mạnh.
Phòng trừ: Thu dọn tàn dư lá bệnh đem đốt. Làm vệ sinh vườn cây, tạo độ thông thoáng, bón phân cân đối cho cây cứng, khỏe mạnh. Phun thuốc phòng trừ bằng các loại: Anvil 0,15–0,2% ( hoặc có thể dùng Bavistin nồng độ 0,12-0,2%, Zineb BTN nồng độ 0,1-0,3%, Topsin-M 70NP nồng độ 0,05-0,1%...)