Tình hình nghiên cứu hoa cúc trên thế giới và trong nước

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức bón phân kali đến khả năng sinh trưởng, phát triển và sản lượng của giống cúc CN93 trong vụ xuân hè năm 2011 tại xã nghi bình, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4.Tình hình nghiên cứu hoa cúc trên thế giới và trong nước

Cây hoa cúc là một loài hoa đẹp, rất đa dạng và phong phú về màu sắc, chủng loại nên được trồng từ rất lâu đời. Tuy nhiên các nghiên cứu về phân bón còn hạn chế, các nghiên cứu về hoa cúc ở thế giới chủ yếu tập trung về việc lai tạo giống mới và các điều kiện nhiệt độ, ánh sáng ảnh hưởng tới sự ra hoa của cúc. Có thể điểm qua các công trình như sau:

Những nhà chọn tạo giống Ấn Độ năm 1982 đã xử lý tia gamma liều lượng từ 0,1- 1,5 krad ở những cành cúc đã ra rễ và thấy rằng có thể thay đổi được hình dạng hoa. Cũng bằng phương pháp xử lý này nhưng ở liều lượng là 2,5 krad ở các đoạn thân cắt T.Kawai và các đồng sự đã tạo được 7 giống Chrysanthemum có màu sắc khác nhau.

Năm 1968 Norgvbic nhà khoa học người Mỹ trong quá trình lai tạo các giống hoa đã thấy rằng: gen màu đỏ là gen trội so với gen quy định màu trắng và gen quy định tính chống chịu tốt là gen trội so với gen chống chịu kém. [24].

Nhà sinh lý học Burchi [22] đã sớm nhận thấy với những giống có thời gian sinh trưởng ngắn, yêu cầu thời gian chiếu sáng trong ngày cũng ngắn hơn giống có thời gian sinh trưởng dài.

Tính chất vật lý và hóa học của chất nền có thể gây ra sự chậm trễ thời gian ra hoa của hoa cúc. Phản ứng ra hoa của hoa cúc trồng trong nền than bùn cát được A.C.Bunt [23] tiến hành thí nghiệm và đưa ra kết luận: Sự thiếu hụt đồng và sắt dẫn đến thời gian ra hoa kéo dài thêm đến 10 ngày trong cả mùa đông lẫn mùa hè

Woltz vào năm 1956 đã chứng minh: sự tăng trưởng tốt nhất của hoa cúc khi N và K trong chất nền ở mức 100 và 200 ppm. [25]

Waters báo cáo rằng để hoa cúc đạt chất lượng cao khi lá chứa 3,3 đến 4,5% N, 3,5 - 6,0% K và hoa 1,5% N và 2,5% K. Cây hoa khác dường như không cần mức N và K như ở trên. Chan tuyên bố rằng đối với hoa hồng từ 2,5 đến 3,0% N và 2,4 đến 2,6% K là đầy đủ. [25]

K.Joiner và Gruis chỉ ra rằng 40-60% N và 30% K trong chất nền là cần thiết cho sự tăng trưởng tốt nhất của cúc vạn thọ. [25]

Các tác giả Wilkins và cộng sự (1990) [26], nhận thấy rằng: nhiệt độ và ánh sáng không tác động một cách riêng rẽ mà phối hợp nhau, kìm hãm hay thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa cúc.

1.4.2 Tình hình nghiên cứu hoa cúc trong nước

Cây hoa cúc những năm gần đây được các cơ quan, cùng một số nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón về đối tượng này chưa nhiều.

Với sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản, Nguyễn Kim Lý (2001) [11], đã tiến hành các nghiên cứu thí nghiệm xây dựng quy trình cải tiến nhân giống cúc từ khâu trồng cây mẹ và khai thác mầm giá. Theo Nguyễn Thị Kim Lý (2001), đã tiến hành nghiên cứu một số biện pháp giâm cành giống cúc CN 97 và Hoạ Mi.

Kết quả nghiên cứu của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa về vai trò của kali đối với cây hoa cúc cho thấy rằng kali làm tăng năng suất hoa cúc 17% so với không bón. [16]

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ Pomior trên hoa cúc, Hoàng Ngọc Thuận cho rằng: Sử dụng Pomior 0,4% cho cây cúc vàng hè Đà Lạt, kết quả năng suất, chất lượng độ bền hoa cắt, khả năng chống chịu sâu bệnh cao hơn đối chứng.

Xử lí phân bón lá Atokin cho cây hoa cúc đã tác động mạnh giai đoạn sinh trưởng sinh thực của cây, làm tăng tỷ lệ hoa hữu hiệu, tăng năng suất, tăng chất lượng. [21]

Xử lí SNG (nồng độ 10ml/lít) cho cây hoa cúc lúc bắt đầu ra nụ, đã làm tăng đường kính hoa lên đáng kể, màu sắc hoa tươi hơn...[21]

Cây hoa cúc cũng là cây bị khá nhiều các loại sâu bệnh phá hại, theo điều tra của Trần Thị Xuyên (1998) [18] có tới 13 loại sâu bệnh phá hại gây hại đối với cúc trong đó gồm có 8 loại sâu và 5 loại bệnh. Trong các sâu hại có 6 loại phát sinh với mật độ cao đặc biệt là sâu xanh, sâu keo da láng và sâu khoang thường gây hại nặng. Năm loại bệnh đã phát hiện gồm 4 loại bệnh nấm và 1 loại vi khuẩn.

CHƯƠNG 2.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành tại vườn hoa ở xóm Bình Hồng, xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Thời gian nghiên cứu: Vụ Xuân Hè năm 2010 – 2011

2.2. Vật liệu nghiên cứu2.2.1.Giống cúc CN93 2.2.1.Giống cúc CN93

CN93 là những giống cúc nhập nội từ Nhật Bản, qua khảo sát đánh giá

của Viện Di truyền Nông nghiệp cho thấy chúng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện Việt Nam, cho năng suất cao, phẩm chất tốt. Giống này có đặc điểm như sau:

Giống

Chỉ tiêu CN93

Thời vụ Xuân hè, hè thu TGST (ngày) 90-100 ngày

Thân 50-65cm cứng, mập thẳng Lá Dày, xanh đậm, bộ lá gọn

Hoa Kép, màu vàng chanh, bông to, cánh đều, xếp từng vòng sít chặt Đường kính 10-12cm

2.1.2.2. Phân bón các loại

- Phân đạm: Ure (NH2)2CO - Phân lân: Supe lân Ca(H2PO4)2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phân kaliclorua: KCl - Phân chuồng hoai mục

- Vôi: vôi bột

2.3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp ngiên cứu2.3.1 Nội dung nghiên cứu 2.3.1 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và một số tính trạng nông học của giống hoa cúc CN93

- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali bón đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali bón đến sản lượng, chất lượng hoa.

2.3.2 Phương pháp ngiên cứu

+ Sơ đồ thí nghiệm: Thí nghiệm một nhân tố được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), 5 công thức, 3 lần nhắc lại. (Hình 1)

+ Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 10 m2

+ Tổng diện tích ô thí nghiệm: 200 m2 (kể cả giải bảo vệ)

+ Công thức thí nghiệm: Nền: 30 tấn PC + 140kg Đạm + 160 kg Lân + 300kg vôi.

Hình 1.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

2.4. Quy trình kĩ thuật áp dụng

2.4.1. Thời vụ trồng

- Vụ Xuân Hè năm 2011 (từ ngày 13/3 đến ngày 8/6)

2.4.2. Kỹ thuật làm đất

Cày sâu, bừa kỹ phơi ải, nhặt sạch cỏ dại, tàn dư thực vật; lên luống cao 20- 30 cm, mặt luống rộng 1-1,2 m, rãnh rộng 30 cm

2.4.3. Kỹ thuật trồng

- Chọn ngày râm mát hoặc trồng vào buổi chiều mát, tưới nhẹ luống đất đã được chuẩn bị sau đó dùng dầm nhỏ trồng. Khi trồng xong lấy tay ấn chặt gốc. Dùng rơm mềm hoặc rác che phủ gốc để giữ ẩm cho cây và hạn chế sự đóng váng lớp đất mặt. Dùng bình ô doa hoặc vòi phun nhẹ tưới đẫm luống.

- Khoảng cách trồng là 14 x 15cm (40 cây/m2).

2.4.4. Kỹ thuật chăm sóc 2.4.4.1. Phân bón

* Bón lót: Bón toàn bộ lượng phân chuồng và phân lân

* Bón thúc: Bón làm 3 đợt: Phân kali bón với liều lượng theo từng công thức thí nghiệm

Công thức Tỷ lệ phân bón

Công thức I Nền + 0kg kali Công thức II Nền + 40kg kali Công thức III Nền + 80 kg kali Công thức IV Nền + 120 kg kali Công thức V Nền + 160 kg kali Dải bảo vệ CT2 CT1 CT5 CT4 CT3 Dải bảo vệ CT5 CT2 CT4 CT1 CT3 CT1 CT3 CT2 CT5 CT4 Dải bảo vệ

+ Đợt 1: Sau trồng 15 ngày, bón 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng Kali

+ Đợt 2: Sau trồng 40 ngày, bón 1/2 đạm còn lại + 1/2 Kali

+ Đợt 3: Khi cây xuất hiện nụ, bón lượng đạm và kali còn lại.

2.4.4.2. Chăm sóc

- Làm cỏ, vun xới: Khi cây mọc khỏi mặt đất vun xới nhẹ, sau trồng 40 ngày ngừng xới xáo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỉa cành, bấm nụ: Với Cúc CN93 thu hoạch 1 bông/cây cần thường xuyên tỉa cành nhánh và nụ phụ mọc xung quanh nụ chính để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.

- Ngoài ra còn sử dụng các biện pháp kỹ thuật khác để điều tiết sinh trưởng của cây và điều khiển nở hoa theo ý muốn bằng các biện pháp: Chiếu sáng bổ sung và sử dụng chất điều tiết sinh trưởng: GA3

2.4.5. Phòng trừ sâu bệnh 2.4.5.1. Sâu hại chính

- Sâu xanh (Helicoverpa armigera Hb.): Phá hại nặng trên lá non, ngọn non, nụ. Khi sâu trưởng thành đẻ trứng rải rác thành từng cụm ở cả hai mặt lá non ở nụ hoa, đài hoa.

Phòng trừ: Luân canh với cây trồng khác. Ngoài ra dùng các thuốc trừ sâu như pegasus 500SC liều lượng 0,5- 1 lít/ha (pha 7-10ml thuốc trong bình phun 8 lít).

- Rệp hại hoa: Rệp là đối tượng khó trừ. Rệp hại các giống cúc vàng Đài Loan, cúc Nhật trắng, cúc tím Đà Lạt, cúc chi Đà Lạt, cúc Hè, cúc đại đoá và ít di chuyển. Rệp chích hút dịch cây, tạo thành vết nhỏ màu vàng nâu hoặc thâm đen các cây còi cọc, ngọn chùn, quăn queo, lá quăn, thui nụ hoa không nở hoặc dị dạng. Sản phẩm bài tiết của chúng tạo điều kiện cho nấm than đen phát triển nhất là khi mưa ẩm kéo dài.

Phòng trừ: Phát hiện kịp thời và tiêu diệt rệp trên các bộ phận cây hoa. Dùng các loại thuốc trừ rệp Otatox 400EC liều lượng 1-1,5 lít/ha ( hoặc có thể dùng Supracide 40ND với liều lượng 1 - 1,5 lít/ha ; Karate 2,5EC (liều lượng 5-10 ml/bình 8 lít…)

Bệnh gỉ sắt: Mặt trên lá xuất hiện những chấm nhỏ, nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, về sau các vết này có màu vàng nâu, hơi đỏ.Bệnh hại mặt dưới lá, chồi non, cuống lá, đôi khi hại cả thân cây làm cho thân teo tóp lại. Nếu không chữa kịp thời bệnh lan rộng cả mặt lá, làm cho cây cháy lá, lá vàng, rụng sớm. Bệnh do nấm Puccinia Chrysanthemi gây ra. Bào tử nấm lan truyền trong không khí, trên tàn dư gây bệnh còn sót lại, gặp điều kiện ẩm độ cao nhiệt độ thích hợp (18-210C), bệnh phát triển mạnh.

Phòng trừ: Thu dọn tàn dư lá bệnh đem đốt. Làm vệ sinh vườn cây, tạo độ thông thoáng, bón phân cân đối cho cây cứng, khỏe mạnh. Phun thuốc phòng trừ bằng các loại: Anvil 0,15–0,2% ( hoặc có thể dùng Bavistin nồng độ 0,12-0,2%, Zineb BTN nồng độ 0,1-0,3%, Topsin-M 70NP nồng độ 0,05-0,1%...)

2.5. Các chỉ tiêu theo dõi

2.5.1. Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và một số tính trạng nông học

- Thời gian hồi xanh: ngày

- Tỷ lệ sống (sau 15 ngày): (% )

Tỷ lệ sống = số cây sống / tổng cây theo dõi × 100

- Động thái tăng trưởng chiều cao thân: Sau 15 ngày thì theo dõi chiều cao cây, chọn 10 cây đã đánh dấu. Đo bằng thước mét, tính từ gốc sát mặt đất đến đỉnh sinh trưởng cao nhất (10 ngày đo một lần) (cm)

- Chiều cao cây cuối cùng: Đo bằng thước mét, đo tại thời điểm thu hoạch (cm).

- Động thái ra lá: đếm số lá ra trên một thân của cây (10 ngày đếm một lần) (lá/ thân).

- Đường kính thân cuối cùng: Đo tại vị trí cách mặt đất 10cm bằng thước panme. Đo tại thời điểm thu hoạch (cm).

2.5.2. Chỉ tiêu khả năng chống chịu

- Điều tra cây bị sâu hại: Trên mỗi ô thí nghiệm điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 10 cây.

- Tỷ lệ nụ bị thui, biến dạng (%):

Tỷ lệ nụ thui, biến dạng = nụ bị thui, biến dạng/ nụ theo dõi × 100 - Tỷ lệ lá biến dạng (%) :

- Điều tra diện tích lá bị bệnh hại: Trên mỗi ô thí nghiệm điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 10 cây. Xác định % diện tích lá bị bệnh và đánh giá cấp bệnh theo thang bệnh 9 điểm của ICRISAT

Điểm bệnh Mô tả % diện tích lá bị bệnh 1 Trên lá không có vết bệnh 0

2 Có một vài vết bệnh nhỏ ở gốc 1 - 5 3 Có một vài vết bệnh ở gốc lá, hình

thành bào tử, vết bệnh không lan rộng 6 – 10 4 Có nhiều vết bện to nhỏ, tập trung ở tầng gốc và tầng giữa 11 – 20 5 Có nhiều vết bệnh tập trung ở tầng gốc, lá chuyển vàng, hình thành bào tử ở mức trung bình. 21 – 30

6 Như điểm 5 nhưng hình thành bào tử

mạnh hơn 31 – 40

7 Vết bệnh ở khắp tầng lá 41 – 60 8 Như điểm 7 nhưng mức độ khô héo

nhiều hơn 61 – 80 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9 Cây bị rất nặng 81 - 100

2.5.3.Chỉ tiêuchất lượng hoa và sản lượng hoa2.5.3.1. Sản lượng 2.5.3.1. Sản lượng

Số bông thu được/1 ô

Sản lượng = × 10.000 m2

10 m2

2.5.3.2. Chất lượng hoa

- Đường kính nụ khi nụ chuyển màu: Đo đường kính theo 2 chiều vuông góc bằng thước panme và lấy giá trị trung bình (cm)

- Chiều cao nụ khi nụ chuyển màu:

- Đường kính hoa: Đo đường kính theo 2 chiều vuông góc bằng thước panme và lấy giá trị trung bình, đo tại thời điểm hoa nở 30% số cánh (cm).

- Độ bền hoa tự nhiên trên vườn: Tính từ khi hoa hé nở hoàn toàn cánh vòng ngoài đến cánh hoa và 10% số lá trên cây bị héo. (ngày)

- Độ bền hoa cắt: Khi hoa hé nở hoàn toàn cánh vòng ngoài, cắt vào cắm trong lọ nước sạch mỗi ngày thay nước một lần. Mỗi ô thí nghiệm theo dõi 5 hoa. Xác định số ngày hoa tồn tại đến khi cánh hoa và 10% số lá trên cây bị héo. (ngày)

2.6. Đánh giá ảnh hưởng của các mức bón kali đến hiệu quả kinh tế của giống cúc CN93

2.7. Phương pháp xử lí số liệu

Số liệu được xử lí dựa trên phần mềm Excel 2003, phần mềm GenStat 12th

Edition. Sự sai khác giá trị trung bình của các chỉ tiêu nghiên cứu được so sánh theo Duncan’s Multiple Range Test (DUNCAN)

CHƯƠNG 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của các mức bón kali đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và một số tính trạng nông học của cúc CN93

3.1.1. Ảnh hưởng của các mức bón kali đến thời gian hồi xanh và tỷ lệ sống của cúc CN93

Tỷ lệ cây sống và thời gian hồi xanh sau trồng là một trong những yếu tố quan trọng đối với cây trồng nói chung và cây hoa cúc nói riêng. Theo dõi tỷ lệ cây sống và thời gian hồi xanh chỉ ra khả năng sống và thích nghi ban đầu của giống hoa cúc CN93 với điều kiện ngoại cảnh để đảm bảo được mật độ trồng trên diện tích.

Chất lượng cây giống, yếu tố ngoại cảnh là những yếu tố quan trọng quyết định đến tỷ lệ cây sống và thời gian hồi xanh của cây hoa cúc. Ngoài ra yếu tố phân bón cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ cây sống và thời gian hồi xanh của cây cúc. Theo dõi tỷ lệ sống và thời gian hồi xanh ở các mức bón kali khác nhau thu được kết quả ở bảng 3.1:

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của các mức bón kali đến thời gian hồi xanh và tỷ lệ sống của giống hoa cúc CN93

Đơn vị: ngày

CT Tỷ lệ sống (%) Thời gian hồi xanh (ngày )

1 93,58 8.83

2 94,83 8,43

3 93,83 8,77

4 95,33 8.59

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Giữa các công thức có tỷ lệ sống khác nhau, biến động trong khoảng 93,58% - 95,33%. Cao nhất là công thức IV (160kg/ha) với tỷ lệ sống là 95,33%. Thấp nhất là công thức không bón kali (0kg/ha) với 93,58%. Tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Như vậy, tỷ lệ sống của giống cúc CN93 khá cao và thời gian hồi xanh sau trồng ngắn. Giữa các mức bón kali khác nhau không ảnh hưởng đến tỷ lệ cây sống và thời gian hồi xanh của giống hoa cúc CN93 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức bón phân kali đến khả năng sinh trưởng, phát triển và sản lượng của giống cúc CN93 trong vụ xuân hè năm 2011 tại xã nghi bình, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26)