Chuẩn bị giống.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạm và kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất chất xanh của cỏ ubon stylo tại xã nghĩa sơn nghĩa đàn nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 27 - 29)

Lượng giống sử dụng là 5 - 6 kg hạt giống /ha.

Cần phải phơi lại hạt giống trong nắng nhẹ trước khi ngâm.

Để hạt giống nảy mầm mà đạt tỉ lệ nảy mầm cao nên ngâm hạt trong nước ấm với tỉ lệ 2 sôi: 3 lạnh trong thời gian khoảng 8 tiếng.

Sau đó vớt ra, rửa sạch nhớt rồi lấy một tấm vải cho hạt vào rồi đem ủ. Theo dõi lúc nào hạt nứt nanh thì đem gieo (khoảng 2 - 3 ngày ủ)

2.8.3. Bón phân.

Bón lót 100% phân chuồng + 100% phân lân.

Cách bón: Sau khi làm đất, lên luống, tiến hành bón phân chuồng và phân lân rồi cào đều trên mặt luống.

Bón thúc: Sau khi cây cao 5 - 10cm (khoảng 30 - 45 ngày sau khi gieo) thì bón lượng phân đạm và kali theo từng công thức.

2.8.4. Gieo hạt

Rạch hàng sâu khoảng 10cm, khoảng cách hàng - hàng là 20cm, khóm – khóm là 20cm

Nếu đất đủ ẩm thì không cần tưới nhưng nếu đất khô thì cần phải tưới qua trước khi gieo để đảm bảo độ ẩm cho hạt nảy mầm đạt tỉ lệ cao.

Gieo hạt theo từng khóm, mỗi khóm từ 5 - 8 hạt, khoảng cách mỗi khóm là 20cm.

Sau khi gieo lấp hạt bằng 1 lớp đất mỏng. xxvii

Lưu ý: Nếu quan sát thấy có nhiều kiến thì cần phải phun thuốc diệt kiến để

tránh hạt giống bị mất do kiến tha.

2.8.5. Chăm sóc.

Sau khi hạt nảy mầm được 1 tuần thì cần xem xét trồng dặm những chỗ hạt không lên hoặc đã bị côn trùng cắn.

Sau khi cây cao 5 - 10cm cần phải xới xáo, nhổ sạch cỏ dại kết hợp với bón phân.

Sau mỗi tháng tiến hành xới xáo, vun gốc, vun luống 1 lần. Nếu trời nắng hạn kéo dài cần phải tiến hành tưới nước cho cây.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạm và kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất chất xanh của cỏ ubon stylo tại xã nghĩa sơn nghĩa đàn nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 27 - 29)