Ảnh của đạm và kali đến tỷ lệ tích luỹ chất khô của cỏ Ubon Stylo.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạm và kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất chất xanh của cỏ ubon stylo tại xã nghĩa sơn nghĩa đàn nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 48 - 49)

Cây trồng nói chung và cỏ Ubon Stylo nói riêng trong quá trình sinh trưởng và phát triển đã sử dụng sản phẩm quang hợp để cấu tạo nên các bộ phận của cây. Đối với cây kinh tế thì một phần sản phẩm quang hợp được vận chuyển vào các cơ quan kinh tế như hạt, củ... để tạo năng suất. Đối với cây thức ăn gia súc và cây phân xanh như cây cỏ Ubon Stylo thì các sản phẩm quang hợp chủ yếu được tích luỹ trong thân, lá và các cơ quan sinh dưỡng. Sự tích luỹ chất khô phụ thuộc vào khả năng sinh trường của cây, các yêu tố di truyền, yếu tố ngoại cảnh.

Đối với ngành chăn nuôi, ngoài thức ăn xanh thì cần phải có nguồn thức ăn thô để dự trữ. Vì vậy, nghiên cứu các mức phân đạm và kali thích hợp để tỷ lệ tích luỹ chất khô trong cỏ cao là điều cần thiết.

Kết quả theo dõi khả năng tích luỹ chất khô của cỏ Ubon Stylo trồng trên đất Nghĩa Đàn - Nghệ An được trình bày trong bảng 3.8

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của đạm và kali đến tỉ lệ tích luỹ chất khô của cỏ Ubon Stylo.

Đơn vị tính: %

Ngày theo dõi Đạm Kali TB

đạm K1 K2 K3 K4 8/11/2010 90 ngày N1 10,27 10,71 10,48 10,98 10,61 N2 10,64 11,07 11,57 11,04 11,08 N3 11,64 11,82 11,53 11,46 11,57 N4 11,47 11,27 11,39 11,64 11,44 TB kali 11,00 11,22 11,22 11,26

Qua bảng 3.8 ta thấy tỉ lệ tích luỹ chất khô của cỏ Ubon Stylo trồng tại Nghĩa Đàn - Nghệ An dao động trong khoảng: 10,27 - 11,82%. Công thức N1K1

(20kg N/ha, 20kg K20/ha) có tỉ lệ tích luỹ chất khô thấp nhất là 10,27%, công thức N3K3 (60kg N/ha, 60kg K20/ha) có tỉ lệ tích luỹ chất khô cao nhất 11,82%.

So sánh trung bình các mức đạm ta thấy tỉ lệ tích luỹ chất khô dao động từ: 11,61 - 11,57%. Bón đạm ở mức 1 (20kg N/ha) đạt tỉ lệ tích luỹ chất khô thấp nhất, các công thức bón đạm ở mức 3 (60kg N/ha) đạt tỉ lệ tích luỹ chất khô cao nhất.

So sánh trung bình các mức kali thấy tỉ lệ tích luỹ chất khô dao động trong khoảng 11,00 - 11,26%. Khi tăng mức bón kali thì mức 1 (20kg K20/ha) lên mức 4 (80kg K20/ha) thì tỉ lệ tích luỹ chất khô tăng lên từ 11,00 - 11,26%.

Như vậy, đạm và kali có ảnh hưởng đến tỉ lệ tích lũy chất khô của cỏ Ubon Stylo trồng tại Nghĩa Đàn - Nghệ An. Khi bón đạm ở mức 3 (60kg N/ha) và kali ở mức 2 (40kg K2O/ha) thì đạt tỉ lệ tích lũy chất khô cao nhất.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạm và kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất chất xanh của cỏ ubon stylo tại xã nghĩa sơn nghĩa đàn nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w