Điều kiện thời tiết khí hậu tại Nghĩa Đàn Nghệ An trong thời gian làm thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạm và kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất chất xanh của cỏ ubon stylo tại xã nghĩa sơn nghĩa đàn nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 29 - 31)

thí nghiệm.

Khí hậu là một trong những yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của tất cả các loại cây trồng nói chung và cây cỏ Ubon Stylo nói riêng.

Mỗi loại cây khác nhau, mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau phù hợp với các điều kiện khí hậu, thời tiết khác nhau.

Khí hậu bao gồm nhiều yếu tố như: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa … Các yếu tố khí hậu, thời tiết trong thời gian thực hiện thí nghiệm tại Nghĩa Đàn - Nghệ An được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Một số yếu tố khí tượng trong thời gian thí nghiệm

Tháng Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Độ ẩm (%) 8 27,2 14,0 4,0 88 9 27,6 7,7 5,4 84 10 23,8 12,6 3,2 85 11 21,1 0,5 2,4 84

Nguồn: Trạm khí tượng Tây Hiếu Nhiệt độ:

Nhìn chung, nhiệt độ trung bình của các tháng trong thời gian làm thí nghiệm (từ tháng 8 đến tháng 11) rất thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cỏ Ubon Stylo.

Trong khoảng thời gian 4 tháng làm thí nghiệm thì nhiệt độ trung bình tháng 9 là cao nhất 27,60C, nhiệt độ trung bình tháng 11 thấp nhất là 21,10C. Trong thời gian làm thí nghiệm thì nhiệt độ có xu hướng giảm dần từ tháng 8 đến tháng 11. Nhiệt độ trung bình tháng 8 là 27,20C, tháng 10 là 23,80C.

Lượng mưa:

Thời gian thực hiện thí nghiệm là vào mùa mưa của miền Trung. Tuy nhiên, lượng mưa của các tháng trong thời gian thực hiện thí nghiệm tương đối thấp.

Tháng 8 có lượng mưa trung bình cao nhất là 14mm. Lượng mưa lớn tạo cho đất có độ ẩm cao giúp hạt dễ nảy mầm. Tuy nhiên, mưa nhiều sau khi gieo làm cho hạt bị vùi sâu, mắc váng gây khó khăn cho hạt nảy mầm. Mưa nhiều cũng làm trôi phân, cỏ dại mọc nhiều.

Sau tháng 9 lượng mưa trung bình giảm chỉ còn 7,7mm đã gây khó khăn cho sự sinh trưởng, phát triẻn của cỏ Ubon Stylo trong giai đoạn đầu sau khi gieo. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho cỏ Ubon Stylo phát triển chậm ở giai đoạn 30 ngày sau khi gieo.

Lượng mưa trung bình tháng 10 tăng lên 12,6mm, rất thuận lợi cho sự phát triển, tích luỹ chất hữu cơ của cỏ Ubon Stylo.

Đến tháng 11 lượng mưa trung bình giảm, lượng mưa trung bình các ngày trong tháng chỉ đạt 0,5mm/ngày đây là tháng cuối cùng trong quá trình phát triển của cỏ Ubon Stylo, lượng mưa thấp cũng ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất chất xanh cũng như năng suất chất khô của cỏ Ubon Stylo.

Số giờ nắng:

Đây là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp trong ngày của cây, ảnh hưởng đến lượng chất hữu cơ tích luỹ được trong thân, lá quyết định đến năng suất chất xanh và năng suất chất khô của cỏ Ubon Stylo.

Số giờ nắng trung bình tháng 9 cao nhất là 5,4 giờ/ngày. Tháng 11 có số giờ nắng trung bình thấp nhất là 2,4 giờ/ngày. Số giờ nắng trung bình tháng 8 là 4 giờ /ngày, tháng 10 là 3,2 giờ/ngày. Số giờ nắng trong thời gian thực hiện thí nghiệm tương đối thấp.

Độ ẩm không khí:

Trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 độ ẩm không khí tương đối cao,

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạm và kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất chất xanh của cỏ ubon stylo tại xã nghĩa sơn nghĩa đàn nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 29 - 31)