Ảnh hưởng của các mức phân đạm và kali đến năng suất cỏ Ubon Stylo

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạm và kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất chất xanh của cỏ ubon stylo tại xã nghĩa sơn nghĩa đàn nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 49 - 56)

Năng suất cá thể là khối lượng cỏ thu được trên một khóm trong một vụ lứa cắt. Đây là đơn vị nhỏ nhất tạo nên năng suất và cũng quyết định năng suất quần thể đồng cỏ. Nó là chỉ tiêu trực tiếp để tính năng suất lý thuyết.

Năng suất chất xanh là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của cây thức ăn gia súc và cây phân xanh, năng suất càng lớn thì hiệu quả càng cao. Đặc biệt, đối với cây thức ăn gia súc thì năng suất chất xanh lớn có ý nghĩa rất quan trọng và là mục tiêu hàng đầu được đặt ra khi gieo trồng cỏ.

Năng suất chất khô là một chỉ tiêu phản ánh chính xác sự sinh trưởng, phát triển cũng như khối lượng thức ăn thu được từ cỏ Ubon Stylo. Ngoài ảnh hưởng trực tiếp từ năng suất chất xanh, năng suất chất khô còn phụ thuộc vào khả năng tích luỹ chất khô của từng công thức thí nghiệm với các mức phân đạm và kali khác nhau.

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của đạm và kali đến năng suất của cỏ Ubon Stylo trồng tại Nghĩa Đàn - Nghệ An được trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của đạm và kali đến năng suất của cỏ Ubon Stylo Đơn vị tính: Tấn/ha Phân đạm Kali TB đạm K1 K2 K3 K4 Năng suất cá thể (g/khóm) N1 213,33 220,00 220,00 213,33 216,67 N2 160,00 193,33 213,33 213,33 195,00 N3 221,67 223,33 156,67 211,67 203,34 N4 236,67 176,67 203,33 210,00 206,67 TB kali 207,92 203,33 198,33 212,08 Năng suất lý thuyết N1 42,67 44,00 44,00 42,67 43,34 N2 32,00 35,33 42,67 42,67 38,17 N3 44,33 44,67 31,33 42,33 40,67 N4 47,33 35,33 40,67 42,00 41,33 TB kali 41,58 39,83 39,67 42,42 Năng suất chất N1 11,05 10,42 12,95 9,83 11,06a N2 10,68 11,06 10,85 10,78 10,84ab N3 9,78 13,73 10,32 10,73 11,14a N4 10,13 13,52 11,26 13,08 11,99a TB kali 10,41 12,18 11,35 11,10

LSD0,05(Đạm) = 0,959; LSD0,05(kali) = 0,959; LSD0,05(Đạm & kali) = 1,919. CV(%) = 10,2 Năng suất chất N1 1,14 1,11 1,36 1,08 1,17ab N2 1,17 1,22 1,26 1,19 1,21ab N3 1,14 1,62 1,19 1,23 1,29a N4 1,16 1,52 1,29 1,52 1,37a TB kali 1,15ab 1,37a 1,27a 1,26a

LSD0,05(Đạm) = 0,114; LSD0,05(kali) = 0,114; LSD0,05(Đạm & kali) = 0,228. CV(%) = 10,9

Ghi chú: Các giá trị trong cùng cột “TB đạm” và trong cùng một dòng “TB kali” có cùng chứ cái không sai khác nhau ở mức ý nghĩa α ≤0,05.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 NSCX NSCK N1K1 N1K2 N1K3 N1K4 N2K1 N2K2 N2K3 N2K4 N3K1 N3K2 N3K3 N3K4 N4K1 N4K2 N4K3 N4K4 Công thức Năng suất

Biểu đồ năng suất chất xanh và năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm

Qua bảng số liệu 3.9 ta thấy.

Năng suất cá thể của các công thức thí nghiệm không dao động nhiều, nằm trong khoảng 156,67 - 236,67 g/khóm. Công thức thí nghiệm N1K4 (20kg N/ha, 80kg K20/ha) có năng suất cá thể lớn nhất là 236,67 g/khóm.

So sánh trung bình các mức phân đạm dao động từ 195,00 - 216,67 g/khóm. Các công thức bón đạm ở mức 2 (40kg N/ha) đạt năng suất cá thể thấp nhất 195,00 g/khóm. Các công thức bón đạm ở mức 1 (20kg N/khóm) đạt năng suất cá thể cao nhất là 216,67 g/khóm.

So sánh trung bình các mức phân kali dao động từ 198,33 - 212,08 g/khóm. Các công thức bón kali ở mức 3 (60kg K20/ha) đạt năng suất cá thể thấp nhất là 198,33 g/khóm. Các công thức bón kali ở mức 4 (80kg K20/ha) đạt năng suất cá thể cao nhất là 212,08 g/khóm.

Năng suất cá thể của cỏ Ubon Stylo trồng tại Nghĩa Đàn - Nghệ An có sự sai khác do sự ảnh hưởng của phân đạm và kali, vị trí các ô thí nghiệm chi phối.

Năng suất lý thuyết của cỏ Ubon Stylo cũng có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm. Công thức thí nghiệm N4K1 (80kg N/ha, 20kg K20/ha) đạt năng

suất lý thuyết cao nhất là 47,33 tấn/ha. Công thức thí nghiệm N3K3 (60kg N/ha, 60kg K20/ha) đạt năng suất lý thuyết thấp nhất là: 31,33 tấn/ha.

Năng suất chất xanh của các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 9,78 - 13,73 tấn/ha. Công thức thí nghiệm N3K2 (60kg N/ha, 40kg K20/ha) đạt năng suất chất xanh cao nhất là 13,73 tấn/ha. Công thức thí nghiệm N3K1 (60kg N/ha, 20kg K20/ha) đạt năng suất chất xanh thấp nhất là 9,78 tấn/ha.

So sánh trung bình các mức phân đạm ta thấy các công thức sai khác ở mức ý nghĩa α ≤0,05. Dao động từ 10,84 - 11,99 tấn/ha. Năng suất chất xanh đạt thấp nhất ở các công thức bón đạm mức 2 (40kg N/ha) là 10,84 tấn/ha. Năng suất chất xanh ở các công thức bón đạm mức 4 (80kg N/ha) đạt cao nhất là 11,99 tấn/ha.

So sánh trung các mức kali ta thấy các công thức sai khác ở mức ý nghĩa α

≤0,05. Dao động từ 10,41- 12,18 tấn/ha. Các công thức thí nghiệm bón kali ở mức 1 (20kg K20/ha) đạt năng suất chất xanh thấp nhất là 10,41 tấn/ha. Các công thức thí nghiệm bón kali ở mức 2 (40kg K20/ha) đạt năng suất chất xanh cao nhất là 12,18 tấn/ha.

Năng suất chất khô của các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 1,08 - 1,62 tấn/ha. Công thức thí nghiệm N1K4 (20kg N/ha, 80kg K20/ha) đạt năng suất chất khô thấp nhất là 1,08 tấn/ha. Công thức thí nghiệm N3K2 (60kg N/ha, 40kg K20/ha) đạt năng suất chất khô cao nhất là 1,62 tấn/ha.

Chương 4. KẾT KUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận.

Sau thời gian thực hiện thí nghiệm nghiên cứu “Ảnh hưởng của đạm và kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất chất xanh của cỏ Ubon Stylo tại xã Nghĩa Sơn - Nghĩa Đàn - Nghệ An” trong giới hạn thu hoạch lứa cắt đầu tiên tôi đi đến một số kết luận sau:

1. Cỏ Ubon Stylo sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện thời tiết khô hạn, nhiệt độ cao của huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An.

2. Phân đạm và kali có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất chất xanh và năng suất chất khô của cỏ Ubon Stylo. Lượng phân đạm và kali tăng thì năng suất chất xanh của cỏ Ubon Stylo tăng nhưng đến một giới hạn nhất định thì năng suất không tăng mà còn giảm xuống.

3. Trong quá trình theo dõi ảnh hưởng của đạm và kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cỏ Ubon Stylo tôi thấy trong quá trình sinh trưởng, phát triển cỏ bị các loại sâu bệnh phá hại không đáng kể, hầu như là không có.

4. Khi bón đạm ở mức 60kg N/ha và khi bón 40kg K2O/ha trên nền bón chung là 15 tấn phân chuồng/ha, 60kg P2O5/ha cỏ Ubon Stylo sinh trưởng phát triển tốt (chiều cao cấy, số nhánh, số lá, chỉ số diện tích lá, số lượng nốt sần đạt cao nhất). Công thức bón phân này cho năng suất chất xanh (13,73 tấn/ha) và năng suất chất khô (1,62 tấn/ha) đạt cao nhất.

4.2. Đề nghị.

Hiện nay, diện tích đất ở xã Nghĩa Sơn và các xã lân cận đều được quy hoạch để trồng các loại cây thức ăn cho bò sữa của Công ty TH milk. Khi thu hoạch thì tất cả các bộ phận trên mặt đất như thân, lá (đối với cỏ, ngô, lạc...) và các bộ phận dưới mặt đất như củ lạc đều được thu hoạch hết (trước đây người dân sản xuất thì khi thu hoạch ngô, lạc còn trừ lại thân) làm cho đất mau chóng suy kiệt chất dinh dưỡng. Cỏ Ubon Stylo vừa là cây thức ăn vừa là cây có tác dụng cải

tạo và bồi dưỡng dinh dưỡng cho đất (do rễ có nốt sần), vì vậy cần sớm đưa cỏ Ubon Stylo vào trồng tại địa phương với diện tích lớn.

Do thời gian thực hiện đề tài có hạn tôi mới chỉ nghiên cứu được trên lứa cắt đầu tiên của cỏ Ubon Stylo nên các kết luận còn nhiều hạn chế, nhưng đó là cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo. Vì vậy, tôi đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu ở nhiều lứa cắt tiếp theo để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của cỏ Ubon Stylo nhằm có các kết luận chính xác hơn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạm và kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất chất xanh của cỏ ubon stylo tại xã nghĩa sơn nghĩa đàn nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w