0
Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm và kali đến sự hình thành nốt sần hữu hiệu có Ubon stylo.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠM VÀ KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CHẤT XANH CỦA CỎ UBON STYLO TẠI XÃ NGHĨA SƠN NGHĨA ĐÀN NGHỆ AN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 42 -45 )

hữu hiệu có Ubon stylo.

Rễ cây là bộ phận rất cần được chú trọng quan tâm bởi sự phát triển của bệ rễ thể hiện sức sinh trưởng của các bộ phận cây trên mặt đất. Rễ chính của cỏ Ubon Stylo có khả năng ăn sâu tới 1m trong điều kiện đất tốt.

Đặc điểm quan trọng nhất của bộ rễ cây họ đậu nói chung và cỏ Ubon Stylo nói riêng là khả năng cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm để hình thành nốt sần. Do sự cộng sinh tạo thành nốt sần, tại đây vi khuẩn sử dụng hidrat cacbon của cây và tổng hợp đạm từ nitơ phân tử trong không khí do vậy chúng đã biến đổi đạm không khí thành đạm hữu cơ cung cấp cho cây, góp phần nâng cao độ màu mỡ cho đất.

Sự cố định nitơ thường được bắt đầu vào khoảng 3-4 tuần sau khi cây mọc và tiếp tục tăng ở các giai đoạn tiếp theo. Việc thúc đẩy sự hình thành nốt sần sớm

và đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt là tiền đề cho năng suất xanh cao, vi khuẩn nốt sần hoạt động tốt sẽ phản ánh phần nào khả năng sinh trưởng của các loại cây trồng nói chung và cỏ Ubon Stylo nói riêng. Điều này được thể hiện qua số lượng nốt sần trên cây và số nốt sần hữu hiện (là những nốt sần lớn, khi ép dịch nốt sần có màu hồng đỏ) số lượng nốt sần và chất lượng nốt sần là rất quan trọng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Độ xốp của đất, ẩm độ đất, dinh dưỡng trong đất, mật độ cây trồng... trong đó có sự phụ thuộc không nhỏ vào yếu tố phân bón. Từ đó tôi tiến hành theo dõi chỉ tiêu về khả năng hình thành nốt sần và nốt sần hữu hiệu dưới sự ảnh hưởng của các mức phân đạm và kali khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của đạm và kali đến sự hình thành nốt sần hữu hiệu trên cỏ Ubon Stylo

Ngày theo dõi Đạm Kali TB đạm K1 K2 K3 K4 28/9/2010 50 ngày N1 11,95 11,97 12,02 12,14 12,02a N2 11,89 11,80 12,13 12,47 12,07a N3 12,05 12,53 12,06 12,01 12,16a N4 11,47 12,00 12,16 12,03 11,91b TB kali 11,84b 12,08a 12,09a 12,16a

LSD0,05 (đạm) = 0,174; LSD0,05(kali) = 0,174; LSD0,05(đạm & kali) = 0,347 CV% = 1,7 8/11/2010 90 ngày N1 16,89 16,92 17,01 17,09 16,98b N2 16,95 17,02 17,45 17,56 17,25b N3 17,10 18,21 18,20 17,92 17,85a N4 17,72 17,43 18,06 18,02 17,81a TBkali 17,17ab 17,40a 17,68a 17,65a

LSD0,05 (đạm) = 0,366; LSD0,05(kali) = 0,366; LSD0,05(đạm & kali) = 0,732 CV(%) = 2,5

Ghi chú: các giá trị trong cùng cột "TB đạm" và trong cùng một dòng "TB kali" có cùng chữ cái không sai khác nhau ở mức ý nghĩa α ≤ 0,05.

Giai đoạn 50 ngày.

So sánh trung bình các mức phân đạm: Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu ở các mức phân đạm có sự sai khác ở mức ý nghĩa α ≤ 0,05, dao động trong khoảng 12,02 - 11,91 nốt sần/cây. Cao nhất ở mức N3 (60kg N/ha) đạt 12,16 nốt

sần/cây, thấp nhất là ở mức đạm N4 (80kg N/ha), đạt 11,91 nốt sần/cây. Sự hình thành nốt sần ở mức đạm N1 (20 kg N/ha), N2 (40 kg N/ha) và N3 (60 kg N/ha) không có sự sai khác về mặt thống kê.

So sánh trung bình các mức kali. Nốt sần hữu hiệu ở các mức kali có sự sai khác ở mức ý nghĩa α≤ 0,05, dao động từ 11,84 - 12,16 nốt/cây. Khi tăng lượng bón kali từ mức 1 (K1) 20 kg K2O/ha lên mức 4 (K4) 80 kg K2O/ha thì số lượng nốt sần cũng tăng lên. Mức bón K2, K3, K4 số lượng nốt sần không có sự sai khác về mặt thống kê.

So sánh trung bình phân đạm và kali thấy số lượng nốt sần hữu hiệu dao động từ 11,47 - 12,53 nốt/cây. Công thức N2K2 có số nốt sần hữu hiệu thấp nhất đạt 11,47 nốt/cây. Công thức N3K2 có số nốt sần hữu hiệu cao nhất là 12,53 nốt/cây.

Giai đoạn 90 ngày.

So sánh trung bình các mức đạm: Số lượng nốt sần hữu hiệu giai đoạn 90 ngày ở các mức đạm có sự sai khác ở mức ý nghĩa α ≤ 0,05, dao động trong khoảng 16,98 - 17,85 nốt/cây. Ở mức đạm 1 (N1) 20kgN/ha có số lượng nốt sần hữu hiệu thấp nhất là 16,98 nốt, mức đạm 3 (N3) 60 kgN/ha đạt số lượng nốt sần hữu hiệu cao nhất 17,85 nốt/cây. Khi tăng lượng bón đạm thì số lượng nốt sần hữu hiệu cũng tăng nhưng đến một giới hạn nào đó thì số lượng nốt sần không tăng mà còn giảm xuống.

So sánh trung bình các mức kali: Ở giai đoạn 90 ngày số lượng nốt sần hữu hiệu ở các mức kali có sự sai khác ở mức ý nghĩa α ≤ 0,05, dao động từ 17,17 - 17,68 nốt/cây, trung bình số lượng nốt sần bón kali mức 1 (K1) 20 kg K20/ha thấp nhất là 17,17 nốt/cây, các công thức bón kali ở mức 3 (K3) 60kg K20/ha đạt số lượng nốt sần trung bình lớn nhất là 17,68 nốt/cây. Ở giai đoạn 90 ngày các mức bón kali khác nhau có số lượng nốt sần của các công thức thí nghiệm không sai khác rõ rệt.

So sánh trung bình các mức đạm và kali thấy số lượng nốt sần hữu hiệu dao động từ 16,89 - 18,21 nốt/cây. Công thức N1K1 có số lượng nốt sần hữu hiệu thấp

nhất là 16,89 nốt/cây. Công thức N3K2 có số lượng nốt sần hữu hiệu đạt lớn nhất là 18,21 nốt/cây.

Như vậy, qua theo dõi ảnh hưởng của phân đạm và kali đến sự hình thành

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠM VÀ KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CHẤT XANH CỦA CỎ UBON STYLO TẠI XÃ NGHĨA SƠN NGHĨA ĐÀN NGHỆ AN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 42 -45 )

×