0
Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Ảnh hưởng của phân đạm và kali đến khả năng đẻ nhánh của cỏ Ubon Stylo.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠM VÀ KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CHẤT XANH CỦA CỎ UBON STYLO TẠI XÃ NGHĨA SƠN NGHĨA ĐÀN NGHỆ AN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 39 -42 )

tối đa.

Số lá của các công thức thí nghiệm ở giai đoạn 90 ngày dao động từ 19,53 - 20,80 lá. Công thức N1K1 có số lá ít nhất là 19,53 lá, công thức N3K2 và công thức N4K4 đạt số lá cao nhất là 20,80 lá.

So sánh trung bình các mức đạm ta thấy trung bình tăng từ 19,79 - 20,68 lá, khi tăng mức bón 20 kg N /ha lên 80 kg N /ha. Công thức bón đạm ở mức 3 (N3) và mức 4 (N4) đạt số lá trên thân lớn nhất là 20,80 lá.

So sánh trung bình các mức kali dao động từ 20,07 - 20,50 lá. Công thức bón kali ở mức 2 (K2) và mức 4 (K4) đạt số lá nhiều nhất là 20,80 lá.

Hai công thức N3K2 và N4K4 đều đạt số lá lớn nhất là 20,80 lá/cây, tuy nhiên để đạt hiệu quả kinh tế và năng suất chất xanh tối ưu nhất ta lựa chọn công thức N3K2, bón đạm ở mức 3 (60kg N/ha) và bón kali ở mức 2 (20kg K20/ha) lá đạt số lá lớn nhất.

3.5. Ảnh hưởng của phân đạm và kali đến khả năng đẻ nhánh của cỏ Ubon Stylo. Stylo.

Đẻ nhánh là đặc điểm biểu hiện rõ nét ở các giống cỏ Ubon Stylo nói chung. Cây đẻ nhánh càng mạnh là cơ sở tạo ra nguồn sinh khối chất xanh càng lớn. Đối với cây thức ăn gia súc và cây phân xanh như cỏ Ubon Stylo thì khả năng đẻ nhánh là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của cây. Cỏ Ubon Stylo có khả năng đẻ nhánh tương đối sớm, đẻ nhánh nhiều, khả năng đẻ nhánh phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khí tượng, khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất và khả năng

cộng sinh với vi khuẩn tạo nốt sần. Kết quả theo dõi thí nghiệm về khả năng phân cành của cỏ Ubon Stylo được trình bày trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của đạm và kali đến khả năng đẻ nhánh của cỏ Ubon Stylo.

Ngày theo dõi Đạm Kali K1 K2 K3 K4 28/9/2010 N1 3,07 3,37 3,60 3,73 3,44b N2 3,13 3,43 3,53 4,03 3,53b N3 3,45 4,13 4,07 4,09 3,94a N4 3,47 4,10 4,12 4,13 3,95a TB Kali 3,29b 3,76a 3,83a 3,99a

LSD0,05 (đạm) = 0,397; LSD0,05 (kali) = 0,397; LSD0,05 (đạm & kali) = 0,794; CV(%) = 1,9 18/10/2010 N1 8,60 8,77 8,80 9,00 8,79d N2 9,20 9,33 9,50 9,60 9,41c N3 9,33 10,22 9,67 9,73 9,74b N4 9,80 9,82 10,18 10,17 9,99a TB Kali 9,23b 9,53a 9,54a 9,63a

LSD0,05 (đạm) = 0,152; LSD0,05 (kali) = 0,152; LSD0,05 (đạm & kali) = 0,304; CV(%) = 1,9 8/11/2010 N1 11,20 11,40 11,53 11,53 11,41d N2 11,60 11,69 12,06 12,07 11,85c N3 12,27 14,47 13,53 13,73 13,50b N4 13,45 13,84 14,41 14,45 14,04a TB Kali 12,13b 12,85a 12,88a 12,95a

LSD0,05 (đạm) = 0,235; LSD0,05 (kali) = 0,235; LSD0,05 (đạm & kali) = 0,471; CV(%) = 2,2

Ghi chú: các giá trị trong cùng cột “TB đạm” và trong cùng một dòng “TB kali” có cùng chữ cái không sai khác nhau ở mức ý nghĩa α ≤ 0,05.

Ở giai đoạn 50 ngày:

So sánh trung bình các mức đạm khác nhau có sự sai khác ở mức ý nghĩa

α ≤ 0,05, dao động từ 3,44 - 3,96 nhánh/thân. Theo trung bình số nhánh thì mức phân đạm có số nhánh trung bình cao nhất là mức 4 và thấp nhất là mức đạm 1. Khi tăng lượng bón phân đạm cho cỏ Ubon Stylo thì mức 1 (N1) 20 kg N/ha lên mức 4 (N4) 80 kg N/ha thì trung bình số nhánh cũng tăng lên.

So sánh trung bình các mức kali khác nhau có sự sai khác ở mức ý nghĩa α

≤ 0,05, dao động từ 3,29 – 3,99 nhánh/cây. Theo phân tích ở bảng 3.5 thì khi tăng lượng kali từ mức 1 (K1) lên mức 4 (K4) thì số nhánh /cây cũng tăng từ 3,29 – 3,99 nhánh/cây.

Ở giai đoạn 50 ngày, công thức thí nghiệm N3K2 và N4K4 đạt số nhánh lớn nhất là 4,13 nhánh/cây. Công thức thí nghiệm N1K1 có số nhánh thấp nhất là 3,07 nhánh/cây.

Ở giai đoạn 70 ngày:

Số nhánh trên cây của cỏ Ubon Stylo tăng lên đáng kể, giữa các công thức có sự sai khác lớn.

So sánh trung bình các mức đạm có sự sai khác về mặt thống kê ở mức ý nghĩa α ≤ 0,05, dao động từ 8,79 - 9,99. Khi tăng các mức đạm thì số nhánh cũng tăng. Mức bón có số nhánh trung bình cao nhất là mức 4 (80 kg N/ha) và thấp nhất là mức 1 (20 kg N/ha).

So sánh trung bình các mức kali: Số nhánh ở các mức bón kali có sự sai khác ở mức ý nghĩa α ≤ 0,05. Số nhánh trên cây ở mức bón kali khác nhau dao động từ 9,23 - 9,63 nhánh/cây.Ở mức bón từ K2 (20kg K2O/ha) đến K4 (80kg K2O/ha) số nhánh không có sự sai khác về mặt thống kê.

So sánh các mức đạm và kali: Số nhánh dao động từ 8,60 - 10,22 nhánh/cây. Công thức thí nghiệm N1K1 có số nhánh thấp nhất là 8,60 nhánh/cây. Công thức thí nghiệm N3K2 đạt số nhánh lớn nhất là 10,22 nhánh/cây.

Vậy qua theo dõi ở giai đoạn 70 ngày, công thức thí nghiệm bón đạm mức 3 (60kg N/ha) và kali mức 2 (40kg N/ha) đạt số nhánh lớn nhất.

Ở giai đoạn 90 ngày:

So sánh trung bình các mức đạm: Ở các mức phân đạm khác nhau số nhánh có sự sai khác ở mức ý nghĩa α≤ 0,05, dao động từ 11,41 - 14,04 nhánh/cây. Cao nhất là mức đạm N4 (80 kg N/ha): 14,40 nhánh/cây, thấp nhất là mức đạm N1

(20kg N/ha) là 11,41 nhánh/cây.

So sánh trung bình các mức kali: Ở các mức kali khác nhau, số nhánh dao động từ 12,13 - 12,95 nhánh/cây. Số nhánh cao nhất ở mức bón (K4 80kg K2O/ha) và thấp nhất ở mức bón K1 (20kg K2O/ha).

So sánh các mức đạm và kali: Số nhánh dao động từ 11,20 - 14,47 nhánh/cây. Công thức thí nghiệm N2K3 bón đạm ở mức 3 (N3) và kali mức 2 (K2) đạt số nhánh lớn nhất là 14,47 nhánh/cây. Công thức có số nhánh thấp nhất là công thức thí nghiệm N1K1 bón đạm ở mức 1 (N1) và kali ở mức 1 (K1) đạt 11,20 nhánh/cây.

Như vậy, qua 3 thời kỳ theo dõi động thái đẻ nhánh của cỏ Ubon Stylo trồng trên đất Nghĩa Đàn - Nghệ An, tôi thấy bón đạm ở mức 60kg N/ha và kali ở mức 40kg K2O/ha đạt số nhánh cao nhất.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠM VÀ KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CHẤT XANH CỦA CỎ UBON STYLO TẠI XÃ NGHĨA SƠN NGHĨA ĐÀN NGHỆ AN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 39 -42 )

×