Đánh giá năng lực trí tuệ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hải sâm rabiton lên các chỉ tiêu thể lực, thể chất và hoạt động thần kinh của sinh viên năng khiếu thể dục thể thao trường đại học vinh (Trang 54 - 59)

T oC, pH, t (h)

3.3.1.1. Đánh giá năng lực trí tuệ

Trí tuệ là vấn đề cơ bản chỉ đạo mọi hoạt động của con ngời. Năng lực trí tuệ thể hiện qua khả năng nhận thức và các vấn đề lý luận và hoạt động thực tiễn. Bởi vậy nghiên cứu trí tuệ luôn đợc các nhà khoa học đặc biệt quan tâm. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ và cũng tồn tại khá nhiều quan điểm khác nhau về trí tuệ và sự phát triển trí tuệ. Khi bàn về trí tuệ ngời ta thờng đề cập đến trí thông minh. Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về trí thông minh. L.Terman (1937) cho rằng trí thông minh là năng lực phát triển t duy trừu tợng. Wstern coi trí thông minh là năng lực thích ứng tâm lý chung của con ngời với những điều kiện và nhiệm vụ mới trong đời sống. Còn David Wechster ( 1955) đã giả thích trí thông minh qua hoạt động thích nghi với môi trờng. Theo J.piaget (1969) thì bản chất của trí thông minh bộc lộ trong việc cấu tạo những mối quan hệ mới giữa môi trờng và cơ thể. Theo quan điểm của P.K Anokhin (1975) thì một loạt các qui luật sinh lý thần kinh khách quan bảo đảm cho chức năng cao cấp

-

của trí tuệ ( tổng hợp hớng tâm, đề ra mục đích đi đến quyết định và đánh giá kết quả thu đợc, dự kiến và hớng tâm ngợc).

ở Việt Nam thuật ngữ " trí thông minh" cũng rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, song mỗi ngời hiểu theo một cách khác nhau, nhng đều mô tả hiệu quả bên ngoài của trí thông minh nh sáng dạ, mau hiểu, biết suy xét mạnh. Hoàng Xuân Hinh ( 1971) [22] coi trí thông minh là tổng hợp những phẩm chất của trí tuệ bao gồm trí nhớ, óc phân tích tổng hợp, óc suy luận và tởng tợng sáng tạo. Theo Nguyễn Sỹ Tỳ (1971) [57]. Lê Hải Châu và Phan Văn Hoàn (1971) [15] thì trí thông minh là tổng hợp các năng lực trí tuệ cuả con ngời (quan sát, ghi nhớ, tởng tợng, t duy) mà đặc trng cơ bản nhất là t duy độc lập và sáng tạo nhằm ứng phó với tình huống mới. Bàn về trí thông minh, Phạm Hoàng Gia ( 1979) cho rằng đây là :" phẩm chất của trí tuệ nói riêng và của nhân cách nói chung mà cốt lõi của nó là tính chất chủ động, linh hoạt và sáng tạo của t duy, thể hiện ở năng lực vận dụng những công cụ của nền văn hoá vật chất và tinh thần của loài ngời để giải quyết một cách tối u những tình huống mới trong học tập và trong cuộc sống".[15,16]

Trong thời đại ngày nay, trí thông minh là một vấn đề hết sức đợc chú trọng, đặc biệt là trong vấn đề bổ sung dinh dỡng và các chất thiết yếu nhằm phát huy hết khả năng thông minh vốn có của con ngời.

Việc nghiên cứu và đánh giá khả năng phát triển trí tuệ (trí thông minh) có thể sử dụng nhiều phơng pháp và phơng tiện khác nhau từ việc quan sát, điều tra đến trắc nghiệm, thực nghiệm kể cả các phơng pháp tâm sinh lý thần kinh cũng nh tìm hiểu sự biến đổi điều hoà trong hệ thống thần kinh và cơ thể khi tiến hành các thao tác trí tuệ khác nhau. Nhng khi tìm hiểu ảnh hởng của một yếu tố nào đó lên sự phát triển trí thông minh ngời ta đều sử dụng phơng pháp của Raven. Đó là sự thiết kế của bộ test trong đó có các bài tập đợc đề ra thoát ly với các yếu tố văn hoá, ngôn ngữ nh là thử nghiệm phát thảo khối Kohs và ma trận tăng không ngừng của Raven (Ravens Matsices). Chính vì lẽ đó mà bộ test khuôn hình tiếp diễn PMS của Raven đã đợc lựa chọn. Thang đo này đợc coi là một bộ test về quan sát và t duy sáng suốt (clear thinking). Bản thân test này không phải là một bộ test đánh giá năng lực " trí tuệ chung". Mỗi bài tập trong thang đo thực sự là nguồn gốc t duy, vì thế mà đợc gọi là "khuôn hình tiếp diễn". Thang đo này có thể sử dụng cho

-

các trẻ nhỏ, ngời thiểu năng trí tuệ, ngời cao tuổi, nhng phổ biến nhất là sử dụng cho các đối tợng từ 6 đến 65 tuổi.

Tuy nhiên thang đo này chỉ nhằm bao quát toàn bộ phạm vi phát triển của trí tuệ của cá nhân riêng lẻ ( J.Raven, 1960) [3].

Nh vậy về bản chất thang đo của Raven là đi đến đánh giá khả năng tiềm tàng của sự nhận thức mà vẫn gọi là: " Tiềm lực nhận hiểu biết". Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các nghiên cứu so sánh về sự phát triển trí tuệ và năng lực nhận thức.

Chính vì vậy mà đã đợc Kevin và cộng sự 1996 khuyên nên dùng cho nghiên cứu so sánh trí tuệ khi bổ sung các chất dinh dỡng cần thiết. Phơng pháp đánh giá năng lực qua thang đo này cũng đợc H. Zhang (1986) sửa đổi cho phù hợp với điều kiện của Trung quốc. Tại Việt Nam trong những năm gần đây Viện khoa học giáo dục và Trung tâm nghiên cứu trẻ em Hà Nôị cùng nhiều cán bộ giảng viên giảng dạy nghiên cứu sinh và học viên cao học của nhiều trờng cũng đã sử dụng test Raven để nghiên cứu trí tuệ của học sinh sinh viên Việt Nam. Vì vậy trong khi thực hiện đề tài này chúng tôi cũng đã sử dụng nguyên bản hệ thống test cũng nh bản hớng dẫn sử dụng và đánh giá của Raven [3]. Để phù hợp với điều kiện thực tế khi nghiên cứu phơng pháp test tự ghi theo nhóm không hạn định về thời gian đã đợc lựa chọn trong quá trình điều tra thu thập số liệu.

3.3.1.2. ảnh hởng của chế phẩm Hải sâm, Rabiton lên sự phát triển trí tuệ

Nghiên cứu tác động của chế phẩm viên nang Hải sâm, Rabiton và sự tác động đồng thời của hai chế phẩm lên sự phát triển trí tuệ kết qủa thu đợc phản ánh trong bảng sau:

Bảng 21: ảnh hởng của chế phẩm lên sự phát triển trí tuệ

Thời gian Nhóm

nghiên cứu

0 ngày 60 ngày Tỷ lệ biến đổi (%) Nhóm H 43,57 ± 1,56 47,43 ±1,66 8,86

Nhóm R 41,47 ±1,34 44,14 ±1,42 5,97 Nhóm K 43,14 ± 1,32 46,0 ±1,46 6,63 Nhóm I 45,14 ± 1,37 43,14 ±1,61 - 4,43

-

Kết quả thu đợc ở bảng 21 cho thấy: chỉ số thông minh ( IQ) trung bình của các nam sinh viên ở các nhóm thực nghiệm đều đợc tăng lên đáng kể. Trong đó: nhóm bổ sung viên nang Hải sâm tăng mạnh nhất, tiếp đến là nhóm bổ sung đồng thời 2 chế phẩm và cuối cùng là nhóm bổ sung viên nang Rabiton. Cụ thể nh sau:

Nhóm bổ sung viên nang Hải sâm: Chỉ số IQ trung bình trớc khi nghiên cứu là 43,57 ± 1,56 điểm tơng đơng với điểm cetiles là 50, đợc xếp vào đối tơng có trí lực trung bình. Sau 60 ngày bổ sung viên nang Hải sâm, chỉ số thông minh trung bình là 47,43 ± 1,66 điểm. Tơng đơng với điểm cetiles là 75. Mặc dù sau khi bổ sung chế phẩm viên nang Hải sâm, trí lực vẫn đợc xếp vào loại trung bình nhng chỉ số thông minh có tăng lên, tơng đơng với tỷ lệ biến đổi là 8,86%.

Nhóm bổ sung viên nang Rabiton: chỉ số thông minh trớc khi nghiên cứu đạt 41,71 ± 1,34 điểm, tơng ứng với điểm cetiles: 50, đợc xếp vào đối tợng có trí lực trung bình. Sau 60 ngày bổ sung chế phẩm viên nang Rabiton đạt: 44,14 ±

1,42 điểm. Mặc dầu sau khi bổ sung chế phẩm viên nang Rabiton, trí lực vẫn đợc xếp vào loại trung bình nhng chỉ số thông minh có tăng lên, tơng đơng với tỷ lệ biến đổi 5,97%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyền Thu Hiền[20].

Nhóm bổ sung đồng thời hai chế phẩm: chỉ số thông minh trớc khi nghiên cứu đạt: 43,14 ± 1,32 điểm, tơng ứng với điểm cetiles 50, Sau 60 ngày bổ sung chế phẩm đạt 46,0 ± 1,46 điểm, tơng đơng với điểm cetiles 75. Mặc dầu trớc và sau khi bổ sung chế phẩm, trí lực đều đợc xếp vào loại trung bình. Nhng chỉ số thông minh đợc tăng lên đáng kể, tơng ứng với tỷ lệ biến đổi là 6,63%.

Riêng nhóm đối chứng: chỉ số thông minh trớc khi nghiên cứu là 45,14±

1,37 điểm, sau 60 ngày với chế độ tập luyện nh nhau, nhng không đợc bổ sung chế phẩm Hải sâm,Rabiton hoặc đồng thời hai chế phẩm, thì chỉ số thông minh có phần giảm xuống và chỉ đạt 43,14 ± 1,61 điểm. Mặc dù trớc và sau 60 ngày tập luyện, chỉ số thông minh vẫn đợc xếp vào loại trung bình. Nhng so với trớc khi tập luyện chỉ số thông minh giảm 4,43%.

Từ kết quả thu đợc trình bày trong bảng 21, chúng tôi rút ra nhận xét: các chế phẩm viên nang Hải sâm, Rabiton có tác dụng tốt tới sự phát triển trí lực ở nam sinh viên NKTDTT. Chỉ số thông minh đợc tăng lên là do trong chế phẩm Hải sâm, Rabiton có hàm lợng Fe, Zn, Cu hữu cơ cao. Đây là các nguyên tố cần

-

cho :sự tạo máu, trí nhớ, trí thông minh, làm tăng khả năng tái tạo các thông tin đã lu giữ tại các vùng của thuỳ trán của đại não.

Chỉ số thông minh tăng, chứng tỏ tình trạng sức khoẻ của nam sinh viên NKTDTT cũng đợc tăng lên. Đúng nh nhận định của Raven, 1956: "Khả năng t duy cao nhất của con ngời phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ và có thể tập luyện nâng cao thêm nhng tốc độ hoạt động trí lực cho chính xác còn phụ thuộc nhiều

hơn nữa vào tình trạng sức khoẻ". Điều này cũng giúp chúng ta lý giải sự giảm

sút trí lực của nhóm sinh viên dùng giả dợc (Placebo).

43.57 47.43 47.43 41.47 44.14 43.14 46 45.14 43.14 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 C hỉ số I Q Nhóm H Nhóm R Nhóm K Nhóm I Nhóm nghiên cứu

Biểu 7: Biểu diễn ảnh hưởng của chế phẩm lên chỉ số thông minh (IQ)

0 ngày 60 ngày

3.3.2. ảnh hởng của chế phẩm Hải sâm, Rabiton lên điện não đồ.

Một trong các chỉ tiêu đánh giá trạng thái hoạt động chức năng của hệ thần kinh trung ơng tốt nhất là sự thay đổi dòng điện. Để thực hiện điều này, ngời ta ( A. Đrian, Berger, 1934) đã sử dụng phơng pháp ghi điện não.

Điện não đồ thể hiện hoạt động của tập hợp các tế bào thần kinh tại một vùng nhất định của vỏ não, cũng nh trạng thái chức năng của não nói chung. Dựa vào nó ngời ta có thể xác định đợc mối tơng quan trong hoạt động chức năng giữa vỏ não và các nhân dới vỏ và sự tham gia của chúng vào quá trình tiếp nhận các xung động hớng tâm. Những tiêu chuẩn đánh giá hoạt động điện của não bộ, bao gồm sự thay đổi về tần số, biên độ và qui luật phân bố các sóng ở các vùng khác

-

nhau của não bộ thuộc mọi lứa tuổi. Trong phần này chúng tôi xem xét sự thay đổi điện não đồ vùng chẩm, vùng trán của nam sinh viên năng khiếu thể dục thể thao Trờng Đại học Vinh dới ảnh hởng của viên nang Hải sâm, Rabiton và sự tác động đồng thời của hai chế phẩm Hải sâm và Rabiton lên các chỉ số: Tần số , biên độ và chỉ số xuất hiện của các sóng điện não.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hải sâm rabiton lên các chỉ tiêu thể lực, thể chất và hoạt động thần kinh của sinh viên năng khiếu thể dục thể thao trường đại học vinh (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w