Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tốc độ ra lá của cây

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô nếp lai MX4 trong vụ đông xuân 2008 tại xã nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 28 - 32)

I. Đặt vấn đề

3.1.2.Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tốc độ ra lá của cây

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.2.Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tốc độ ra lá của cây

Lá là cơ quan quang hợp thực vật ngoài ra còn có các phần xanh khác như bẹ lá, thìa lá củng có khả năng biến năng năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học. Lá liên quan đến quá trình

sinh trưởng, phát triển của cây ngô. Do đó lá có đặc điểm vê hình thái củng như cấu tạo giải phẩu thích hợp với chức năng quang hợp. Nếu cây có bộ lá phát triển tốt thì tổng hợp được nhiều chất hữu cơ để nuôi cây và nuôi bắp sau này, nhưng ngược lại cây có bộ lá kém phát triển sẻ làm giảm quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô.

Sự tăng trưởng chiều cao cây có mối quan hệ chặt chẽ với sự tăng trưởng về số lá. Khi cây ngô đạt chiều cao lớn nhất cùng là lúc cây có số lá tối đa. Sự phát triển của bộ lá do tương tác của các yếu tố giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật thâm canh.

Qua quá trình nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sự phát triển của bộ lá thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tốc độ ra lá của cây qua các giai đoạn.

CT Sau khi mọc …(ngày)

20 30 40 50 60

Số lá Số lá Tăng Số lá Tăng Số lá Tăng Số lá Tăng I 6,87a 9,57a 2,70 15,13a 5,56 16,83a 1,70 17,02a 0,19 II 6,93a 9,97a 3,04 15,60ab 5,63 16,97a 1,37 17,17a 0,2 III 7,17a 10,2a 3,03 16,03bc 5,83 17,10a 1,07 17,36a 0,26 IV 7,07a 10,4a 3,33 16,40bc 6,00 17,20a 0,80 17,40a 0,20 V 7,03a 10,1a 3,07 16,07c 5,97 17,00a 0,93 17,53a 0,53

- Giai đoạn 20 ngày sau khi mọc

Đây là giai đoạn cây phân hóa lóng, rễ đốt hình thành và phát triển mạnh. Tốc độ ra lá tăng hơn giai đoạn trước.

Mức phản ứng của liều lượng đạm đến số lá thể hiện công thức bón với liều lượng đạm khác nhau và công thức đối chứng không bón đạm không thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về chỉ tiêu này.

Các công thức thể hiện mức độ ra lá giao động trong khoảng 6,87 – 7,17 đây là khoảng cách giữa công thức đối chứng không bón đạm với công thức bón với mức 80kg N/ha. Các công thức khác có số lá 40kg N/ha (6,87 lá), 120kg N/ha (7,07 lá) và 160kg N/ha (7,03 lá).

- Giai đoạn 30 ngày sau khi mọc

Giai đoạn ngô vươn cao thân lá phát triển mạnh, bộ rể ăn sâu và tỏa rộng.

Kết quả thí nghiệm cho thấy giữa các công thức thí nghiệm không thấy sai khác có ý nghĩa thống kê về chỉ tiêu này.

Công thức đối chứng đạt số thấp nhất là 9,57. Đạt số lá cao nhất 10,4 lá khi tăng mức bón lên 120kg N/ha. Bón với mức 40kg N/ha đạt số lá 9,97 lá cao hơn so với đối chứng nhưng lại thấp hơn so với bón lượng đạm 80kg N/ha (10,2 lá) và 160kg N/ha (10,1 lá).

Tốc độ ra lá trong 10 ngày kể từ giai đoạn 20 ngày sau khi mọc đến 30 ngày sau khi mọc được thể hiện. Tăng chậm nhất là công thức đối chứng không bón đạm đạt 2,7 lá/10ngày. Tăng nhanh nhất khi bón với mức đạm 120kg N/ha đạt 3,33 lá/10ngày. Còn các công thức bón với liều lượng 40kg N/ha (3,04 lá/10 ngày), 80kg N/ha ( 3,03 lá/10 ngày), 160kg N/ha (3,07lá/10ngày).

- Giai đoạn 40 ngày sau khi mọc

Giai đoại này ngô đã bước vào giai đoạn xoắn ngọn bộ lá phát triển đạt tốc độ nhanh nhất trong chu kỳ sống của cây. Ảnh hưởng của liều lượng đạm trong giai đoạn này được kết quả như sau.

Không có sự sai khác có ý nghĩa về chỉ tiêu số lá đối với ba công thức bón với mức 120kg N/ha (16,4 lá), 80kg N/ha (16,03 lá), 160kg N/ha (16,07 lá). Nhưng với mức bón 120kg N/ha lại có sự sai khác có ý nghĩa với mức bón 40kg N/ha (15,60 lá) và công thức đối chứng đối chứng không bón đạm (15,13 lá).

Với ba mức bón 40kg N/ha, 80kg N/ha, 160kg N/ha không thấy sai khác có ý nghĩ về chỉ tiêu này nhưng hai mức bón 80kg N/ha, 160kg N/ha lại có sự sai khác có ý nghĩ với mức bón 40kg N/ha và công thức đối chứng. Giữa mức bón 40kg N/ha và công thức đối chứng không có sai khác có ý nghĩa về chỉ tiêu này.

Tốc độ ra lá của các công thức thí nghiệm thể hiện: Tốc độ ra lá đạt cao nhất vẫn là công thức bón với mức 120kg N/ha đạt 6,00 lá/10ngày. Tăng chậm nhất là công thức đối chứng không bón đạm đạt 5,56 lá/10ngày. Còn các mức bón với liều lượng khác nhau 160kg N/ha (5,97 lá/10ngày), 80kg N/ha (5,83 lá/10ngày) và 40kg N/ha (5,63 lá/10ngày).

- Giai đoạn 50 ngày sau khi mọc

Cây ngô bước vào giai đoạn trổ cờ, tung phấn bộ lá phát triển tương đối đầy đủ. Giai đoạn này nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô rất cao vì vậy cung cấp phân bón cân đối hợp lý là yếu tố cần thiết đáp ứng nhu cầu rất dinh dưỡng cho cây phát triển tạo năng suất cao.

Qua bảng số liệu cho thấy giữa các công thức thí nghiệm không thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê về chỉ tiêu này.

Số lá trong giai đoạn này giao động trong khoảng 16,83 – 17,2 lá đây là khoảng cách giữa công thức đối chứng với công thức bón với mức 120kg N/ha. Còn các công thức bón với liều lượng đạm 40kg N/ha (16,97 lá), 80kg N/ha (17,1 lá), 160kg N/ha (17,00 lá).

Tốc độ ra lá trong giai đoạn này chậm hơn giai đoạn trước đó. Công thức bón với liều lượng đạm 120kg N/ha có tốc độ ra lá chậm nhất 0,8 lá/10ngày. Tốc độ ra lá của công thức đối chứng lúc này đạt cao nhất 1,7 lá/10ngày. Các công thức còn lại 40kg N/ha (1,37 lá/10ngày), 80kg N/ha (1,07 lá/10 ngày), 160kg N/ha (0,93 lá/10ngày).

- Giai đoạn 60 ngày sau khi mọc

Cây bước vào giai đoạn phát triển hoàn thiện thân lá, cây tập trung dinh dưỡng để nuôi bắp và cờ vì vậy tốc độ ra lá trong giai đoạn này đạt thấp nhất.

Qua nghiên cứu cho thấy, giữa các công thức tham gia thí nghiệm không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về chỉ tiêu này.

Số lá trong giai đoạn này giao động trong khoảng 17,02 - 17,4 lá đây là khoảng cách giữa công thức đối chứng với công thức bón với mức 120kg N/ha. Còn các công thức bón với liều lượng đạm 40kg N/ha (17,17lá), 80kg N/ha (17,36 lá), 160kg N/ha (17,40 lá). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tốc độ ra lá cao nhất là mức bón 160kg N/ha 0,4 lá/10ngày còn các công thức khác giao động trong khoảng 0,19 – 0,27 lá/10ngày.

* Kết luận:

Bón đạm làm cho bộ lá phát triển tốt. Tuy nhiên ảnh hưởng liều lượng đạm khác nhau liên quan đến chỉ tiêu này ở các công thức chưa thể hiện sự sai khác có ý nghĩa vào các giai đoạn cuối thời kỳ sinh trưởng. Vì vậy ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chỉ tiêu này chưa đánh giá năng suất thực thu sau này.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô nếp lai MX4 trong vụ đông xuân 2008 tại xã nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 28 - 32)