Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô nếp lai MX4 trong vụ đông xuân 2008 tại xã nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 52 - 59)

I. Đặt vấn đề

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.4.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng

nằng suất

Năng suát là kết qủa cuối cùng của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Là chỉ tiêu quan trọng đánh giá ý nghĩa của thí nghiệm. Năng suất phụ thuộc vào giống, điều kiện thời tiết và kỹ thuật thâm canh. Trong đó đạm là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tạo năng suất.

Do vây, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và nằn suất của cây. Nhằm chọn ra mức đạm phù hợp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt tạo năng suất thực sự tương xứng với tiềm năng của giống thí nghiệm. Từ đó tạo cơ sở khoa học cho biện pháp tăng năng suất ngô áp dụng và sản xuất.

Qua theo dõi chúng tôi đã thu được kết quả thê hiện bảng sau:

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. CT hiệu/ câyBắp hữu Hàng/bắp Hạt/hàng P1000 hạt

(gam)

NSLT

(tạ/ha) (tạ/ha)NSTT

I 1a 11,67a 18,97a 261,01a 45,63a 36,13a

II 1a 12,1a 22,07a 276,06b 57,09b 47,58b

III 1,1a 13,03b 24,36b 286,07c 73,05c 60,78c

IV 1,4b 14,7c 28,8c 298,69e 86,79d 72,54d

V 1,3b 13,53b 26,9bc 292,53d 76,95d 65,28c

LSD(5%) 0,15 0,83 2,56 3,51 3,97 5,74

- Số bắp hữu hiệu/cây

Qua theo dõi chúng tôi thấy: Mỗi cây đều có từ 1 – 3 bắp hữu hiệu trên cây. Công thức có bắp hữu hiệu cao nhất là công thức bón với lượng đạm 120kg N/ha (1,4 bắp/cây). Công thức bón với mức 160kg N/ha có số bắp hữu hiệu cao tương đối bắp/cây. Khi giảm mức bón xuống còn 80kg N/ha thì bắp hữu hiệu đạt 1,1 bắp. Thấp nhất là giống đối chứng không bón đạm và công thức bón với mức 40kg N/ha.

Nguyên nhân với đặc tính di truyền có từ 1 – 3 bắp hữu hiệu/cây. Nhưng đối với công thức có bón đạm thì chưá đầy đủ N để nuôi bắp nên cây thường đạt số bắp tối đa còn những công thức không bón đạm hoặc bón ít thường thiếu N do vậy cây chỉ đạt 1 bắp hữu hiệu/cây và xuất hiện nhiều bắp mù.

- Số hànghạt/bắp

Số hàng hạt/bắp là chỉ tiêu có liên qua tỷ lệ thuận với năng suất lý thuyết.Qua nghiên cứu cho thấy số hàng hạt/bắp đạt cao nhất là công thức bón với mức 120kg N/ha (14,7 hàng/bắp), cao hơn rất nhiều so với đối chứng.

Các công thức bón với mức đạm khác nhau đạt số hàng/bắp 40kg N/ha (12,1 hàng/bắp), 80kg N/ha (13,03 hàng/bắp) và 160kg N/ha (13,53 hàng/bắp).

Kết quả thể hiện với những công thức bón đạm cây thường đạt số hàng/bắp cao hơn đối chứng. Đạt cao nhất vẫn tương xứng với đặc tính di truyền của giống.

Giữa công thức không bón đạm và công thức bón với mức 40kg N/ha không thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về chỉ tiêu hàng/bắp nhưng chúng lại sai khác có ý nghĩa thống kê với công thức còn lại về chỉ tiêu này. Hai mức bón 80kg N/ha và 160kg N/ha không thấy sự sai khác có ý nghĩa về chỉ tiêu này nhưng chúng có sự sai khác có ý nghĩa với công thức 120kg N/ha.

- Số hạt/hàng

Số hạt/ hàng là một đặc tính di truyền tương đối ổn định của giống nhưng khi tác động những biện pháp kỹ thuật khác nhau củng làm cho đặc tính có nhiều biến đổi. Đặc biệt trong thời gian cây tung phấn, phun râu nếu gặp điều kiện ngoại cảnh bất thuận (mưa, sâu hại...) thì quá trình thụ phấn thụ tinh không hoàn toàn khả năng kết hạt phấn giảm.

Qua số liệu cho thấy: công thức đối chứng đạt số hạt/hàng thấp nhất 18,97 hạt. Khi có bón đạm với mức thấp 40kg N/ha thì số hạt/hàng có tăng lên cao hơn so với đối chứng nhưng vẩn chỉ đạt 22,07 hạt. Cao nhất là công thức bón với mức 120 kg N/ha (28,8 hạt). Còn các công thức 80kg N/ha (25,03 hạt) và 160kg N/ha (20,9 hạt).

Công thức đối chứng không bón đạm và công thức bón với mức đạm thấp thể hiện số hạt/hàng nhỏ nhất vì trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây mất cân đối dinh dưỡng đặc biệt là N nên trong quá trình tung phấn, phun râu hai công thức có số lượng hạt phấn không nhiều lại bị sâu hại, quá trình thụ phấn xãy ra không hoàn toàn nên khả năng kết hạt giảm, hạt thưa không đồng đều. Còn công thức bón với mức đạm cao 160kg N/ha cây sinh trưởng thân lá kéo dài, thu hút sâu hại hạn chế hình thành hạt nhưng có số hạt/hàng tương đồng với công thức bón với mức 80kg N/ha. Do vậy khi bón với lượng 120 kg N/ha cây hầu như sinh trưởng thuận lợi tạo tiền đề hình thành số hạt/hàng đạt cao nhất so với các công thức khác.

Giữa công thức đối chứng và công thức bón với mức 40kg N/ha không thấy sai khác về chỉ tiêu này nhưng công thức đối chứng lại thấy sai khác với các mức bón còn lại về chỉ tiêu hat/hàng. Công thức bón với mức 40kg N/ha không thấy sai khác với công thức 120 kg N/ha và 160kg N/ha

về chỉ tiêu này. Với công thức 80kg N/ha ,120kg N/ha và 160kg N/ha không thấy sai khác về mặt thống kê đến chỉ tiêu hạt/hàng.

- Trọng lượng 1000 hạt

Trọng lượng 1000 hạt là chỉ tiêu thể hiện sự cân nặng của hạt. Nếu trọng lượng 1000 hạt tăng sẻ có quan tỉ lệ thuận với số hạt/hàng thì khả năng tạo năng suất thực thu sẽ cao.

Qua theo dõi cho thấy: Công thức có bón đạm có trọng lượng 1000 hạt cao hơn so với công thức đối chứng. Cụ thể khi không bón đạm trọng lượng 1000 hạt đạt 261,01g. Có bón đạm dù liều lượng nhỏ 40kg N/ha trọng lượng 1000 hạt tăng lên tương đối so với đối chứng nhưng chỉ đạt 276,06g. Đạt cao nhất là công thức bón với mức 120kg N/ha (298,69g). Công thức bón với mức 160kg N/ha cũng có trọng lượng 1000 hạt tương đối cao đạt 286,07g.

- Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết có liên quan chặt chẻ với bắp hữu hiệu/cây, hàng hạt/bắp, trọng lượng 1000 hạt. Là kết quả đánh giá sơ bộ về mặt lý thuyết.

Năng suất lý thuyết đạt cao nhất khi bón với mức 120kg N/ha (86,79tạ/ha). Thấp nhất vẩn là công thức đối chứng không bón đạm đạt 36,47 tạ/ha. Khi bón với lượng 80kg N/ha và 160kg N/ha thì tiềm năng năng suất tương đương nhau đạt 73,05 - 76,95 tạ/ha coa hơn so với công thức bón với mức thấp 40kg N/ha (57,09 tạ/ha).

Có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê khi tăng liều lượng đạm từ 40 - 160kg N/ha so với công thức đối chứng về chỉ tiêu này. Giữa công thức bón với mức 80kg N/ha và 160kg N/ha không thấy sai khác thống kê về chỉ tiêu này. Nhưng chúng lại sai khác về mặt thống kê với công thức bón với lượng 120kg N/ha và công thức 40kg N/ha.

- Năng suất thực thu

Năng suất thực thu là kết quả cuối cùng, quan trọng nhất đánh giá về hiệu lực sử dụng phân đạm của các công htức thí nghiệm.

Qua bảng số liệu ta thấy: Năng suất thực thu đạt thấp nhất 30,15 tạ/ha. Đạt cao nhất bón với lượng 120kg N/ha (72,54 tạ/ha) và các mức bón còn lại thể hiện năng suất 40kg N/ha (45,58 tạ/ha), 80kg N/ha (60,79 tạ/ha) và 160kg N/ha (65,28 tạ/ha). Thấy sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê đối với chỉ tiêu này khi tăng lượng phân đạm từ 40 - 160 kg N/ha so với công thức đối chưng không bón đạm.

Chúng tôi đánh giá cao về khả năng cho năng suất của công thức bón với mức 120kg N/ha đạt tới 72,54 tạ/ha. Còn các mức bón với liều lượng thấp hợn hay quá cao điều đó làm mất cân bằng dinh dưỡng thường thu hút sâu hại nên khả năng tạo năng suất thấp. Khi bón với mức 120kg N/ha ngay từ đầu quá trình sinh trưởng đến cuối thời kỳ sinh trưởng cây được cung cấp dinh dưỡng cân đối nên khả năng đề kháng sâu bệnh hại cao hơn so với các công thức khác. Nếu bị sâu bệnh hại cũng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng tạo năng suất thực thu.

* Kết luận

Đạm là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất ngô tạo cơ sỏ khoa học cho biện pháp tăng suất ngô để đưa vào thực tế sản xuất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

1) Đạm là yếu tố dinh dưỡng có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Ảnh hưởng đến chiều cao cây giao động trong khoảng 158,59 – 194,51cm, nhưng đạm lại không làm thay đổi số lá/cây.

2) Bón đạm cho ngô có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tích luỹ chất khô và diện tích lá của cây. Với công thức có bón đạm khối lượng vật chất khô và diện tích lá cao hơn so với công thức đối chứng không bón đạm.

3) Khả năng phản ứng của liều lượng đạm đến hình thái của cây và bắp có nhiều thay đổi. Cụ thể công thức có bón đạm thường làm cho các chỉ tiêu về hình thái cây và bắp ưu thế hơn so với công thức đối chứng.

4) Bón đạm có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát sinh phát triển của sâu bệnh. Công thức có bón đạm với liều lượng cao 160 kg N/ha và công thức đối chứng thường bị bệnh hại nhiều.

5) Dưới ảnh hưởng của liều lượng đạm năng suất của giống thí nghiệm thể hiện: Không bón đạm năng suất đạt thấp nhất 36,13 tạ/ha, khi bón với liều lượng đạm 120kg N/ha cây luôn sinh trưởng thuận lợi cho năng suất cao 72,54 tạ/ha. Bón với mức đạm 40 kg N/ha năng suất đạt 47,58 tạ/ha, 80kg N/ha đạt 60,78 tạ/ha, 160kg N/ha năng suất đạt 65,28 tạ/ha.

KIẾN NGHỊ

Thí nghiệm cần được tiến hành trên nhiều chân đất, nhiều vùng tiểu khí hậu khác nhau nhằm đưa lại kết quả xác đáng tin cậy hơn. Để từ đó áp dụng vào thực tiển sản xuất một cách có hiệu quả.

Cây ngô khi trồng trên đất cát pha ở vùng Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An nên bón lượng đạm 120kg N/ha với nền 13 tấn phân chuồng + 500kg Vôi + 350kg Lân + 150kg Kali.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đinh Thế Lộc, Giáo trình cây lương thực, Nxb Nông Nghiệp – 1997, Tr 34.

[2] PGS.TS Đường Hồng Dật, Cây ngô và kỹ thuật thâm canh tăng năng

suất, Nxb Lao động xã hội, Tr 58

[3] Đỗ Tuấn Khiêm. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất ngô trên đất một vụ ở các tỉnh Miền Núi Đông Bắc. Đề tài KN 01 –

05, bộ NN&PTNT, Nxb Nông Nghiệp – 1995.

[4] Lê Văn Bốn, So sánh một số giống ngô lai trong vụ Xuân - 2007 ở Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ Tp Vinh - Nghệ An, Khóa luận tốt nghiệp – 2007, Tr 26.

[5] Ngô Hữu Tình, Cây ngô, Nxb Nghệ An – 2003. Tr49 - 53. [6] Ngô Hữu Tình, Cây ngô, Nxb Nghệ An – 2003. Tr 7.

[7] PGS.TS Nguyễn thế Hùng, Giáo trình kỹ thuật trồng cây màu, Nxb – Hà Nội, Tr 59.

[8] PGS.TS Nguyễn thế Hùng, Giáo trình kỹ thuật trồng cây màu, Nxb – Hà Nội, Tr 62.

[9] PGS.TS Nguyễn thế Hùng, Giáo trình kỹ thuật trồng cây màu, Nxb – Hà Nội, Tr 72.

[10] Nguyễn Văn Bộ (biên soạn), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, Nxb NN – 2005. Tr2.

[11] Nguyễn Văn Bộ (biên soạn), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, Nxb NN – 2005. Tr 6;

[12] PGS.TS Trần Văn Minh, Cây ngô nghiên cứu và sản xuất, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội – 2004. Tr 53.

[13] PGS.TS Trần Văn Minh, Cây ngô nghiên cứu và sản xuất, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội – 2004. Tr 3, Tr 6

[14] Trần Văn Minh, Cây ngô nghiên cứu và sản xuất, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội – 2004. Tr 54.

[15] PGS.TS Trần Văn Minh, Cây ngô nghiên cứu và sản xuất, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội – 2004. Tr191.

[16] PGS.TS Trần Văn Minh, Cây ngô nghiên cứu và sản xuất, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội – 2004. Tr192.

[17] PGS.TS Trần Văn Minh, Cây ngô nghiên cứu và sản xuất, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội – 2004. Tr194.

[18] PGS.TS Trần Văn Minh, Cây ngô nghiên cứu và sản xuất, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội – 2004. Tr195.

[19] PGS.TS Trần Văn Minh, Cây ngô nghiên cứu và sản xuất, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội – 2004. Tr198.

[20] Báo cáo kết quả sản xuất Nông Nghiệp và phương hướng nhiệm vụ năm 2008. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An

[21] Đất và phân bón, Nxb Nông Nghiệp – 1998. Tr28.

[22] Đất và phân bón, Nxb Nông Nghiệp – 1998. Tr83 - 84.

[23] Quy phạm khảo nghiệm giống ngô, Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm

giống cây trồng Trung Ương – 2001. Tr94

[24] Sổ tay phương pháp nhiên cứu khoa học ngành Nông Học, Đại Học Huế

- 1998. Tr37 - 38.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô nếp lai MX4 trong vụ đông xuân 2008 tại xã nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w