Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô nếp lai MX4 trong vụ đông xuân 2008 tại xã nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 48 - 52)

I. Đặt vấn đề

3.4.1.Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.4.1.Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại

Tuỳ vào từng giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật thâm canh mà mức độ gây hại của sâu bệnh khác nhau. Trong bất kỳ một giai đoạn nào của cây trồng mỗi giai đoạn đều xuất hiện bệnh hại và mức độ gây hại khác nhau.

Diễn biến của sâu bệnh hại được ghi nhận ở bảng 3.7

Bảng 3.7: Ảnh hưởng liều lượng đạm đến sâu bệnh hại của các công thức.

CT Tình hình sâu hại Bệnh hại (điểm)

Sâu xám(%) Đục thân(%) Đục bắp(%) Rệp cờ (điểm) Đốm lá lớn Đốm lá nhỏ Khô vằn Gĩ sắt I 0,28 9,7 7,5 2 2 2 2 2 II 0,93 11,38 7,12 1 2 1 2 2 III 1,26 12,6 8,76 1 1 1 1 1 IV 1,53 12,78 9,4 1 1 1 1 1 V 1,62 14,64 9,86 2 2 2 1 2 - Sâu xám

Sâu xám xuất hiện vào giai đoạn cây con thường hoạt động vào đêm. Phá hại mạnh vào giao đoạn cây mới nhú lên khỏi mặt đất. Sâu thường cắn ngang thân gây thiệt hại lớn làm cho đồng ruộng ngô không đồng đều do đạm quá nhiều.

Qua theo dõi sâu xám xuất hiện hầu hết ở các ô thí nghiệm. Bón đạm cho ngô trong giai đoạn này chưa ảnh hưởng đến mức độ hoạt động ít hay nhiều của sâu xám. Nguyên nhân trong quá trình bón lót cho cây ngô ở các mức đạm khác nhau nhưng bón trong tình trạng đất ẩm ướt vào đầu vụ gieo. Mặt khác phân đạm lúc này cây ngô chưa sử dụng la bao nên tác động của nó đến cây chưa thể hiện sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm với nhau.

Đây là loại sâu phá hại ngô mạnh nhất. Từ khi cây phân hoá lóng sâu đục thân xuất hiện cắn phá nõn lá làm gãy lá. Đến giai đoạn trổ cờ sâu chuyển xuống đục vào thân ngô làm đứt các bó mạnh giảm khả năng vận chuyển nước và chất dinh dưỡng trong thân ngô giãm khả năng tạo năng suất sau này. Cây bị phá hại nặng khi gặp mưa to, gió lớn thường bị đỗ gãy gây thiệt hại lớn.

Trong quá trình theo dõi chúng tôi thấy mức độ phá hại nhẹ là công thức không bón đạm đạt 9,7%. Công thức bón với mức 160kg N/ha mức độ phá hại cao nhất so với các công thức khác đạt 14,64%. Các công thức còn lại giao động trong khoảng 11,38 – 12,78%.

Mức độ phá hại của sâu đục thân ở các công thức có bón đạm và bón với mức đạm cao thì phá hại mạnh vì thân cây của các công thức có bón đạm thường sinh trưởng và phát triển khoẻ chứa các bó mạch to dẫn nhiều nước và dinh dưỡng nên thu sâu đục thân đến phá hại. Tuy nhiên với mức độ phá hại như vậy nhưng củng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng dồi dào của cây. Còn công thức đối chứng không bón đạm thân còi cọc, nhỏ bé, chất dinh dưỡng không dồi dào thu hút sâu đục thân ít hơn.

- Sâu đục bắp

Sâu đục bắp gây hại bằng cách xâm nhập vào đầu mút bắp, tiến sâu vào cắn phá các hạt làm giảm năng suất và phẩm chất thực thu sau này.

Sâu đục bắp phá hại hầu hết các công thức thí nghiệm mắc dù chúng tôi đã tiến hành bắt sâu bằng phương pháp thủ công nhưng mức độ phá hại vẫn xẫy ra. Vì trong giai đoạn này điều kiện khí hậu ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho sâu phát triển rất mạnh ở toàn bộ khu vực thí nghiệm nên khả năng khống chế sâu hại không hoàn toàn.

Công thức bón với liều lượng đạm cao 160kg N/ha sâu đục bắp gây hại 9,86% và 120kgN/ha (9,4%). Gây hại nhẹ hơn khi bón với lượng 80kg N/ha (8,76%). Sâu đục bắp gây hại mức độ nhẹ nhất khi bón với mức 40kg N/ha (7,12%). Còn công thức đối chứng không bón đạm sâu gây hại 7,5%. Nguyên nhân củng như sâu đục thân thì sâu đục bắp thường tìm đến nhưng bắp chứa sít hạt giàu dinh dưỡng tiến hành gây hại nhiều hơn nhưng bắp nhỏ, hạt thưa.

- Rệp hại ngô

Rệp thường hút nhựa ở nõn lá phần bẹ lá và bông cờ làm cho cây suy yếu biến dạng, hạt phấn giảm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn thụ tinh của cây.

Rệp phá hại ở mức độ trung bình ở công thức đối chứng không bón đạm và công thức bón với liều lượng cao nhất cho điểm 2. Còn các mức bón còn lại gây hại ở mức đọ nhẹ cho điểm 1.

- Bệnh đốm lá

Bệnh thường phá hại vào thời kỳ ngô vươn cao đặc biện sau khi ngô trổ cờ đến chín sáp. Bệnh làm giảm khả năng quang hợp và rút ngắn tuổi thọ của lá.

Các công thức đều cho thấy đều bị nhiễm bệnh đốm lá lớn và đốm lá nhỏ. Công thức bón với liều lượng đạm cao 160kg N/ha và công thức đối chứng có mức độ nhiểm trung bình cho điểm 2. Với bệnh đốm lá lớn thì công thức bón với mức 40kg N/ha củng nhiểm mức độ trung bình. Các công thức còn lại nhiểm bệnh với mức độ nhẹ (điểm 1).

- Bệnh khô vằn

Cây bị bệnh làm lá khô dần lại giảm khả năng quang hợp, tích luỹ chất hữu cơ làm cho năng suất giãm.

Theo dõi cho thấy công thức không bón đạm và công thức bón đạm thấp nhất 40kg N/ha mức độ nhiễm bệnh trung bình cho điểm 2. Các công thức còn lại nhiễm bệnh nhẹ (điểm 1).

- Bệnh gỉ sắt

Bệnh phát sinh, phát triển trong điều kiện ẩm ướt. Nếu tác động biện pháp kỹ thuật bón phân không thích hợp củng dễ làm cho bệnh lây lan nhanh.Bệnh gây hại nặng làm cho ngô sớm lụi tàn, hạt lép nhỏ. Mức độ gây hại trung bình ở các công thức 160kg N/ha, 40kg N/ha và công thức đối chứng cho mức điểm 2. Gây hại nhẹ là công thức bón với mức 80kg N/ha và 120kg N/ha (điểm 1) * Kết luận

Bón đạm cho ngô là yếu tố tác động rất lớn đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại. Nếu bón thừa đạm thì cây kéo dài thơì gian sinh trưởng, lá xanh lốp đỗ sẽ thu hút sâu bệnh hại. Thiếu đạm cây còi cọc khả năng đề kháng bệnh hại kém. Vì vậy bón đạm cân đối P,K tạo điều kiện cho cây sinh trưởng thuận lợi sâu bệnh gây hại nhưng củng có thể không ảnh hưởng nhiều đến năng suất thực thu sau này.

3.4.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến khả năng chống đỗ của cây

Khả năng chống đỗ phản ảnh sự chống chịu của cây trước điều kiện khí hậu bất thuận mưa to và gió lớn. Là chỉ tiêu có liên quan mật thiết với tỉ lệ giữa chiều cao đóng bắp và chiều cao cây cuối

cùng. Khả năng chống đổ phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Cây được tác động biện pháp kỹ thuật thích hợp thì rể chân kiềng ăn sâu, toả rộng, chiều cao cây, bộ lá, chiều cao đóng bắp và đường kính lóng gốc phát triển có lợi cho khả năng chống đổ.

Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.8

Bảng 3.8: Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chống đổ của các công thức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CT Khả năng chống đỗ

Chiều cao đóng bắp/ chiều cao cây

I 50,79 7,3 4,8

II 45,93 4,5 2,3

III 43,19 3,6 1,2

IV 34,7 3,1 1,7

V 38,13 4.2 2,8

- Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây

Bón đạm cho cây với liều lượng khác nhau đã làm cho tỷ lệ này có nhiều biến đỗi. Công thức có khả năng chống đổ tốt nhất là công thức 120kg N/ha (34,7%), khi bón với liều lượng 160 kg N/ha cây có khả năng chống đổ khá tốt với 38,13%. Khả năng chống đổ kém nhất là công thức đối chứng. Công thức 80 kg N/ha (43,19%) và công thức 40kg N/ha (45,93%).

- Tỉ lệ đổ thân

Tỉ lệ đỗ thân được theo dõi bằng cách đếm số cây bị đổ thân trên tổng số cây trên ô thí nghiệm vào giai đoạn gần thu hoạch.

Tỉ lệ đổ thân cao nhất là công thức đối chứng không bón đạm đạt 7,3%. Đạt thấp nhất khi bón với lượng 120kg N/ha (3,1%) và 80kg N/ha (3,6%). Công thức bón với mức 160kg N/ha (4,2%) và 40kg N/ha (4,5%).

Tỷ lệ đổ rể giao động trong khoảng (1,2 – 4,8%). Công thức bón với liều lượng đạm 80 kg N/ha có tỉ lệ thấy nhất đạt 1,3%. Công thức có tỷ lệ đổ rể cao nhất vẩn là công thức đối chứng. Các công thức còn lại đạt tỷ lệ 40 kg N/ha (2,3%), 120kg N/ha (1,7%) và 160kg N/ha (2,8%).

* Kết luận

Công thức đối chứng thường còi cọc, bộ rể kém phát triển và chiều cao đóng bắp cao nên khả năng chống đỗ của công thức này thường kém nhất. Công thức bón với lượng đạm thích hợp sẻ sinh trưởng thân lá tương đối có lợi cho khả năng chống đổ.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô nếp lai MX4 trong vụ đông xuân 2008 tại xã nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 48 - 52)