Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chỉ tiêu thân lá của cây

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô nếp lai MX4 trong vụ đông xuân 2008 tại xã nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 33 - 37)

I. Đặt vấn đề

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chỉ tiêu thân lá của cây

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chỉ tiêu thân lá

CT Chiều caocây cuối cùng (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Diện tích lá đóng bắp (cm2) Đường kính lóng gốc (cm) Số lá xanh Khi thu hoạch (cm) Màu sắc lá

I 158,59a 80,55a 679,40a 1,70a 7,60a Xanh nhạt

II 166,34b 76,40a 723,85b 1,73ab 7,67a Xanh nhạt

III 175,65c 75,87b 729,2c 1,80ab 8,33ab Xanh

IV 194,51e 67,50b 733,68d 1,97c 8,90b Xanh đậm

V 183,75d 70,07b 726,14bc 2,07bc 8,80b Xanh đậm

CV% 2,2 3,4 1,0 8,9 3,8 --

LSD

(5%) 6,61 4,73 13,13 0,31 0,59 --

- Chiều cao cây cuối cùng

Đây là một chỉ tiêu quan trọng nó phản ánh quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô có liên quan đến khả năng chống đổ. Thể hiện mỗi mức bón đạm thì cây cũng đạt chiều cao cuối cùng khác nhau.

Qua bảng số liệu cho thấy chiều cao tăng dần với mức bón đạm, giao động trong khoảng 158,59 – 194,51cm. Giữa các công thức thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về chỉ tiêu chiều cao cây cuối cùng.

Chiều cây cuối cùng đạt cao nhất khi bón với mức đạm 120kg N/ha đạt 194,51cm, thấp nhất là công thức đối chứng không bón đạm 158,59cm. Còn các múc bón còn lại 160kg N/ha (183,76cm), 80kg N/ha (175,65cm), 40kg N/ha (166,34cm).

- Chiều cao đóng bắp

Chiều cao đóng bắp được xác định từ mặt đất đến vị trí đóng bắp trên cùng. Đây là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của ngô. Chiều cao đóng bắp có liên quan đến khả năng chống đổ, chống chịu sâu bệnh, khả năng thụ phấn, thụ tinh. Bắp đóng vị trí quá cao hoặc quá thấp đều không có lợi cho cây. Nếu bắp đóng quá cao dễ bị đổ gảy ngược lại quá thấp sẻ gây khó khăn cho thụ phấn thụ tinh.

Trong thí nghiêm cho thấy chiều cao đóng bắp có tương quan tỷ lệ nghịch với chiều cao thân chính. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chiều cao đóng bắp trong từng công thức thể hiện rất rõ. Công thức đối chứng không bón đạm có chiều cao đóng bắp đạt nhất 80,55cm. Không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa công thức 40kg N/ha (76,4cm) và 80kg N/ha (75,87cm). Nhưng với hai mức bón này và công thức đối chứng lại có sai khác ý nghĩa thống kê với mức bón 120kg N/ha (67,5 cm) và mức bón 160kg N/ha (70,07cm). Giữa hai mức bón 120kg N/ha và 160kg N/ha không thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về chỉ tiêu này.

Chiều cao đóng bắp là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu lực phân đạm. Các mức bón 120kg N/ha và 160kg N/ha cây ngô có chiều cao đóng bắp thấp hơn so với công thức đối chứng không bón đạm và củng thấp hơn so với hai mức bón còn lại.

- Diện tích lá đóng bắp

Đây là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây ngô và phản ánh khả năng quang hợp, vận chuyển cung cấp dinh dưỡng nuôi bắp. Diện tích lá đóng bắp càng lớn thì khả năng quang hợp càng lớn, tổng hợp nhiều chất hữu cơ cần thiết bắp càng to, hạt càng lớn.

Theo dõi chỉ tiêu này cho thấy: Diện tích lá đóng bắp đạt lớn nhất là 733,68 cm2 khi bón với lượng đạm 120kg N/ha. Công thức đối chứng không bón đạm đạt diện tích nhỏ nhất 679,40 cm2. Các công thức còn lại đạt diện tích lá 40kg N/ha (723,85cm2), 80kg N/ha (729,2 cm2) và 160kg N/ha( 726,14cm2).

Sự sai khác giữa các công thức về chỉ tiêu này thể hiện: Công thức đối chứng thấy sai khác có ý nghĩa thống kê với các công thức khác về chỉ tiêu diện tích lá đóng bắp. Với công thức bón với mức 40kg N/ha củng sai khác có ý nghĩa thống kê với các công thức khác về chỉ tiêu này. Giữa hai mức bón 80kg N/ha và 120kg N/ha không thấy sai khác về chỉ tiêu diện tích lá đóng bắp nhưng chúng lại sai khác có ý nghĩa với các mức bón khác.

Khi bón đạm cho ngô làm cho diện tích lá đóng bắp tăng lên và đạt cao nhất khi bón với liều lượng thích hợp. Không bón đạm làm cho diện tích lá đóng bắp nhỏ nhất. Chỉ tiêu diện tích lá đóng bắp có liên quan khá chặt với năng suất ngô.

- Đường kính lóng gốc

Đây là chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng và khả năng chống đổ của cây. Nếu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì cây sẻ sinh trưởng và phát triển tốt đường kính lóng góc to có khả năng chống đổ. Ngược lại nếu cây thiếu hụt về dinh dưỡng thì thì cây còi cọc, yếu ớt có đường kính lóng bé khả năng chống chịu với ngoại cảnh bất lợi sẻ kém đi.

Khi bón với lượng đạm 120kg N/ha (2,07cm ) không có sai khác ý nghĩa thống kê với mức bón 160kg N/ha (1,97cm) đối với chỉ tiêu này. Nhưng với mức bón 120kg N/ha lại có sự sai khác về mặt thống kê với công thức đối chứng không bón đạm (1,7cm) và các công thức bón với mức 40kg N/ha (1,73cm), 80kg N/ha (1,8cm). Các mức bón 160kg N/ha, 80kg N/ha, 40kg N/ha không thấy sai khác có ý nghĩa thống kê về chỉ tiêu này. Với mức bón 160kg N/ha sai khác có ý nghĩa thống kê với công thức đối chứng không bón đạm. Giữa công thức bón với liều lượng khác nhau 80kg N/ha, 40kg N/ha và công thức đối chứng không có sự sai khác về mặt thống kê đối với chỉ tiêu này.

Bón đạm có ảnh hưởng rất lớn đến sự lớn lên đường kính lóng gốc. Bón với mức đạm đạm 120kg N/ha làm cho cây đạt đường kính lóng lớn nhất 2,07cm. Đường kính lóng gốc nhỏ nhất 1,7cm khi không bón đạm.

Số lá xanh còn lại trên cây khi thu hoạch là chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng quang hợp của cây sau khi đã hoàn thiện cơ quan sinh sản và có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất sau này.

Phân đạm là một trong nhưng yêu tố dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại lá xanh trên cây nhiều hay ít. Số lá xanh trên cây ít thì làm giảm quá trình quang hợp, tích lũy chất hữu cơ vào giai đoạn cuối thời kỳ sinh trưởng và sẻ ảnh hưởng đến năng suất hạt.

Theo dõi số lá xanh còn lại trên cây khi thu hoạch có nhận xét như sau:

Số lá xanh trên cây đạt cao nhất khi bón với mức đạm 120kg N/ha đạt 8,9 lá và 160kg N/ha đạt 8,8 lá. trong khi đó với công thức đối chứng không bón đạm thì số lá xanh còn lại trên cây chỉ đạt 7,6 lá thấp nhất so với các công thức khác.

Các mức đạm khác nhau 120kg N/ha, 160kg N/ha và 80kg N/ha (8,33lá) không thấy sai khác có ý nghĩa thống kê về chỉ tiêu số lá xanh còn lại. Nhưng với hai mức bón 120kg N/ha và 160kg N/ha lại có sai khác có ý nghĩa thống kê với mức bón 80kg N/ha và 40kg N/ha (7,67 lá) và công thức đối chứng không bón đạm(7,6 lá). Giữa hai mức bón 40kg N/ha và 80kg N/ha không sai khác có ý nghĩa về chỉ tiêu này với công thức đối chứng. Không bón đạm làm cho cây có hiện tượng các lá phía dưới thân sớm khô héo và rụng nhanh hơn so với có bón đạm.

- Màu sắc lá

Màu sắc lá là chỉ tiêu liên quan đến khả năng quang hợp, tích lũy các chất hữu cơ cần thiết cho cây. Nghiên cứu màu sắc lá giúp cho chúng ta biết được biến đổi bất thường của màu sắc trên cơ sở thay đổi liều lượng đạm.

Các công thức bón với liều lượng đạm 120kg N/ha và 160kg N/ha cây có màu sắc lá xanh đậm. Công thức bón với lượng đạm 80kg N/ha cây có màu sắc lá xanh. Còn công thức đối chứng không bón đạm và công thức bón với lượng 40kg N/ha có màu xanh nhạt.

Đạm là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến màu sắc lá ngô. Lượng đạm bón cho ngô càng tăng thì màu xanh của lá càng đậm dần và màu sắc của lá xanh nhạt nhất trong trường hợp không bón đạm cho cây.

* Kết luận:

Đạm có ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu về hình thái của cây. Bón đạm có tác dụng tốt đến biến đổi hình thái của cây, tạo tiền đề hình thành năng suất.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô nếp lai MX4 trong vụ đông xuân 2008 tại xã nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w