Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chỉ tiêu về bắp ngô

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô nếp lai MX4 trong vụ đông xuân 2008 tại xã nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 37 - 39)

I. Đặt vấn đề

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chỉ tiêu về bắp ngô

Chỉ tiêu về bắp ngô phản ảnh khả năng tạo năng suất của giống thí nghiệm. Dướng ảnh hưởng của liều lượng đạm khác nhau cho thấy hình thái về bắp có nhiều thya đổi được thể hiện ở bảng 3.4

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến hình thái bắp. CT Chiều dài bắp(cm) Đường kính bắp (cm) Dạng bắp Dạng lá bi I 13,58a 3,84a 3 1 II 14,17b 3,97ab 2 1 III 14,58c 4,19b 1 1 IV 15,7d 4,84c 1 1 V 14,92c 4,51b 1 1 CV% 1,3 3,6 -- -- LSD(5%) 0,37 0,29 -- --

- Chỉ tiêu chiều dài bắp.

Đây là chỉ tiêu có liên quan mật thiết với năng suất và phụ thuộc vào giống, điều kiện thời tiết và kỹ thuật thâm canh. Trong đó phân đạm là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến sự biến đổi chiều dài bắp.

Qua nghiên cứu cho thấy: Sự biến động chiều dài bắp của giống thí nghiệm giao động trong khoảng 13,58 – 15,70 cm. Ngắn nhất là công thức đối chứng không bón đạm đạt 13,58 cm.

Dài nhất là công thức bón với mức 120kg N/ha đạt 15,70cm. Còn các công thức 40 kg N/ha đạt 14,17cm, 80kg N/ha 14,58cm và công thức 160kg N/ha đạt 14,92cm.

Sự sai khác giữa các công thức thể hiện: Công thức đối chứng không bón đạm có sự sai khác về mặt thống kê với các công thức bón với mức đạm khác nhau về chỉ tiêu chiều dài bắp. Công thức bón với liều lượng thấp 40kg N/ha thấy sai khác có ý nghĩa thống kê với các mức bón khác về chỉ tiêu này. Giữa hai mức bón 80kg N/ha và 160kg N/ha không thấy sai khác có ý nghĩa thống kê về chỉ tiêu chiều dài bắp. Công thức bón với lượng 120 kg N/ha sai khác có ý nghĩa thống kê với các công thức khác về chỉ tiêu này.

Đường kính bắp củng tương quan tỉ lệ thuận với chiều cao bắp khi bón với liều lượng đạm khác nhau.

Đường kính bắp thay đổi theo liều lượng đạm, đạt lớn nhất khi bón với lượng 120kg N/ha (4,84cm). Bón với lượng 80kg N/ha đượng kính bắp đạt 4,19cm. Khi tăng lượng phận đạm lên 16kg N/ha đường kính bắp củng không tăng lên đang kể chỉ đạt 4,51cm. Đường kính bắp đạt thấp nhất khi bón với lượng 40 kg N/ha (3,97cm) và công thức đối chứng đạt 3,84cm. Do khi bón đạm với liều lượng thích hợp sẻ tạo điều kiện thuận lợi cho ngô sinh trưởng phát triển tốt tạo đà hình thành các chỉ tiêu về bắp ưu thế hơn với công thức khác.

Không thấy sai khác có ý nghĩa giữa công thức đối chứng với công thức bón với lượng 40kg N/ha, công thức đối chứng thấy sai khác với các công thức bón với liều lượng đạm còn lại về chỉ tiêu đường kính bắp. Giữa hai công thức bón với mức 40kg N/ha và 80kg N/ha không thấy sai khác có ý nghĩa thống kê về chỉ tiêu này nhưng chúng lại sai khác có ý nghĩa thống kê với mức bón còn lại. - Dạng lá bi

Lá bi là nhưng lá bao bọc bắp có tác dụng bảo vệ và ngăn cản sự xâm nhập của nước và sâu bệnh vào bắp. Đồng thời lá bi củng có khả năng quang hợp và tích luỹ vật chất khô.

Ảnh hưởng của liều lượng đạm khác nhau không làm thay đổi hình dạng lá bi của giống thí nghiệm. Các công thức đều biểu hiện hình dạng lá bi phủ kín đầu bắp, chặt. Chúng tôi đánh giá dạng lá bi bằng cách cho điểm bằng 1-5 điểm (tương ứng dạng lá bi từ tốt đễn xấu) nhận thấy các công thức đều có lá bi tốt (điểm 1). Mặc dù bón đạm với liều lượng khác nhau nhưng lá bi ở các công thức biểu hiện đặc tính di truyền ổn định.

- Dạng bắp

Là chỉ tiêu thể hiện hình thức bên ngoài của bắp. Theo dõi bằng cách cho điểm từ 1- 5 điểm (tương ưng bắp từ tốt đến xấu). Dạng bắp tốt đảm bảo bắp hình trụ, hạt sít đều đến mút bắp và không sâu bệnh.

Qua theo dõi cho thấy: Công thức đối chứng không bón đạm bắp có hạt thưa và lép nhiều. Công thức bón với lượng đạm 40kg N/ha củng có biễu hiện tượng tự nhưng mức độ nhẹ hơn. Nguyên nhân do thiếu đạm làm cho cây ngô sinh trưởng kém không đủ dinh dưỡng cần thiết để nuôi bắp nên hạt lép, ít hạt và sâu bệnh chỉ gây hại ở múc độ trung bình củng đã ảnh hưởng đến dạng bắp.

Nhưng khi bón với liều lượng đạm cao hơn đảm bảo cung cấp đầy đủ yếu tố N cần thiết cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nên các bắp có hạt đều, sít hạt.

Nhận thấy công thức đối chứng có dạng bắp kém nhất cho điểm 3. Công thức bón với 40kg N/ha cho điểm 2 và các công thức còn lại cho điểm 1.

* Kết luận:

Bón đạm làm cho chiều dài và đường kính bắp lớn hơn so với không bón đạm. Tuy nhiên với liều lượng đạm lớn khi bón trên loại đất cát pha này cũng không thể kích thích chiều dài và đường kính bắp lớn dần được. Đạm không phải là yếu tố làm thay đổi hình dạng lá bi nhưng lại có tác động rất lớn đến hình dạng bắp. Do vậy bón đạm hợp lý và cân đối với P, K cần thiết để đưa năng suất ngang bằng vớI tiềm năng của giống.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô nếp lai MX4 trong vụ đông xuân 2008 tại xã nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w