Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến trọng lượng chất khô và năng suất sinh vật học

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô nếp lai MX4 trong vụ đông xuân 2008 tại xã nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 43 - 47)

I. Đặt vấn đề

3.3.2.Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến trọng lượng chất khô và năng suất sinh vật học

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.2.Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến trọng lượng chất khô và năng suất sinh vật học

trong giai đoạn trổ cờ, chín sữa, chín sáp.

Trọng lượng chất khô là chỉ tiêu phản ảnh khả năng quang hợp tích luỹ các chất hữu cơ cần thiết để nuôi cây và tạo ra năng suất sau này. Khả năng tích luỹ chất khô của cây phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật thâm canh.

Cùng một giống ngô nếu tác động các biện pháp bón phân khác nhau thì khả năng tích luỹ chất khô củng khác nhau. Nếu áp dụng kỹ thuật bón phân cân đối và hợp lý cây sinh trưởng phát riển tốt thì khả năng tích luỹ vật chất khô và năng suất sinh vật sẻ cao hơn so với cây bị thiếu hụt dinh dưỡng tích luỹ chất khô cũng kém đi.

Dưới ảnh hưởng của liều lượng đạm thì khả năng tích luỹ chất khô và năng suất sinh vật học của mỗi công thức thí nghiệm thể hiện bảng 3.6

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến trọng lượng chất khô và năng suất sinh vật học trong các giai đoạn trổ cờ, chín sữa, chín sáp

CT Trọng lượng chất khô (g/cây) NSSVH (tạ/ha)

Trổ cờ Chín sữa Chín sáp Trổ cờ Chín sữa Chín sáp I 109,38a 132,49a 190,13a 59,38a 71,93a 103,22a II 116,61b 145,31b 206,93b 62,77b 78,89b 112,34b III 122,68c 167,89b 231,74c 66,70c 91,15b 125,81c IV 125,26c 184,70d 260,43e 68,00c 100,27d 141,39e V 124,53c 175,79c 241,30d 67,60c 95,44c 131,00d CV% 3,1 1,9 1,2 5,1 1,8 1,1 LSD (5%) 6,98 5,68 4,07 6,23 3,02 1,91

- Trọng lượng chất khô vào giao đoạn trổ cờ

Trọng lượng chất khô giao động trong khoảng 109,38 – 125,26g/cây. Không bón đạm trọng lượng chất khô đạt thấp nhất 109,38g/cây. Khi bón với lượng đạm 40kg N/ha thì trọng lượng chất khô có tăng lên nhưng vẫn còn thấp hơn so với khi tăng lượng đạm từ 80kg N/ha đến 60kg N/ha cây đạt trọng lượng chất khô cao nhất.

Có sai khác giữa công thức đối chứng với các công thức bón với liều lượng khác nhau về chỉ tiêu trọng lượng chất khô. Công thức bón với lượng đạm 40kg N/ha (115,61 g/cây) có sai khác về mặt thống kê với các công thức bón 160kg N/ha (124,53 g/cây) và 120kg N/ha (125,26g/cây). Không thấy sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các công thức bón với mức bón 80kg N/ha, 160kg N/ha và 120kg N/ha về chỉ tiêu này.

- Trọng lượng chất khô trong giai đoạn chín sữa

Sang giai đoạn này trọng lượng chất khô tăng lên đáng kể, một phần được tích luỹ ở bắp phần còn lại được tích luỹ ở các bộ phận khác trên cây.

Công thức đối chứng không bón đạm đạt 132,49g/cây thấp nhất so với các công thức bón với liều lượng khác nhau và sai khác có ý nghĩa với các công thức khác về chỉ tiêu này.

Với hai mức bón 40kg N/ha (145,31g/cây) và 80kg N/ha (167,89g/ha) không thấy sai khác có ý nghĩa thống kê về chỉ tiêu trọng lượng chất khô, nhưng với hai mức bón đó lại có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với công thức bón mức 120kg N/ha (184,7g/cây) và 160kg N/ha (175,79g/cây) về chỉ tiêu này.

Còn công thức 120kg N/ha đạt cao nhất 184,7g/cây sai khác có ý nghĩa thống kê với các mức bón 160kg N/ha về chỉ tiêu trọng lượng chất khô.

- Trọng lượng chất khô giai đoạn chín sáp

Giai đoạn này trọng lượng chất khô tăng lên nhanh chóng gần đạt tối đa. Chất khô chủ yếu tập trung ở bắp bởi sự lớn lên và rắn chắc của bắp ngày càng thấy rõ. Sự ảnh hượng của liều lượng đạm trong giai đoạn này thể hiện như sau.

Với mức bón 120kg N/ha cây đạt trọng lượng chất khô cao nhất (260,43g/cây), trọng lượng chất khô đạt thấp nhất là công thức đối chứng (190,13g/cây), các mức bón 160kg N/ha (241,30g/cây), 80kg N/ha (231,74g/cây) và 40kg N/ha (206,93g/cây). Giữa các công thức bón với mức đạm khác nhau và công thức đối chứng không bón đạm đã phân rõ sự sai khác về mặt thống kê về chỉ tiêu này.

Đây là giai đoạn có chỉ tiêu trọng lượng chất khô phản ảnh có quan hệ tỉ lệ thuận với năng suất sau này. Trọng lượng chất khô tăng dần với mức bón đạm Với những công thức có bón đạm trọng lượng chất khô cao hơn so với đối chứng không bón đạm.

- Năng suất sinh vật học trong giai đoạn trổ cờ

Năng suất sinh vật thấp nhất là công thức đối chứng đạt 59,38 tạ/ha. Đạt cao nhất khi bón với lượng 120 kg N/ha (68,00 tạ/ha). Các công thức 40kg N/ha (62,77 tạ/ha), 80 kg N/ha (66,72 tạ/ha) và 160kg N/ha (67,60 tạ/ha).

Có sai khác giữa công thức đối chứng với các công thức bón với liều lượng khác nhau về chỉ tiêu trọng lượng chất khô. Công thức bón với lượng đạm 40kg N/ha có sai khác về mặt thống kê với các công thức bón 160kg N/ha (124 g/cây) và 120kg N/ha . Không thấy sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các công thức bón với mức bón 80kg N/ha, 160kg N/ha và 120kg N/ha về chỉ tiêu này.

- Năng suất sinh vật học trong giai đoạn chín sữa

Đến giai đoạn này sự sai khác giữa các công thức đã thể hiện rõ. Đạt cao nhất khi bón với lượng 120kg N/ha (100,27 tạ/ha). Công thức bón với liều lượng 160kg N/ha năng suất sinh vật học

tương đối cao đạt 95,44 tạ/ha. Thấp nhất là công thức đối chứng không bón đạm chỉ đạt 71,93 tạ/ha. Còn các công thức khác 40kg N/ha (78,89 tạ/ha) và 80kg N/ha (91,15 tạ/ha)

Về sự sai khác giữa các công thức cho thấy: Công thức đối chứng có sai khác về mặt thống kê với các công thức khác về chỉ tiêu năng suất sinh vật học. Giữa hai mức bón 40kg N/ha và 60kg N/ha không thấy sai khác về chỉ tiêu này nhưng chúng lại sai khác với mức bón cao hơn về chỉ tiêu năng suất sinh vật học. Hai công thức bón với mức 120kg N/ha và 160kg N/ha không thấy sai khác về chỉ tiêu này.

- Năng suất sinh vật học trong giai đoạn chín sáp

Cũng như trọng lượng chất khô thì năng suất sinh vật học trong giai đoạn này đã thể hiện sự khác biệt giữa các công thức thấy rõ.

Cao nhất là công thức bón với lượng đạm 120kg N/ha đạt 141,39 tạ/ha. Thấp nhất vẫn là công thức đối chứng không bón đạm đạt 103,22 tạ/ha. Các mức bón còn lại cao hơn so với đối chưng nhưng lại thấp hơn với mức bón 120kg N/ha. Thể hiện công thức bón 40kg N/ha (112,34 tạ/ha), 80kg N/ha (125,81 tạ/ha) và công thức bón với lượng đạm cao nhất 160kg N/ha (131,01 tạ/ha).

* Kết luận:

Với liều lượng đạm khác nhau đã thể hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các công thức về các chỉ tiêu sinh lý của cây. Vậy đạm là yếu tố làm biến đổi sinh lý của cây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô nếp lai MX4 trong vụ đông xuân 2008 tại xã nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 43 - 47)