ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SAO VIỆT (Trang 90)

7. Kết luận ( cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

5.1 ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ

ĐỊNH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN SAO VIỆT

Công ty Kiểm toán Sao Việt bắt đầu thực hiện quy trình kiểm toán mới vào năm 2012 và kiểm toán cho Báo cáo tài chính của khách hàng kết thúc niên độ 31/12/2011. Nhìn chung những công việc thực hiện trong quy trình kiểm toán mẫu này cũng tương đối giống với công tác kiểm toán trước đây. Tuy nhiên, đây là chương trình chung cho tất cả các công ty kiểm toán, nên việc áp dụng vào thực tế kiểm toán tại khách hàng của của mỗi công ty kiểm toán đều có những nét riêng.

5.1.1. Ưu điểm của quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại Chi

nhánh Công ty TNHH Kiểm Toán Sao Việt

Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định của Công ty Kiểm toán Sao Việt được chia ra từng gia đoạn, từng bước thực hiện và được quy định cụ thể bằng văn bản do Giám đốc của Công ty Kiểm toán Sao Việt ban hành riêng cho nhân viên của Công ty. Điều này giúp Kiểm toán viên định hướng cho cuộc kiểm toán và có thể thực hiện công việc một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Thử nghiệm kiểm soát mẫu được các Kiểm toán viên có kinh nghiệm tập hợp từ thực tế và chọn lọc các thủ tục kiểm soát phù hợp và hiệu quả để đạt mục tiêu một cách nhanh chóng.

Trong qua trình kiểm toán, Kiểm toán viên thực hiện lập đối ứng tài khoản cho các tài khoản 211, 214, 241,… giúp dễ dàng phát hiện ra các định khoản và nghiệp vụ bất thường, các sai sót và gian lận. từ đó, Kiểm toán viên đi sâu vào kiểm chứng từ gốc và yêu cầu giải trình và điều chỉnh (nếu có). Thủ tục này thường được KTV thực hiện khi kiểm toán, tiết kiệm được thời gian và mang lại hiệu quả cao.

Bên canh đó, các Kiểm toán viên áp dụng các phần mềm xử lý số liệu do Giám đốc công ty thiết kế, hoặc sử dụng những ứng dụng của phần mềm

Microsoft Excel (privot) để lập các bảng đối ứng số liệu theo tài khoản, theo tháng. Việc này giúp cho Kiểm toán viên dễ dàng kiểm tra và phát hiện bất thường có thể xảy ra. Bên cạnh đó, việc đối chiếu cũng nhanh chóng và chính xác.

Các Kiểm toán viên trong Công ty Kiểm toán Sao Việt được lãnh đạo công ty quan tâm, tạo điều kiện và trang bị khá đầy đủ các thiết bị, dụng cụ như: máy in, laptop, dụng cụ khác… các thiết bị này hỗ trợ cho Kiểm toán viên thực hiện công tác kiểm toán nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian lẫn công sức.

Trong quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao nói riêng và kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung, Công ty Kiểm toán Sao Việt đặc biệt chú trọng đến quy trình soát xét hồ sơ kiểm toán trước khi ra Báo cáo kiểm toán chính thức. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại đơn vị khách hàng, trưởng nhóm kiểm toán theo dõi và kiểm soát tiến độ thực hiện của các thành viên. Công tác kiểm toán của các thành viên sau khi hoàn thành được kiểm tra lại (Revew) từ Kiểm toán viên chính và sự soát xét chặt chẽ của Ban giám.

Công ty Kiểm toán Sao Việt thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm và giải đáp những vướng mắcphát sinh trong thực tế kiểm toán tài sản cố định nói riêng và các phần hành khác nói chung cho Kiểm toán viên. Nếu có những vấn đề mới, quy định, thông tư mới mà Kiểm toán viên chưa nắm rõ, lãnh đạo công ty gửi giải thích đến các cơ quan có liên quan và nhận được hướng dẫn bằng bằng văn bản chính thức.

5.1.2. Tồn tại của quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại Chi

nhánh Công ty TNHH Kiểm Toán Sao Việt

Năm 2011, Công ty Kiểm toán Sao Việt tiến hành thực hiện công tác kiểm toán theo chương trình kiểm toán mẫu do VACPA thiết kế. Tuy chương trình mẫu đã được thiết kế khá hoàn chỉnh, nhưng trong thực tế, khách hàng của Công ty Kiểm toán Sao Việt thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, quy mô khác nhau. Sự đa dạng đó ảnh hưởng đến độ phức tạp của việc kiểmtoán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao cũng như rủi ro trong quá trình kiểm toán. Do đó, việc công ty đang áp dụng một chương trình kiểm toán cho tất cả các khách hàng là chưa phù hợp.

Việc chọn mẫu ở các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản phần lớn còn mang tính ngẫu nhiên và dựa vào sự xét đoán nghề nghiệp của Kiểm toán viên. Nguyên nhân là do Công ty Kiểm toán Sao Việt chưa có quy định cụ thể trong việc chọn mẫu kiểm tra chứng từ. Do đó, khi kiểm toán tại công ty khách hàng, Kiểm toán viên sẽ linh hoạt trong cách chọn mẫu kiểm tra để tiết kiệm thời gian, đối với nghiệp vụ phát sinh ít; cơ mẫu được chọn là 100%; đối với các nghiệp vụ phát sinh nhiều, Kiểm toán viên sẽ chọn mẫu các nghiệp vụ có số phát sinh lớn, tuy nhiên tổng giá trị cácnghiệp vụ kiểm tra phải đạt trên 80% tổng giá trị số phát sinh của khoản mục đó. Thông thường, khoản mục tài sản cố định được đánh giá là ít biến động nên Kiểm toán viên thường chọn mẫu 100%.

Phần thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát cũng như đánh giá lại rủi ro kiểm toán được Kiểm toán viên thực hiện nhưng không được lưu trong hồ sơ kiểm toán. Những thông tin về kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ TSCĐ và đánh giá lại rủi ro kiểm soát là rất quan trọng trong quá trình kiểm toán. Đây là những căn cứ, bằng chứng cho sự xét đoán nghề nghiệp của Kiểm toán viên khi thực hiện phần hành kiểm toán TSCĐ.

Thời gian thu thập bằng chứng tại đơn vị được kiểm toán có phần hạn chế nên rất khó khăn cho đơn vị cung cấp đủ tài liệu mà kiểm toán viên cần. Việc cung cấp tài liệu theo yêu cầu của kiểm toán phải mất thời gian nên sẽ làm thời gian hoàn tất kiểm toán kéo dài hơn.

Quy trình kiểm toán của công ty chưa đưa ra được trình tự các bước cụ thể để nghiên cứu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp cho từng ngành, từng loại hình doanh nghiệp.

5.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN

MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN SAO VIỆT

Trên thực tế hiện nay có rất nhiều loại hình doanh nghiệp với quy mô và loại hình hoạt động khác nhau. Để dễ dàng hơn cho việc kiểm toán, Công ty Kiểm toán Sao Việt nên thiết kế cho mỗi loại hình doanh nghiệp một chương trình kiểm toán riêng. Việc xây dựng chương trình kiểm toán cụ thể tuy tốn nhiều thời gian ban đầu nhưng về sau sẽ tạo được nhiều thuận lợi, giúp ích cho

Kiểm toán viên cũng như trợ lý kiểm toán rất nhiều, tiết kiệm được thời gian và chi phí, việc thực hiện kiểm toán cũng đạt hiệu quả cao hơn.

Việc kiểm tra mẫu là 100% sẽ gây khó khăn cho Kiểm toán viên trong việc thực hiện kiểm toán những khách hàng có quy mô lớn, vậy nên Quý công ty cần xây dựng một quy trình chọn mẫu bằng phương pháp thống kê khi kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định.

Quý công ty nên lưu trữ thông tin về kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ TSCĐ trong hồ sơ kiểm toán để cho Kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán những năm tiếp theo dùng làm căn cứ để so sánh, đánh giá hệ thống kiểm soát khách hàng.

Kiểm toán viên phải tìm hiểu môi trường kiểm soát của đơn vị: xem xét tính trung thực và giá trị đạo đức của những người có trách nhiệm, trình độ năng lực, cách điều hành của nhà quản lý, cơ cấu tổ chức, sự phân chia quyền lực và chính sách nhân sự.

Kiểm toán viên phải có sự hiểu biết về hệ thống thông tin kế toán của khách hàng như: hệ thống kế toán mà đơn vị đang áp dụng, phương pháp ghi chép, cách hạch toán và việc ghi chép TSCĐ, doanh thu, chi phí…

Công ty nên có những hướng dẫn về sai phạm thường gặp với từng loại hình doanh nghiệp, thống kê các sai phạm mang tính nguyên tắc (nguyên tắc kế toán, sự tác động dây chuyền của sai sót, sự mô tả không đúng đắn hay không xác đáng về chính sách kế toán của khách hàng…) làm người đọc hiểu sai lệch về bản chất thông tin hoặc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình doanh nghiệp trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên, khi xem xét tính trọng yếu không thể thiếu những xét đoán cá nhân trong từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra việc xác lập mức trọng yếu của báo cáo tài chính phải được kiểm toán viên xem xét liên tục trong suốt cuộc kiểm toán vì mức trọng yếu nhận định ban đầu có thể chưa hoàn toàn hợp lý. Trong suốt quá trình kiểm toán nhóm trưởng phải cân nhắc lại mức trọng yếu này.

CHƯƠNG 6

KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao đóng vai trò quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tài chính bởi đặc điểm giá trị lớn, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản của doanh nghiệp trên Bảng cân đối kế toán. Những sai sót, gian lận trong khoản mục này có thể ảnh hưởng trọng yếu đến tính trung thực, đúng đắn của Báo cáo tài chính.

Qua quá trình thực tập tại Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt, tác giả đã nghiên cứu được quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao trong kiểm toán Báo cáo tài chính được áp dụng tại công ty. Đó là kết quả của việc nghiên cứu tài liệu, các file hồ sơ kiểm toán tại Công ty Kiểm toán SVC và vận dụng quy trình vào trong thực tế khi tiến hành kiểm toán Công ty Cổ Phần KHT. Từ đó, tác giả đã đánh giá những ưu điểm cũng như mặt còn hạn chế của quy trình. Có thể nói, quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định Công ty Cổ Phần KHT là khá hoàn thiện, tuy nhiên khi ứng dụng vào thực tế thì vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Công ty Kiểm toán Sao Việt đang không ngừng nghiên cứu và hoàn thiện quy trình kiểm toán của mình.

Qua đề tài nghiên cứu này, tác giả đã tìm hiểu và đáp ứng được những mục tiêu nghiên cứu đưa ra. Những giải pháp mà người viết đề xuất chỉ có thể góp phần hoàn thiện một phần nào đó cho quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao nói riêng cũng như kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung. Bởi lẽ trong thực tế có một khoảng cách nhất định so với lý thuyết đã học, việc vận dụng quy trình vào thực tế luôn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan cũng như khách quan như: thời gian, thái độ làm việc của từng nhân viên kiểm toán, chính sách điều hành của Ban Giám đốc, đặc biệt là sự cân đối giữa yếu tố chi phí và lợi nhuận để có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Do đó, Kiểm toán viên chỉ cần áp dụng những thủ tục kiểm toán sao cho vừa đủ để đảm bảo sự trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính là chấp nhận, tuy nhiên vẫn không làm giảm chất lượng kiểm toán. Công ty Kiểm toán Sao

Việt luôn cố gắng nâng cao chất lượng kiểm toán, giữ vững lòng tin nơi khách hàng.

Đề tài nghiên cứu vẫn không thể tránh khỏi những khuyết điểm, đó là do hạn chế về thời gian và cả về kiến thức của bản thân tác giả. Tuy nhiên, thông qua quá trình thực tập và nghiên cứu, tác giả đã hiểu được một cách tổng quátvề công tác kiểm toán tại Công ty Kiểm toán Sao Việt và đặc biệt là công việc của một Kiểm toán viên trong thực tế.

6.2. KIẾN NGHỊ

Việc tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động kiểm toán phát triển không chỉ là nhiệm vụ riêng của các công ty kiểm toán mà phảilà sự phối hợp đồng bộ từ trên xuống dưới, đó là sự kết hợp và giúp đỡ của các cơ quan Nhà nước, các Tổ chức mà cụ thể là Bộ Tài chính, Hội Kiểm toán viên hành nghề.

6.2.1. Kiến nghị đến các cơ quan Nhà nước

 Tạo dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về kế toán và đặc biệt là luật trong hoạt động kiểm toán nhằm tạo hành lang pháp lý để các công ty hoạt động có hiệu quả và đúng luật định.

 Một vấn đề quan trọng đặt ra là mâu thuẫn của đơn vị được kiểm toán vừa là đối tượng kiểm toán vừa là khách hàng của cơ quan kiểm toán, điều này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng và tính chính xác của kết quả kiểm toán, nhất là khi các công ty kiểm toán phải cạnh tranh để có khách hàng. Với nhiều ý kiến đề nghị như hiện nay thì trước mắt có thể quy định mức “sàn” phí kiểm toán, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.

 Tiếp tục cập nhật và chọn lọc những chuẩn mực kiểm toán quốc tế để soạn thảo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam phù hợp với đặc điểm của hoạt động kiểm toán nước ta.

6.2.2. Kiến nghị đến Hội kiểm toán viên hành nghề

 Mở rộng giao lưu quốc tế với các tổ chức nghề nghiệp để các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam có điều kiện học hỏi kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn.

 Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam cần tăng cường công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán, hoàn thiện quy trình kiểm toán mẫu, đổi mới

phương pháp đào tạo cho phù hợp với xu thế phát triển mới và nâng cao chất lượng các cuộc thi Kiểm toán viên.

6.2.3. Kiến nghị đến Quý khách hàng của Chi nhánh Công ty TNHH

Kiểm Toán Sao Việt

 Quý khách hàng cần nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán trong doanh nghiệp mình. Việc hoàn thiện bộ máy kế toán trong doanh nghiệp sẽ giúp cho công việc kiểm toán thuận lợi hơn.

Quý khách hàng cũng nên tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ tài liệu cho kiểm toán viên để hoàn thành tốt cuộc kiểm toán cho đơn vị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Kinh tếTP. Hồ Chí Minh (2008). Kiểm toán, NXB Lao

Động Xã Hội.

2. Phan Đức Dũng (2008).Kếtoán tài chính, NXB Thống Kê.

3. Luật, Pháp lệnh, Thông tư, Nghị định các loại thuế.

4. Bộtài chính, Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20/03/2006. 5. Bộtài chính,Thông tư số 203/2009/TT-BTC ban hành ngày 20/10/2009 6. Bộtài chính,Thông tư số 130/2008/TT-BTC ban hành ngày 26/12/2008 7. Chuẩn mực kếtoán và kiểm toán Việt Nam hiện hành có liên quan. 8. Quy trình kiểm toán và chương trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tại Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt.

9. Một sốtrang web:

 Trang web Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt:

http://svc.gocom.vn/intro-p0c49127/gioi-thieu-chung-i33788  Trang web của Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán Phía Nam (AASCS):

http://www.aascs.com.vn/viewnews.asp?page=16

 Trang web của Hội kiểm toán viên hành nghề giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kếtoán SGN:

http://www.vacpa.org.vn/?o=modules&n=auditing&f=auditin g_detail&idtype=25&idinfo=165&page=3

GVHD: NguyễnThúy An SVTH: Lê Thị Phương Loan

D710

Khách hàng: Công ty Cổ Phần KHT

Nội dung: Kiểm toán Tài sản cố định và chi phí khấu hao

Ngày khóa sổ: 31/12/2011 Người thực hiện: Người soát xét 1: Người soát xét 2: Tên Phương Loan Hồng Phương Quang Nhơn Ngày 24/03/2012 BIỂU CHỈ ĐẠO Tên tài khoản

số

31/12/2011

(trước kiểm toán) Điều chỉnh thuần

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SAO VIỆT (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)