7. Kết luận ( cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Đối với từng mục tiêu cụ thể sẽ có những phương pháp phân tích số liệu cụ thể như sau:
Mục tiêu 1: Nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao mà Công ty Kiểm toán Sao Việt áp dụng trong quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính. Cácphương pháp được sử dụng là:
+ Phỏng vấn Ban giám đốc, Kiểm toán viên.
+ Thống kê, mô tả để trình bày các thông tin thu thập được về Công ty Kiểm toán Sao Việt và quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và chi phí khấu hao.
Mục tiêu 2: Phân tích quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao thông qua việc trực tiếp thực hiện kiểm toán tại Công ty Cổ Phần KHT. Để phân tích quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao, tác giả sử dụng các phương pháp sau:
+ Quan sát;
+ Phỏng vấn;
+ Liệt kê;
+ Chọn mẫu;
+ Phương pháp so sánh;
+ Phương pháp tính tỷ lệ;
+ Phân tích đối ứng;
+ Phương pháp cộng và đối chiếu;
+ Sử dụng các phần mềm máy tính để tính toán, so sánh, đối chiếu; ...
Mục tiêu 3: Đánh giá ưu điểm và hạn chế trong quy trình kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao của Công ty Kiểm toán Sao Việt đang thực hiện bằng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, đánh giá.
Mục tiêu 4: Trên cơ sở đánh giá những hạn chế, tác giả tổng hợp và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán và hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU CÔNG TY KIỂM TOÁN 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trong những năm gần đây, đáp ứng nhu cầu kinh tế chuyển đổi theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã hình thành và không ngừng phát triển.
Để tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời, phát triển của hoạt động kiểm toán độc lập, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2004 về kiểm toán độc lập và Nghị Định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 105
Theo đó, kể từ ngày Nghị Định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 có hiệu lực,doanh nghiệp kiểm toán trong nước thành lập theo các hình thức: Trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Doanh nghiệp nhà nước kiểm toán, công ty cổ phần kiểm toán đã thành lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp từ trước ngày Nghị định số 105/2004/NĐ-CP có hiệu lực được phép chuyển đổi theo một hình thức doanh nghiệp quy định nêu trong thời hạn 3 năm kể từ Nghị định số 105/2004/NĐ-CP có hiệu lực.
Với xu thế phát triển hoạt động kiểm toán, Công ty kiểm toán Sao Việt là Công ty kiểm toán đầu tiên của Khu vực phía Nam được thành lập theo Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ về kiểm toán độc lập và Thông tư số 60/2006/TT-BTC ngày 28/06/2006 của Bộ tài chính.
Trong quá trình thành lập và phát triển Công ty kiểm toán Sao Việt đã cộng tác với các viện nghiên cứu, trường đại học và các chuyên viên có nhièu kinh nghiệm trong các lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, luật pháp, tin học……
Hiện nay trụ sở chính của Công ty tọa lạc tại số 386/51/Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3, TP.HCM. Địa chỉ liên hệ: Email: Sao Việt-hcm@vnn.vn
Tell : 083.5261357 – 083.5261358 Fax: 083.5261359 Ngoài ra Công ty Kiểm toán Sao Việt còn có hai chi nhánh
+ Chi nhánh 1: số 137 Trần Hưng Đạo, Phường An Phú, Quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.
+ Chi nhánh 2: Số 127 Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức là một hệ thống các mối quan hệ hoạt động chính thức bao gồm nhiều công việc riêng lẻ, cũng như những công việc tập thể. Sự phân chia công việc thành những phần cụ thể nhằm xác định ai sẻ làm việc gì và sự kết hợp nhiều công việc cụ thể nhằm chỉ rỏ cho mọi người thấy họ phải cùng nhau làm việc như thế nào mới mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cơ cấu tổ chức của Công ty kiểm toán Sao Việt được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 3.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY KIỂM TOÁN SAO VIỆT
Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
Cơ cấu tổ chức của công ty khá đơn giản, đây là yếu tố quan trọng giúp công ty hoạt động trở nên hiệu quả. Sự phận công, bố trí công việc một cách linh hoạt, môi trường làm việc thuận lợi và thoải mái tạo điều kiện cho các nhân viên có thể giúp đở, hổ trở nhau trong quá trình thực hiện công việc.
GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC KIÊM GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH 1 P. GIÁM ĐỐC NGHIỆP VỤ (TRỤ SỞ CHÍNH) P. GIÁM ĐỐC KIÊMGIÁM ĐỐC CHI NHÁNH 2 P. KẾ HOẠCH TỔNG HỢP P. NGHIỆP VỤ 1 P. NGHIỆP VỤ 2 P. KINH DOANH KTV CHÍNH VÀ TRỢ LÝ KT KTV CHÍNH VÀ TRỢ LÝ KT
- Các phòng nghiệp vụ 1 và nghiệp vụ 2 chịu sự quản lý trực tiếp từ Phó giám đốc. Trong mỗi nghiệp vụ các nhận viên phụ trách cung cấp dịch vụ cho khách hàng, chủ yếu là dịch vụ kiểm toán. Cơ cấu tổ chức của phòng nghiệp vụ gồm:
+ Đứng đầu là trưởng phòng nghiệp vụ. + Dưới trưởng phòng là các nhóm trưởng.
+ Thành phần chủ yếu trong phòng nghiệp vụ là các nhóm kiểm toán chịu sự quản lý của nhóm trưởng. Mỗi nhóm kiểm toán gồm KTV chính, các KTV và các trợ lý kiểm toán viên.
- Phòng kế hoạch tổng hợp có chức năng và nhiệm vụ như sau: Giúp Ban giám đóc lên kế hoạch kinh doanh và theo dõi việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của các Phòng ban khác trong công ty. Bên cạnh đó còn xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty trên cơ sở kế hoạch của các Phòng ban các đơn vị thành viên. Triển khai các hợp đồng kiểm toán của công ty đã và đang ký kết với khách hàng. Kiểm tra kế hoạch thu chi tài chính, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ, quy định của Công ty. Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính Nhà nước với các bộ phận liên quan khi cần thiết. Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế độ BCTC, kế toán hiện hành. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho Ban giám đốc Công ty.
- Phòng kinh doanh có nhiệm vụ chủ yếu là giữ mối liên hệ với những khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới và đa dạng các dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
3.1.3 Các dịch vụ cung cấp
Dịch vụ kiểm toán
Đây là dịch vụ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty, chiếm tỷ trọng gần 80% tổng doanh thu, bao gồm:
Kiểm toán dự án, Báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản;
Kiểm toán dự án, Báo cáo quyết toán kinh phí từ các nguồn tài trợ trong và ngoài nước;
Kiểm toán tỷ lệ nội địa hóa đã được hưởng chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu;
Soát xét Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế, bao gồm cả việc hợp nhất Báo cáo tài chính;
Kiểm toán hoạt động;
Kiểm toán tuân thủ.
Dịch vụ đào tạo – huấn luyện
Cung cấp các bản tin cập nhật hóa chuyên ngành;
Mở các lớp huấn luyện ngắn hạn: bồi dưỡng kế toán trưởng, bồi dưỡng Kiểm toán viên, giảng dạy các môn nguyên lý kế toán, kế toán giá thành, kế toán nâng cao thuộc hệ thống kế toán Mỹ;
Mở các lớp về thuế. Dịch vụ tư vấn thuế
Lập kế hoạch thuế, tư vấn, tham vấn các vấn đề có liên quan đến các loại thuế thu nhập (thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân), chính sách ưu đãi về thuế, các loại phí và lệ phí, các loại thuế gián thu.
Hỗ trợ trong việc tuân thủ các luật thuế bao gồm cả việc lập, nộp các tờ khai thuế cho các công ty và cá nhân;
Lập hồ sơ xin được hưởng thuế suất ưu đãi;
Lập hồ sơxin miễn, giảm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặcbiệt. Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp
Tư vấn cho các nhà đầu tư, thương nhân nước ngoài lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp nhất tại Việt Nam;
Hỗtrợ đăngký kinh doanh, xin giấy phép đầu tư, đăng ký nhân sự, xin cấp mã số thuế, đăng ký xuất nhập khẩu…đảm bảo doanh nghiệp hoạt động tuân thủ luật pháp Việt Nam.
3.1.4 Phương hướng hoạt động trong tương lai
3.1.2.1 Về khách hàng
Với mục tiêu duy trì khách hàng cũ, tăng thêm khách hàng mới công ty vạch ra phương hướng:
Mở rộng địa bàn hoạt động lên các thị trường tiềm năng ở thành phố Hồ Chí Minh, khu vực miền Trung
3.1.2.2 Về dịch vụ cung cấp
Công ty đề ra phương hướng nâng cao chất lượng và số lượng dịch vụ mà công ty cung cấp. Nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán và quản lý, mở rộng tiếp xúc với các tập đoàn quốc tế, chuẩn bị điều kiện để trở thành thành viên của các tập đoàn kiểm toán. Đồng thời, công ty cũng sẽ cung cấp thêm một số dịch vụ mới như kiểm toán xây dựng cơ bản, cung cấp các dịch vụ kế toán mới, các dịch vụ bồi dưỡng.
3.1.2.3 Về doanh thu và kết quả kinh doanh
Công ty đề ra phương hướng tốc độ tăng trưởng doanh thu năm sau phải cao hơn năm trước, bình quân mỗi năm tăng 20-40% về doanh thu và 20-30% về lợi nhuận. Mục tiêu sau năm 2012, doanh thu phải đạt 5-8 tỷ/năm và thu nhập bình quân cùa nhân viên đạt trên 7 triệu/người/tháng. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 20%.
Bảng 4: BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN SAO VIỆT
(2009- 2011) ĐVT: ngàn đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Chênh lệch 2010/2009 T%ỷ lệ 2011/2010 T%ỷ lệ Doanh thu 966.000 1.380.750 1.858.884 414.750 42,93 478.134 34,63 Chi phí 687.192 977.571 1.310.973 290.379 42,26 333.402 34,11 Lợi nhuận 278.208 403.179 548.100 124.971 44,92 144.922 35,95
(Nguồn: phòng kế toán chi nhánh công ty TNHH Sao Việt)
Theo số liệu trên cho thấy, doanh thu của Công ty tăng và tốc độ tăng trưởng cũng biến đổi tăng đều trong cả 2 giai đoạn 2009-2010 và 2010-2011. Doanh thu năm 2010 tăng 414.750.000 đồng so với năm 2009, chiếm tỷ lệ là 42,93 %. Doanh thu năm 2011 tăng 478.134.000 đồng so với năm 2010 tương ứng tỷ lệ là 34,63%. Nguyên nhân doanh thu của công ty tăng là do số lượng
khách hàng tăng lên đáng kể và do khách nhàng ngày càng tín nhiệm công ty dẫn đến các bản hợp đồng có giá trị ngày càng cao.
Tương ứng với việc mở rộng khách hàng, chi phí của công ty cũng tăng lên. Bên cạnh đó, nguyên nhân chi phí tăng còn là do công ty đã tăng cường cơ sở vật chất để phục vụ cho công việc kiểm toán thuận lợi và hiệu quả hơn. Tuy chi phí có tăng, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận. Nguyên nhân là lợi nhuận của Công ty qua 3 năm đều tăng và với mức tăng năm sau cao hơn năm trước.
Sự tăng trưởng về nguồn lực tài chính cùng những nổ lực của toàn thể nhân viên sẽ là tiền đề cho Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt ngày càng phát triển hơn nữa.
3.2 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY SAO VIỆT CHI PHÍ KHẤU HAO CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY SAO VIỆT
3.2.1 Chuẩn bị kiểm toán
3.2.2.1 Khảo sát khách hàng
Dịch vụ kiểm toán là một loại dịch vụ cao cấp, đòi hỏi chất lượng gần như tuyệt đối. Bên cạnh đó, rủi ro từ việc cung cấp dịch vụ này cũng khá cao. Vì vậy, việc tìm hiểu khách hàng là yếu tố đầu tiên giúp cho Công ty Kiểm toán xác định mức độ khó khăn cũng như thuận lợi cho việc hợp tác với khách hàng.
Việc khảo sát này có thể được thực hiện trước hoặc sau khi năm tài chính của doanh nghiệp kết thúc, tùy thuộc vào thời điểm khách hàng yêu cầu. Có nhiều cách để tiếp cận khách hàng, Công ty Kiểm toán Sao Việt sử dụng phương pháp chia khách hàng thành hai đối tượng: khách hàng mới và khách hàng thường xuyên.
Đối với khách hàng thường xuyên, việc khảo sát trước khi kiểm toán được thực hiện khá đơn giản. Khi có yêu cầu, khách hàng sẽ liên hệ với Công ty thông qua các kênh liên lạc đã được thiết lập từ trước. Thông thường vào tháng 12 hàng năm, Công ty Kiểm toán liên hệ với khách hàng thường xuyên để tham gia kiểm kê cuối kỳ và chuẩn bị cho cuộc kiểm toán mới. Bắt đầu khảo sát, nhân viên Công ty Kiểm toán Sao Việt sẽ đến gặp khách hàng và thu thập thông tin. Những thông tin cơ bản về khách hàng đã được lưu trong hồ sơ kiểm toán những năm trước. Vậy nên, Công ty Kiểm toán Sao Việt chỉ thu thập những thông tin mới phát sinh trong năm kiểm toán.
Đối với khách hàng mới, việc khảo sát được thực hiện khá thận trọng. Thông tin thu thập thường là: thông tin về môi trường hoạt động kinh doanh, chu trình tài sản cố định và xây dựng cơ bản.
Thu thập hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng trọng yếu tới Báo cáo tài chính. Từ đó, Kiểm toán viên xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. Các thông tin chi tiết cần thu thập: lĩnh vực hoạt động kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, chế độ kế toán áp dụng, mức độ phức tạp hoặc rõ ràng của sổ sách, tổ chức và vai trò của kiểm soát nội bộ,…
Nhân viên khảo sát khách hàng thực hiện việc thu thập thông tin đầy đủ theo Mẫu khảo sát chung của Công ty. Báo cáo khảo sát phải đánh giá về mức độ phức tạp của hồ sơ, dự kiến thời gian, nhân sự sẽ thực hiện. Bên cạnh đó, dựa vào kết quả khảo sát, Nhân viên khảo sát có thể đề xuất không ký hợp đồng.
Nhân viên thực hiện khảo sát được chỉ định bởi Ban giám đốc Công ty Kiểm toán Sao Việt, đối với khách hàng thường xuyên thì Kiểm toán viên đã kiểm toán tại khách hàng này những năm trước thực hiện khảo sát. Hoặc nhân viên khảo sát là Ban giám đốc Công ty Kiểm toán nếu khách hàng mới hợp tác lần đầu tiên.
3.2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán
Căn cứ vào báo cáo khảo sát và sự xét duyệt của Giám đốc, Thư báo giá được lập và gửi đến khách hàng (nếu khách hàng không có yêu cầu thì lập hợp đồng kiểm toán). Sau khi đã thống nhất với khách hàng và ký kết hợp đồng kiểm toán, Ban giám đốc sẽ phân công hợp đồng cụ thể cho Kiểm toán viên chính – trưởng nhóm theo nguyên tắc quan tâm và hiệu quả công việc.
Kiểm toán viên chính có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán, đối với những khách hàng được xác định là trọng điểm, quan trọng, nhạy cảm phải bổ sung thêm các công việc vào chương trình mẫu của công ty cho phù hợp với tình hình cụ thể của khách hàng.
Để công việc kiểm toán được thực hiện tốt thì các Kiểm toán viên phải hiểu biết về hoạt động, về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng; xác định mức