Hoàn thành kiểm toán

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SAO VIỆT (Trang 58)

7. Kết luận ( cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

3.2.3 Hoàn thành kiểm toán

Sau khi hoàn thành kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định nói riêng và các phần hành khách nói chung, Kiểm toán viên

KHOẢN MỤC PM

Doanh thu 0,5%-3%

Lợi nhuận trước thuế 5%-10%

(hay trợ lý kiểm toán phụ trách phần hành này) gửi kết quả cho trưởng nhóm kiểm toán (Kiểm toán viên chính). Kiểm toán viên chính sẽ tổng hợp cáckết quả và đưa ra ý kiến, nhận xét về kết quả, lập Bảng tổng hợp lỗi và Biểu chỉ đạo của cuộc kiểm toán.

Trong Hồ sơ kiểm toán, phần kiểm toán tài sản cố định được lưu theo thứ tự chữ cái là D so với các phần khác. Nội dung kiểm toán tài sản cố định được lưu theo thứ tự tăng dần: D710 là Biểu chỉ đạo, D720 là bảng tổng hợp lỗi, D730 là chương trình kiểm toán, D740 là kiểm tra số dư tài sản cố định, D750 là kiểm tra tăng giảm tài sản cố định, D760 là kiểm tra khấu hao tài sản cố định, D770 là kiểm tra chi phí XDCB DD.

Sau đó, Kiểm toán viên chính sẽ trình cho Giám đốc kiểm toán để kiểm tra lại lần nữa công việc của nhóm kiểm toán, quyết định của Giám đốc là quyết định cuối cùng trong Báo cáo kiểm toán.

Sau khi hoàn tất công việc, Kiểm toán viên chính phát hành bản dự thảo Báo cáo kiểm toán gửi cho khách hàng. Khi hai bên thống nhất về kết quả của cuộc kiểm toán, công ty sẽ phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức.

Tùy theo kết quả của cuộc kiểm toán, Kiểm toán viên có thể phát hành một trong bốn loại Báo cáo kiểm toán sau:

 Báo cáo chấp nhận toàn phần;

 Báo cáo chấp nhận từng phần;

 Báo cáo không chấp nhận;

 Báo cáo từ chối cho ý kiến.

Báo cáo kiểm toán trước khi phát hành được các Kiểm toán viên công ty kiểm tra, rà soát lại kỹ càng theo một trình tự chặt chẽ nhằm hạn chế các sai sót ảnh hưởng đến chất lượng của Báo cáo kiểm toán. Qua đó, các Kiểm toán viên thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với dịch vụ mình cung cấp và đối với người sử dụng Báo cáo kiểm toán. Trong vòng mười ngày sau khi phát hành Báo cáo kiểm toán, Kiểm toán viên phải đưa hồ sơ kiểm toán vào lưu trữ. Hồ sơ kiểm toán đưa vào lưu trữ ngoài các loại giấy làm việc, các văn bản pháp lý có liên quan đến khách hàng, còn phải bao gồm:

- Tờ trình về các vấn đề quan trọng của Kiểm toán viên chính, các chuyên viên tư vấn.

- Tờ trình của Trưởng phòng kiểm toán.

- Bản dự thảo và bản chính thức Báo cáo tài chính đã được kiểm toán. - Các tài liệu cần thiết liên quan đến khách hàng.

Trong quá trình kiểm toán, những yếu kém về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng được Công ty kiểm toán đề nghị sửa đổi và các ý kiến đó được tập hợp vào Thư quản lý gửi cho khách hàng.

Sau khi phát hành Báo cáo tài chính đã kiểm toán, các nhóm kiểm toán cần theo dõi và tư vấn cho khách hàng các vấn đề về kiểm soát nội bộ, kế toán, thuế và các quy định liên quan. Ngoài ra, các nhóm kiểm toán phải liên hệ định kỳ với khách hàng để hỗ trợ cũng như giữ mối quan hệ tốt với khách hàng. Như đã trình bày ở phần trên, giai đoạn chuẩn bị cho kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định được thực hiện theo đúng quy trình mẫu mà Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt đã thiết lập.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ

ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHT 4.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KHT

4.1.1. Đặt điểm hoạt động kinh doanh

4.1.1.1. Hình thức sở hữu vốn

Công ty Cổ Phần KHT là công ty cổ phần kinh doanh vật liệu xây dựng được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 785/GP ngày 27/09/1994 do Ủy Ban Nhà nước về Hợp Tác và Đầu tư cấp và được cấp lại theo Giấy chứng nhận đầu tư số 541022000002 ngày 29/11/2008 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long cấp. Các bên góp vốn gồm:

 Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng 720.

 Công ty Sửa Chữa, Xây Dựng Công Trình Cơ Khí Giao Thông 721.

 Công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình 675.

 Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Công Trình 72.

4.1.1.2. Trụ sở hoạt động và các đơn vị trực thuộc

Trụ sở của Công ty đặt tại: Số 2A, Ấp Tân Vĩnh Thuận, Xã Tân Ngãi, Thị xã Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long.

4.1.1.3. Ngành nghề kinh doanh

 Các ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ Phần KHT:

 Sản xuất xi măng, bê tông và các sản phẩm từ xi măng;

 Mua bán: vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất xây dựng, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt trong xây dựng, thép và phôi thép, máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện, điện gia dụng;

 Mua bán, đại lý, bảo dưỡng, sửa chữa xe ôtô và xe có động cơ;

 Mua bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ôtô và xe có động cơ;

 Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp;

 Xây dựng: dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi phá vỡ, chuẩn bị mặt bằng, lắp, đặt các hệ thống điện và hệ thống cấp thoát nước, điều hòa không khí, hoàn thiện công trình xây dựng;

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đến thời điểm lập Báo cáo này chỉ bao gồm hoạt động sản xuất xi măng và nhượng bán vật liệu xây dựng.

4.1.2. Tóm tắt chính sách liên quan đến tài sản cố định

 Kỳ kế toán: kế toán năm 2011 được bắt đầu từ ngày 01/01/2011 và kết thúc vào ngày 31/12/2011.

 Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (VND).

 Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.

 Hình thức kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ.

 Nguyên giá của một tài sản cố định bao gồm giá mua và các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản đó vào sử dụng. Các khoản chi phí cải tảo và làm mới chủ yếu thì được ghi vào nguyên giá tài sản cố định, các khoản chi phí bảo trì và sửa chữa được ghi vào chi phí của năm hiện hành.

 Khấu hao tài sản cố định được tính trừ vào nguyên giá theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng dự tính của tài sản, tỷ lệ khấu hao cố định dựa vào tỷ lệ quy định tại thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài Chính. Thời gian khấu hao cho một nhóm tài sản cố định nhưsau:

 Nhà, xưởng và vật kiến trúc 25 –50 năm

 Máy móc thiết bị 10 –12 năm

 Phương tiện vận tải 10 –12 năm

 Thiết bị quản lý 10 –12 năm

4.2. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHT PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHT

4.2.1. Chuẩn bị kiểm toán

4.2.1.1. Khảo sát khách hàng

 Khảo sát khách hàng là điều kiện đầu tiên để Công ty kiểm toán quyết định ký kết hợp đồng kiểm toán hay không, vì thế các thông tin về khách hàng được thu thập kháthận trọng.

 Khi có thông tin về nhu cầu kiểm toán của khách hàng, Công ty Kiểm toán Sao Việt tiến hành liên hệ và thu thập các thông tin cần thiết. Công ty Cổ Phần KHT là khách hàng thường xuyên và đã hợp tác với Công ty Kiểm toán Sao Việt nhiều năm qua. Do đó, việc khảo sát khách hàng này được thực hiện dựa trên những thông tin trên hồ sơ cũ, bao gồm: các quyết định thành lập công ty, phiếu khảo sát khách hàng do nhân viên khảo sát của Công ty Kiểm toán Sao Việt thực hiện, Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần KHT năm 2010, 2011,…

 Bên cạnh đó, nhân viên khảo sát của Công ty Kiểm toán thu thập thêm các thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng trong năm qua, như: biến động của ngành nghề kinh doanh, sự thay đổi về chính sách kế toán theo Thông tư mới của Bộ tài chính, những thay đổi trong hệ thống kiểm soát nội bộ,… dựa vào những trao đổi trực tiếp với Ban lãnh đạo và Kế toán trưởng Công ty Cổ Phần KHT.

Nhận xét: Khảo sát khách hàng là công việc đầu tiên và là nền móng cho toàn bộ cuộc kiểm toán. Tất cả các công ty kiểm toán đều phải thực hiện công việc này. Tại Công ty Kiểm toán Sao Việt, nhân viên thực hiện khảo sát khách hàng KHT nói riêng và các khách hàng khác nói chung, thường là Kiểm toán viên chính đã kiểm toán những năm trước đây. Điều này giúp cho Kiểm toán viên dễ dàng tìm hiểu sâu sát thông tin khách hàng để đưa ra nhận định về rủi ro cuộc kiểm toán nếu thực hiện.

4.2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán

Theo đúng quy trình mẫu của Công ty, hợp đồng kiểm toán được hai bên thỏa thuận và tiến hành ký kết.

Kế hoạch về nhân sự thực hiện kiểm toán:

1. Lê Thị Hồng Phương Kiểm toán viên chính 3. Nguyễn Văn Việt Chương Trợ lý kiểm toán

4. Châu Hoàng Yến Trợ lý kiểm toán

5. Lê Thị Phương Loan Trợ lý kiểm toán

Cũng trong gia đoạn lập kế hoạch này, khi đã có thời gian tiến hành kiểm toán cụ thể nêu trên hợp đồng, Kiểm toán viên yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin kế toán và đã nhận được các số liệu cần thiết, bao gồm:

 Bảng cân đối số phát sinh trong kỳ năm 2011 (file Excel)

 Sổ cái, sổ chi tiết về tài sản cố định và chi phí khấu hao năm 2011 (File Excel)

 Báo cáo tài chính cho niên độ kết thúc ngày 31/12/2011 (Văn bản) Qua các số liệu nhận được cung cấp, kết hợp với Hồ sơ kiểm toán Công ty Cổ Phần KHT năm 2009, 2010 lưu tại Công ty Kiểm toán Sao Việt, các thành viên trong nhóm kiểm toán tiến hành nghiên cứu và thực hiện các bước phân tích sơ bộ.

Dựa trên những thông tin được thu thập, phân tích và kinh nghiệm của mình, Kiểm toán viênđã phần nào có những nhận định riêng về khách hàng của mình.

Nhận xét: kế hoạch kiểm toán là những chuẩn bị cơ bản cho cuộc kiểm toán, các vấn đề về tài chính, nhân sự, thời gian kiểm toán, việc phân công kiểm toán được tính toán trước giúp Kiểm toán viên có thể chủ động và định hướng về công việc của mình. Bên cạnh đó, việc phân tích sơ bộ trước khi kiểm toán trực tiếp tại khách hàng giúp Kiểm toán viên tiết kiệm được thời gian, cũng như giúp việc phân tích hiệu quả hơn

4.2.1.3. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm

soát của đơn vị được kiểm toán

a) Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ tài sản cố định

Những tài liệu mà Kiểm toán viên được cung cấp và thông tin trao đổi ban đầu chỉ thể hiện được sự hiện hữu của hệ thống kiểm soát theo nội bộ theo ý kiến chủ quan của đơn vị. Để đánh giá hệ thống kiểm soát này có được thực hiện hay không và tính hữu hiệu của nó tại Công ty Cổ Phần KHT, Kiểm toán viên sử dụng Bảng câu hỏi mẫu của Công ty kiểm toán để phỏng vấn Kế toán trưởng và kế toán tài sản cố định. Việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ được Kiểm toán viên thực hiện vào thời điểm bắt đầu cuộc kiểm toán tại cơ quan khách hàng.

Bảng 6: BẢNG CÂU HỎI TÌM HIỂU VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHT CÂU HỎI TRẢ LỜI GHI CHÚ Không Yếu kém Quan trọng Thứ yếu I. Quản lý tài sản cố định 1. Quy mô TSCĐ có phù hợp với hoạt động kinh doanh hiện tại của Doanh nghiệp không?

2. Doanh nghiệp có thường xuyên đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ cái liên quan tài sản cố định hay không?

3. Công ty có xây dựng chính sách và quy trình thuê tài sản không?

 

4. Thu nhập cho thuê tài sản cố định có được ghi nhận hay không?

5. Có kiểm kê định kỳ Tài sản cố định và đối chiếu với sổ sách hay không?

 

6. Các chênh lệch giữa giá dự toán và giá thực tế có được xét duyệt và phê chuẩn hay không?

CÂU HỎI TRẢ LỜI GHI CHÚ Không Yếu kém Quan trọng Thứ yếu

7. Việc ghi sổ tài sản cố định có được ghi ngay khi nghiệp vụ phát sinh hay không?

8. Doanh nghiệp có mở Sổ chi tiết, thẻ tài sản cố định để theo dõi từng loại tài sản cố định không?

9. Có lập báo cáo định kỳ về tài sản cố định không được sử dụng không?

10. Doanh nghiệp có lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định không?

11. Doanh nghiệp có lập dự toán đối với những khoản đầu tư lớn không?

12. Công ty có biện pháp bảo vệ chống trộm cắp, hỏa hoạn hay mua bảo hiểm tài sản cố định không?

 

II. Tăng, giảm tài sản cố định

13. Doanh nghiệp có thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho việc mua sắm Tài sản cố định không?

CÂU HỎI TRẢ LỜI GHI CHÚ Không Yếu kém Quan trọng Thứ yếu

14.Người chuẩn y việc mua sắm, thanh lý Tài sản cố định có khác với người ghi sổ không?

15. Doanh nghiệp có quy định về việc phê duyệt chứng từ mua, bán, thanh lý TSCĐ không?

16. Doanh nghiệp có quy định cụ thể về việc đánh giá lại Tài sản cố định hay không?

 

17. Trong kỳ doanh nghiệp có tiến hành thanh lý TSCĐ không?  18.Khi nhượng bán TSCĐ có thành lập hội đồng thanh lý bao gồm các thành viên theo quy định không?

19. Các biên bản thanh lý có

được lưu trữ lại không? 

III.Khấu hao tài sản cố định

20. Doanh nghiệp có quy định chính sách kế toán về phương pháp khấu hao và tỷ lệ khấu hao không?

IV.Sửa chữa, xây dựng cơ bản

21. Các công trình xây dựng cơ bản có được lập dự toán đầy đủ và được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền không?

CÂU HỎI TRẢ LỜI GHI CHÚ Không Yếu kém Quan trọng Thứ yếu

22. Có chính sách phân biệt giữa các khoản chi sẽ ghi tăng nguyên giá Tài sản cố định hay tính vào chi phí niên độ hay không?

23. Các chi phí nhất là chi phí lãi vay có được theo dõi chặt chẽ và vốn hóa đúng quy định không?

24. Doanh nghiệp có quy định về thủ tục nghiệm thu hoặc bàn giao TSCĐ không?

25. Các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành có được quyết toán và kết chuyển tăng tài sản cố định đồng thời tính khấu hao đúng thời điểm không?

Kết quả phỏng vấn:

Số câu Tỷ lệ

Câu trả lời không 5 20%

Câu trả lời có 20 80%

Qua kết quả trên cho thấy các thủ tục kiểm soát quy định trong Công ty Cổ Phần KHT được thực hiện khá đầy đủ. Kiểm toán viên có thể đánh giá được hệ thống kiểm soát tài sản cố định của đơn vị là khá hữu hiệu. Và kết quả này cũng giúp Kiểm toán viên đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát cũng như xác định mức trọng yếu kế hoạch.

Nhận xét: việc thiết kế Bảng câu hỏi này giúp Kiểm toán viên có cái nhìn

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SAO VIỆT (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)