Những vấn đề chung về kiểm toán

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SAO VIỆT (Trang 27 - 41)

7. Kết luận ( cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

2.1.2 Những vấn đề chung về kiểm toán

2.1.2.1 Định nghĩa kiểm toán

Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các Kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập.

2.1.2.2 Phân loại kiểm toán

a) Kiểm toán độc lập

Kiểm toán độc lập là việc kiểm tra về tính hữu hiệu và sự hiệu quả đối với hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức để đề xuất những biện pháp cải tiến. Ở đây, sự hữu hiệu là mức độ hoàn thành nhiệm vụ hay mục tiêu; còn tính hiệu quả được tính bằng cách so sánh những kết quả đạt được và các nguồn lực đã sử dụng.

Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ chấp hành một quy định nào đó, thí dụ các văn bản luật pháp, những điều khoản của một hợp đồng hay một quy định của đơn vị.

c) Kiểm toán Báo cáo tài chính

Kiểm toán báo cáo tài chính là cuộc kiểm tra để đưa ra ý kiến nhận xét về sự trình bày trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính của một đơn vị. Do Báo cáo tài chính phải được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành, nên chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán được sử dụng làm thước đo trong kiểm toán báo cáo tài chính.

2.1.2.3 Hồ sơ kiểm toán

Là các tài liệu do Kiểm toán viên lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ. Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được thể hiện trên giấy, trên phim, ảnh, trên phương tiện tin học hay bất kỳ phương tiện lưu trữ nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

2.1.2.4 Bằng chứng kiểm toán

“Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do Kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này Kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình.

Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chúng từ, sổ kế toán, Báo cáo tài chính và các tài liệu, thông tin từ những nguồn khác.” (chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - VSA 500)

2.1.2.5 Thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát (còn được gọi là thử nghiệm tuân thủ) là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.

2.1.2.6 Thử nghiệm cơ bản (kiểm tra cơ bản)

Là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán liên quan đến Báo cáo tài chính nhằm phát hiện ra những sai sót trọng yếu làm ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính. Thử nghiệm cơ bản gồm: kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư; quy trình phân tích.

Là thuật ngữ để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong Báo cáo tài chính.

Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng Báo cáo tài chính. Mức trọng yếu tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay của sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính.

Hay nói cách khác là mức độ sai lệch tối đa có thể chấp nhận được của thông tin. Nếu vượt qua mức sai lệch đó sẽ làm người sử dụng thông tin hiều sai về thông tin đó. Trong kiểm toán, mức trọng yếu cần được xem xét, tính toán cho tổng thể Báo cáo tài chính và từng khoản mục.

2.1.2.8 Rủi ro trong kiểm toán

Rủi ro tiềm tàng (IR)

Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ từng khoản mục trong Báo cáo tài chính chưa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hay tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.

Rủi ro kiểm soát (CR)

Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong Báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.

Rủi ro phát hiện (DR)

Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong Báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, Kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát hiện.

Rủi ro kiểm toán (AR)

Là rủi ro do Kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi Báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.

Mối quan hệ giữa các loại rủi ro được xác lập bằng một bảng dưới dạng ma trận nhằm xác định rủi ro phát hiện, rủi ro phát hiện (in nghiêng và đậm) được xác định căn cứ vào mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát tương ứng.

Bảng 2: MA TRẬN XÁC ĐỊNH RỦI RO PHÁT HIỆN

Đánh giá của Kiểm toán viên về rủi ro kiểm soát Đánh giá

của Kiểm toán viên về rủi ro tiềm tàng

Cao Trung bình Thấp

Cao Tối thiểu Thấp Trung bình

Trung bình Thấp Trung bình Cao

Thấp Trung bình Cao Tối đa

(Nguồn: Giáo trình kiểm toán –Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh)

2.1.2.9 Hệ thống kiểm soát nội bộ

Là các quy định và thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập Báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát.

2.1.2.10 Kế hoạch chiến lược

“kế hoạch chiến lược: là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.” (Đoạn 04 VSA 300).

2.1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao

2.1.3.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao

a) Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định

 Các tài sản cố định đã được ghi chép là có thật và đơn vịcó quyền sở hữu đối với các tài sản này (Hiện hữu, Quyền sởhữu).

 Mọi tài sản cố định của đơn vị đều được ghi nhận (Đầy đủ).

 Các tài sản cố định phản ánh trên sổ chi tiết đã được ghi chép đúng, tổng cộng đúng và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổcái (Ghi chép chính xác).

 Các tài sản cố định được đánh giá phù hợp với chuẩn mực và chế độ kếtoán hiện hành (Đánh giá).

 Sựtrình bày và khai báo tài sản cố định – gồm cảcông việc công bố phương pháp tính khấu hao –là đầy đủ và phù hợp với chuẩn mực và chế độkế toán hiện hành (Trình bày và công bố).

b) Mục tiêu kiểm toán chi phí khấu hao

Đối vớichi phí khấu hao, mục tiêu kiểm toán chủyếu là xem xét sự đúng đắn trong việc xác định mức khấu hao và phân bổ cho các đối tượng có liên quan. Điều này phụthuộc vào phương pháp khấu hao, cũng như các dữliệu làm cơsởcho việc tính toán và tiêu thức phân bổchi phí khấu hao.

Đối với giá trị hao mòn lũy kế, mục tiêu kiểm toán là xem xét việc ghi nhận đầy đủ và đúng đắn giá trịhao mòn lũy kế tăng lên do khấu hao, giá trịhao mòn lũy kế giảm đi do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định cũng như việc phản ánh chính xác vào từng đối tượng tài sản cố định cụthể.

2.1.3.2 Chuẩn bị kiểm toán

Đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán và có ảnh hưởng quan trọng đến sự thành công của một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính trên cả hai phương diện là hạn chế rủi ro kiểm toán trong phạm vi chấp nhận được, đồng thời tối ưu hóa chi phí kiểm toán. Vì thế, các chuẩn mực kiểm toán quy định khá chặt chẽ về những công việc cần phải tiến hành trong giai đoạn này. Dựa vào đó, công ty kiểm toán xây dựng thành các quy trình kiểm toán chi tiết, phù hợp với đơn vị mình và phù hợp với từng nhóm khách hàng cụ thể. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán gồm hai bước:

Tiền kế hoạch là quá trình tiếp cận để thu thập những thông tin về khách hàng nhằm giúp Kiểm toán viên tìm hiểu về các nhu cầu của họ, đánh giá về khả năng phục vụ và các vấn đề khác như thời gian thực hiện, phí kiểm toán… Trên cơ sở đó, nếu đồng ý, Kiểm toán viên sẽ ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng.

Lập kế hoạch kiểm toán là bước kế tiếp và bao gồm một số công việc như tìm hiểu khách hàng , tìm hiểu về kiểm soát nội bộ, xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán để lập kế hoạch và chương trình kiểm toán.

2.1.3.3 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Hệ thống kiểm soát nội bộ của một đơn vị được thiết lập nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản cố định và đảm bảo hạch toán đúng đắn các khoản mục liên quan đến tài sản cố định. Tuy đây là một công cụ quan trọng

trong quản lý đơn vị, nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến công việc của Kiểm toán viên. Việc tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ giúp cho Kiểm toán viên biết được điểm mạnh và điểm yếu của kiểm soát nội bộ nói chung và khoản mục tài sản cố định nói riêng. Trên cơ sở đó, Kiểm toán viên hoạch định được các thủ tục kiểm toán phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị. Đồng thời xác định được các khu vực rủi ro cao để có những biện pháp thích hợp. Một số phương pháp tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ mà Kiểm toán viên sử dụng là:

 Dựa vào kinh nghiệm kiểm toán khoản mục tài sản cố định trước đây tại đơn vị (nếu có)

 Phỏng vấn nhà quản lý, nhân viên giám sát và những nhân viên khác về những hoạt động kiểm soát, chính sách, kế toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định tại đơn vị.

 Kiểm tra lại tài liệu và sổ sách kế toán: sổ cái, sổ chi tiết, chứng từ mua – bán tài sản cố định,…

 Quan sát các hoạt động kiểm soát và vận hành của kiểm soát nội bộ khoản mục tài sản cố định trong thực tiễn, quan sát việc sử dụng và quản lý đối với tài sản cố định.

Sau khi tìm hiểu, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đòi hỏi Kiểm toán viên phải lập hồ sơ về những thông tin đã thu thập. Hồ sơ thường được thực hiện và hoàn thành dưới dạng bảng câu hỏi, bảng tường thuật về hoặc lưu đồ kiểm soát nội bộ khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao.

Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán

Sau khi đã tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, Kiểm toán viên đưa ra đánh giá về tính hiệu quả của hệ thống này trong việc ngăn ngừa và phát hiện các sai sót trọng yếu. Từ đó, Kiểm toán viên phải xác định những sai phạm tiềm tàng liên quan đến tài sản cố định và xem xét các nhân tố ảnh hưởng có thể tạo rủi ro có những sai lệch trọng yếu. những đánh giá sơ bộ về rủi ro trong kiểm soát có thể diễn tả theo định lượng ( tỷ lệ phần trăm), hoặc định tính (cao, thấp, trung bình). Mục tiêu của việc đánh giá này là để Kiểm toán viên giới hạn phạm vi của các thử nghiệm cơ bản phải tiến hành đối với khoản mục tài sản cố định.

Như đã trình bày ở trên, việc đánh giá rủi ro trong kiểm toán của Kiểm toán viên gồm ba nội dung: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro thực hiện.

Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Những thử nghiệm kiểm soát được sử dụng để kiểm tra sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ gồm:

 Phỏng vấn nhà quản lý, kế toán tài sảncố định và các nhân viên khác.

 Kiểm tra tài liệu, chứng từ trong các nghiệp vụ liên quan tài sản cố định.

 Quan sát việc áp dụng các thủ tục kiểm soát đối với tài sản cố định, như: việc sử dụng tài sản cố định có đúng mục đích,…

 Thực hiện lại một số thủ tục kiểm soát liên quan đến tài sản cố định. Cần lưu ý rằng kết quả thử nghiệm kiểm soát chỉ thể hiện về thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ, chứ không chứng minh về tính xác thực của các số liệu trên Báo cáo tài chính.

Đánh giá lại rủi ro kiểm toán và xác định mức trọng yếu

Khi đã hoàn thành các thử nghiệm kiểm soát, Kiểm toán viên đánh giá lại kiểm soát nội bộ của đơn vị. Đồng thời, Kiểm toán viên cũng dựa vào đó để mở rộng (hoặc giảm thiểu) các thử nghiệm cơ bản.

Để đưa kết luận về sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ, Kiểm toán viên thường sử dụng bảng hướng dẫn về tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua (thường dùng theo tỷ lệ phần trăm) trong việc thực hiện thủ tục kiểm soát. Thông thường tỷ lệ sai lệch có thể bỏ qua được xác định ở mức từ 2% đến 20% như sau:

Bảng 3: BẢNG HƯỚNG DẪN VỀ TỶ LỆ SAI PHẠM

CÓ THỂ BỎ QUA

Mức độ tin cậy dự kiến vào thủ

tục kiểm soát

Mức độ sai lệch có thể bỏ qua

Cao 2% - 7%

Trung bình 6% - 12%

Thấp 11% - 20%

Không tin cậy Không kiểm tra

 Bước tiếp theo, Kiểm toán viên tiến hành xác lập mức trọng yếu chấp nhận được, nghĩa là số tiền sai lệch tối đa cho phép, căn cứ vào đó thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm phát hiện những sai lệch có thể ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính. Phương pháp xác lập mức trọng yếu:

+ Ở mức độ tổng thể của Báo cáo tài chính (PM), Kiểm toán viên phải ước tính toàn bộ sai lệch có thể chấp nhận được, để đảm bảo rằng Báo cáo tài chính không có sai lệch trọng yếu. Mức trọng yếu tổng thể có thể được tính bằng một tỷ lệ phần trăm so với tài sản hoặc doanh thu, lợi nhuận trước thuế,... tùy vào đặc điểm của đơn vị được kiểm toán và sự xét đoán của Kiểm toán viên.

+ Mức trọng yếu đối với từng khoản mục (TE) chính là sai lệch tối đa được phép của khoản mục. Có 2 cách xác định TE:

 Cách 1: TE = 10% x giá trị khoản mục tài sản cố định

 Cách 2: TE = 50% PM (tuy nhiên giá trị này không vượt quá 10% khoản mục tài sản cố định)

2.1.3.4 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

a) Kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình

Thủ tục phân tích

Là việc sử dụng các phương pháp tính toán và so sánh các tỷ suất của năm trước với năm hiện hành.Tùy theo đặc điểm kinh doanh của đơn vị, Kiểm toán viên có thể dùng nhiều tỷ số khác nhau, thông thường là các tỷ số sau:

 Tỷ trọng của từng loại tài sản cố định so với tổng số. Các tỷ số này được tính bằng cách lấy từng loại tài sản cố định chia cho tổng giá trị tài sản cố định.

 Tỷ số doanh thu với tổng giá trị tài sản cố định. Tỷ số này phản ánh

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SAO VIỆT (Trang 27 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)