- Ưu điểm:
+ Việc trả lương cho CC, VC, nhân viên ngành GD&ĐT thực hiện theo quy định của Nhà nước. Do vậy, việc tính toán bảng lương, thanh toán tiền lương, phụ cấp thực hiện đơn giản, kịp thời.
+ Việc xét khen thưởng cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ tại một số đơn vị được thực hiện nghiêm túc, đã góp phần động viên, kích thích người lao động làm việc.
- Tồn tại hạn chế:
+ Hệ thống thang bảng lương chưa tính đến yếu tố năng lực, hiệu quả công việc mà căn cứ vào trình độ đào tạo và thâm niên công tác. Người làm việc có hiệu quả cao nhưng hệ số lương thấp thì thu nhập thấp. Mặt khác, quy định nâng lương thường xuyên còn chưa công bằng, hợp lý. CC, VC, nhân viên vào biên chế hoặc được hợp đồng làm việc dài hạn thì bậc lương cứ theo định kỳ sẽ được tăng (trừ khi vi phạm kỹ luật hoặc không hoàn thành nhiệm vụ). Trong khi đó, số người được nâng trước thời hạn được khống chế dưới 5% số lao động trong mỗi đơn vị. Người được xét nâng lương trước hạn phải đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở trở lên và còn phụ thuộc vào sự xem xét chủ quan của người có thẩm quyền. Do vậy, nhiều giáo viên, nhân viên thiếu động lực phấn đấu học tập, nâng cao hiệu quả làm việc, giảng dạy.
+ Mặc dù có sự quan tâm của Nhà nước thông qua phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút... nhưng nhìn chung, thu nhập của người lao động rất thấp. Giáo viên mới ra trường có tổng thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng nên chưa đủ sống. Điều này buộc họ phải dạy thêm, làm thêm nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy, làm việc trong nhà trường.
+ Đối với những người được ký hợp đồng lao động, do mức tiền công quá thấp (chỉ bằng mức tiền lương tối thiểu), nên họ thường làm việc trong thời gian ngắn rồi nghĩ việc (bình quân mỗi năm có khoảng 30 người nghĩ việc). Điều này làm tăng chi phí tuyển dụng và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tại các trường.
+ Theo quy định, người lao động ngành GD&ĐT chỉ được làm thêm không quá 200 giờ/năm. Nhưng ở các trường thiếu giáo viên, một số người phải dạy vượt 200 giờ so với số tiết tiêu chuẩn. Tuy nhiên, số giờ dạy vượt này không được thanh toán tiền dạy thêm giờ. Điều này gây bất bình đối với họ, từ đó xảy ra khiếu kiện. + Về khen thưởng: Theo nguyên tắc, khen thưởng phải đảm bảo thành tích đến đâu khen thưởng đến đó. Tuy nhiên, tình trạng cả nễ, hình thức khi bầu người được khen thưởng còn phổ biến, các danh hiệu thi đua có mức thưởng cao thường được bầu cho lãnh đạo. Ngoài ra, có trường hợp, lãnh đạo cắt khen thưởng nhưng không đưa ra lý do. Điều này làm cho nhân viên không còn muốn phấn đấu và không phục cấp trên.
Khi tiến hành hỏi ý kiến 286 CC, VC, nhân viên về thu nhập, kết quả được thể hiện trong Bảng 2.16.
Bảng 2.16: Nhận xét về thu nhập ngành GD&ĐT
Câu hỏi
Số người đánh giá theo các mức độ 1 2 3 4 5 Trung
bình Hệ thống thang bảng lương trong ngành
giáo dục hiện nay đã tính đến yếu tố năng lực, hiệu quả công tác
12 95 39 85 55 3,27
Quy định nâng lương thường xuyên là
công bằng, hợp lý 12 81 36 96 61 3,40
Thu nhập thầy cô nhận được tương xứng
với kết quả làm việc 12 97 35 87 55 3,27 Thầy cô hài lòng với mức lương, phụ cấp
hiện nay 13 92 35 90 56 3,29
Những tập thể, cá nhân được khen thưởng xứng đáng với những gì họ đã làm được cho trường, cho ngành
14 85 44 86 57 3,30
Trong đó: 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Không có ý kiến; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý.
Mức đánh giá trung bình rất thấp đối với các câu hỏi liên quan đến thu nhập, khen thưởng cho thấy hệ thống thang bảng lương chưa hợp lý, mức lương tối thiểu thấp, người lao động chưa có được mức sống trung bình để yên tâm làm việc. Mặt khác, nó cũng cho thấy công tác thi đua khen thưởng chưa thực hiện nghiêm túc. Điều này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa đến thu nhập của lực lượng lao động ngành GD&ĐT của huyện; đồng thời cũng đặt ra yêu cầu phải làm tốt hơn công tác thi đua, khen thưởng.