Nâng cao sự hài lòng của người lao động đối với yếu tố lãnh đạo

Một phần của tài liệu Phát triển NNL ngành giáo dục và đào tạo tại huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai đến năm 2016 (Trang 74 - 75)

Trong ngành GD&ĐT của huyện, Trưởng phòng GD&ĐT, HT các trường học là linh hồn, là đầu não của ngành, của trường. Do vậy, năng lực và mối quan hệ của họ đối với cấp dưới có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của ngành, của trường cũng như tạo được sự thỏa mãn của CC, VC, nhân viên. Để nâng cao sự hài lòng của người lao động đối với yếu tố lãnh đạo, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, hiệu trưởng các trường học cần phải:

- Thứ nhất phải từng bước hoàn thiện nhân cách của người lãnh đạo, quản lý giáo dục. Cụ thể:

+ Thường xuyên tự giác rèn luyện, nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

+ Tích cực tham gia các hoạt động thực tiễn, đặc biệt là hoạt động lãnh đạo và quản lý giáo dục để rèn luyện, nâng cao kiến thức, năng lực, phẩm chất đạo đức, phát triển và hoàn thiện các phẩm chất tâm lý của cá nhân, qua đó phát triển và hoàn thiện nhân cách cho CC, VC.

+ Mở rộng quan hệ thông tin và giao lưu với nhiều loại đối tượng, chú ý nâng cao nghệ thuật giao tiếp sẽ giúp sửa chữa, điều chỉnh kịp thời những kế hoạch, tính cách, việc làm và cách suy nghĩ của mình chưa phù hợp.

+ Luôn tiến hành đấu tranh và tự đấu tranh chống suy thoái nhân cách của mình để sống tốt hơn, làm việc tốt hơn. Quan tâm nhiều hơn đến đối tượng là nam giới, người có học vi sơ cấp, cao đẳng.

- Thứ hai là phải tổ chức và hoàn thiện tập thể lao động thông qua việc xây dựng những nội quy, quy chế hoạt động cụ thể cho từng tổ, khối, trường học, Phòng GD&ĐT và truyền đạt một cách hiệu quả đến mọi người để tạo được sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động, hướng mọi người vào công việc chung trên cơ sở hợp tác, phối hợp với nhau làm việc; đồng thời phải gương mẫu trong thực hiện nội quy, quy chế đề ra. Ngoài ra, cần tổ chức xây dựng tiêu chuẩn hành vi trong tập thể như cách ăn nói, cách đi đứng, ăn mặc và giao tiếp với nhau cũng như giao tiếp với nhân dân, với học sinh và cấp trên... làm cơ sở thực hiện.

- Thứ ba là phải phân quyền cho các nhà quản trị cấp dưới để quản lý sát hơn thuộc cấp của mình và chủ động trong công việc.

- Thứ tư là định kỳ tổ chức khảo sát về thái độ lao động, thái độ đối với tập thể, đối với lãnh đạo và đối với người khác của người lao động để thu thập thông tin và đưa ra các biện pháp cần thiết để phát huy những điểm mạnh trong tập thể cũng như khắc phục tình trạng người lao động bi quan, lo âu, bất mãn, cầu an, yên phận..., qua đó điều chỉnh phong cách, phương pháp lãnh đạo để đáp ứng mong đợi của mọi người.

Một phần của tài liệu Phát triển NNL ngành giáo dục và đào tạo tại huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai đến năm 2016 (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)