Các biện pháp tu từ tiếng Việt

Một phần của tài liệu NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT potx (Trang 142 - 145)

- Diễn đạt có lượng tin cao không có yếu tố dư Mạch trình bày lôgic rõ ràng

Các biện pháp tu từ tiếng Việt

Thông tin

“Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng trong lời nói các phương tiện ngôn ngữ không kể là có màu sắc tu từ hay không trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ (tức là tác dụng gây ấn tượng về hình ảnh, cảm xúc, thái độ, hoàn cảnh”. (TLTK4) Các biện pháp tu từ tiếng Việt gồm: so sánh, đồng nghĩa kép, nói lái, điệp từ ngữ… Nhiệm vụ So sánh biện pháp tu từ và phương tiện tu từ đánh giá Đánh dấu (3) vào trước các biện pháp tu từ: ẩn dụ Hoán dụ Điệp từ ngữ hoặc cứ pháp.

Hoạt động 2: Tìm hiểu biện pháp so sánh tu từ Thông tin

– So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại nhưng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng.

– So sánh tu từ bao giờ cũng có hai vế: vếđược so sánh và vế so sánh. Mỗi vế có thể gồm một hay nhiều đối tượng. Các đối tượng có thể là sự vật, tính chất hoặc hành động.

– ở dạng đầy đủ, mô hình so sánh có các yếu tố:

+ Các đối tượng được so sánh (sự vật, hoạt động hoặc tính chất). + Đặc điểm, dấu hiệu chung được đưa ra để so sánh

+ Từ so sánh: là, như là, bao nhiêu, bấy nhiêu...

– Phép so sánh không nêu đặc điểm, dấu hiệu chung của các đối tượng gọi là so sánh chìm, tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng rãi.

– Khác với so sánh luận lí, so sánh tu từ còn là phương tiện biểu cảm.

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các ví dụ sau (xác định các vế, các đối tượng được so sánh với nhau và những dấu hiệu chung giữa chúng):

+ Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt. (Ma Văn Kháng) + Trẻ em như búp trên cành (Hồ Chí Minh) + Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói dạ em thương mình bấy nhiêu.

(Ca dao)

+ Gái thương chồng, đang đông buổi chợ

Trai thương vợ, nắng quái chiều hôm.

(Ca dao)

Nhim v 2: Hãy đánh dấu (3) vào ô trống trước những trường hợp bạn cho là thuộc biện pháp so sánh tu từ:

Ngôi nhà này cao bằng ngôi nhà kia.

Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.

(Nguyễn Du)

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Nhưđứng đống lửa, như ngồi đống than.

(Ca dao)

Giá của chiếc xe Dream bằng giá của chiếc xe Attila.

Ngôi sao ấy lặn hoá bình minh.

Màu vỏ lòng trai ngọc thật là kiều diễm như nửa vòng cung cầu vồng bắc lên từ một thế giới đáy biển vẫn hoài bão ánh trời.

(Nguyễn Tuân)

áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

(Tố Hữu)

*Nhim v 3: Các nhóm (mỗi nhóm không quá 4 người trao đổi về kết quả của nhiệm vụ 2; nếu không nhất trí, hãy xem lại phần thông tin cho hoạt động 4.

đánh giá

Một phép so sánh tu từđược coi là hay khi các đối tượng được đưa ra so sánh là khác loại và giữa chúng có những nét giống nhau.

Mục đích của so sánh là nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng.

Chức năng của so sánh tu từ là chức năng nhận thức.

So sánh tu từ không chỉ là công cụ giúp ta nhận thức sâu sắc hơn những phương diện nào đó của sự vật mà còn là phương tiện biểu cảm.

Mô hình so sánh đầy đủ thường có các yếu tố:

Các đối tượng được so sánh.

Đặc điểm, dấu hiệu chung được đưa ra so sánh.

Từ so sánh.

So sánh có thể vắng các đối tượng được so sánh.

So sánh có thể vắng đặc điểm, dấu hiệu chung được đưa ra so sánh. So sánh có thể vắng từ so sánh.

Một phần của tài liệu NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT potx (Trang 142 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)