3.1. Thành tố phụ sau có thể do các từ loại khác nhau đảm nhiệm:
– giỏi môn toán (danh từ) – chậm đi nhưng nhanh nói (động từ) – gầy bằng nó (đại từ) – đẹp lộng lẫy (tính từ) 3.2. Thành tố phụ sau, về cấu tạo, có thể là từ, là cụm từ các loại: – giỏi toán và cờ tướng (cụm đẳng lập) – chậm nhưsên bò (cụm chủ - vị) 3.3. Thành tố phụ sau có thể kết hợp trực tiếp hoặc kết hợp gián tiếp với tính từ trung tâm qua quan hệ từ (về, như...)
VD: gầy bằng nó
3.4. Về quan hệ ý nghĩa giữa thành tố phụ sau với tính từ trung tâm:
– Thành tố phụ sau chỉ phạm vi, phương diện thể hiện của đặc điểm, tính chất.
VD: giỏi toán và cờ tướng; vụng chèo, khéo chống
– Thành tố phụ sau chỉ lượng
VD: cao một mét sáu mươi; nặng năm mươi ki lô gam
– Thành tố phụ sau có ý nghĩa định vị VD: gần nhà, xa ngõ
– Thành tố phụ sau chỉ sự so sánh VD: chậm như sên bò
– Thành tố phụ sau miêu tả sắc thái, đặc điểm, tính chất VD: đẹp lộng lẫy; thơm ngào ngạt 4. Các cụm tính từ có trong đoạn văn: – khí to béo quá – tun ngủn như ngắn quá – ngắn quá – hơi bệ vệ – khá rõ ràng 5. Cũng như tính từ, cụm tính từ có thể đảm nhiệm các chức năng khác nhau trong câu:
– Làm định ngữ: Bầu trời cao vời vợi và xanh thẳm làm cho không gian như mênh mang hơn.
– Làm bổ ngữ: Hải Chi múa đẹp như diễn viên chuyên nghiệp.
– Làm chủ ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn