Ví dụ:
+ Hồi ở quê (thì) em rất nhút nhát. (Đề trùng với trạng ngữ của câu). + Nhà (thì) bà ấy có hàng dãy ở khắp phố. (Đề trùng với đề ngữ của câu). + Bà ấy (thì) có hàng dãy nhà ở khắp phố. (Đề trùng với chủ ngữ của câu).
3. Nêu hệ thống câu tiếng Việt phân loại theo cấu trúc đề – thuyết.
4. Phân loại câu theo cấu trúc đề – thuyết là căn cứ vào những tiêu chí sau: sau:
a. Sự có mặt hay vắng mặt đề, thuyết ở bậc câu; b. Bậc của cấu trúc đề – thuyết trong câu; c. Số lượng cấu trúc đề – thuyết ở bậc câu.
– Câu có đủ cấu trúc đề thuyết ở bậc câu là câu hai phần. Câu hai phần mà có phần đề, phần thuyết bậc câu không chứa một cấu trúc đề – thuyết ở bậc thấp hơn là câu một bậc.
Ví dụ:
+ Cái tủ này bị lệch.
+ Những chùm hoa khép miệng đã bắt đầu kết trái.
+ Dựxui Pha mời Trương Thi đến bàn công việc.
– Câu hai phần mà có phần đề hay phần thuyết do một cấu trúc đề thuyết bậc dưới tạo thành là câu nhiều bậc (kiểu câu này tương ứng với câu đơn hai thành phần có chủ ngữ hoặc vị ngữ là cụm chủ vị trong hệ thống câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp). Ví dụ:
+ Anh có mặt làm chúng tôi rất phấn khởi. + Cô giáo em dáng người dong dỏng cao.
– Nếu cấu tạo phần đề hay phần thuyết có chứa cấu trúc đề thuyết tương ứng với bổ ngữ hay định ngữ là cụm chủ vị (tiểu cú) thì câu đang xét với những cấu trúc đề thuyết đó là câu một bậc chứ không phải là câu nhiều bậc. Ví dụ, các câu dưới đây đều là câu một bậc.
+ Vì thế, mỗi khi cành mai rung rinh cười với gió xuân, ta liên tưởng tới hình ảnh một đàn bướm vàng rập rờn bay lượn.
– Câu chỉ có phần thuyết, vắng mặt hay khuyết phần đề (phần đề tuy vắng hay khuyết nhưng vẫn được hiểu, được xác nhận trong ngữ cảnh cụ thể) được gọi là câu một phần (kiểu câu này ứng với câu đơn đặc biệt hoặc câu tỉnh lược thành phần trong kiểu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp). Ví dụ:
+ Học! Học nữa! Học mãi!
(Lê nin)
+ [Rừng Hoành Bồ có một nương dó.] Rộng và sâu lắm.
(Nguyễn Tuân) 4. Thực hành dựa vào cấu trúc đề thuyết để phân loại các câu sau đây:
a. Ngày chiếc máy bay bốc cháy đâm đầu xuống biển cũng là ngày cô Mai hi sinh. (Câu hai phần một bậc)
b. Cồn cát cao trên kia là chỗ cô Mai nằm nghỉ. (Câu hai phần một bậc)
c. Ông tôi tóc đã bạc trắng. (Câu hai phần một bậc)
d. Con học giỏi khiến cha mẹ vui lòng. (Câu hai phần một bậc)
đ. Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. (Câu hai phần một bậc)
e. Chân đèo Mã Phục. (Câu một phần)
g. Tiếng hát ngừng. (Câu hai phần một bậc)
Cả tiếng cười. (Câu một phần)
h. Trung thu này chú không có gì gửi tặng các cháu. (Câu hai phần một bậc)
Chỉ gửi tặng các cháu nhiều cái hôn. (Câu một phần)
Thông tin phản hồi cho hoạt động 5