Đọc hai đoạn trích sau đây và cho biết:

Một phần của tài liệu NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT potx (Trang 102 - 104)

(1) Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào cành cây. An và Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và những con vật theo sau ông Thần Nông. Vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ nhưđầy bí mật và xa lạ làm mới trí nghĩ, nên chỉ một lát hai chị em lại cúi nhìn về mặt đất, về quầng sáng thân mật xung quanh ngọn đèn lay động trên những chồng hàng của chị Tí. Về phía huyện, một chấm lửa khác nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối, mất đi, rồi lại hiện ra.

(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)

(2) Tiếng trống thành phủ gần đấy đã bắt đầu thu không. Trên bốn chòi canh, ngục tối cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn, thưa thớt. Lướt qua cái thăm thẳm của nội cỏ đẫm sương, vẳng từ một làng xa đưa lại mấy tiếng cho cắn ma. Trong khung cửa sổ có nhiều con song kẻ những nét đen thẳng lên nền trời lốm

đốm tinh tú, một ngôi sao hôm nhấp nháy như muốn trụt xuống dưới chân trời không định. Tiếng dội của chó sủa ma, tiếng trống thành phủ, tiếng kiểng mõ canh nổi lên nhiều nhiều. Bấy nhiêu thanh âm phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ

trụ.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù) – Nội dung sự vật của hai đoạn văn có gì giống nhau?

– Cảm xúc mà hai đoạn văn trên gợi ra?

– Để gợi ra cảm xúc đó, cách lựa chọn chi tiết trong hiện thực (cảnh đêm) của hai tác giả khác nhau như thế nào?

Hoạt động 4: Tìm hiểu kết cấu của văn bản Thông tin

Thông tin 1: Mỗi văn bản, ngoài đầu đề, thường gồm có ba phần: mởđầu (mở bài), triển khai (thân bài) và kết bài. Ba phần trên có liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau. Tuy nhiên, không phải bất cứ một văn bản nào cũng có mặt đầy đủ ba thành phần đó.

Thông tin 2:

Đọc các văn bản sau:

(1) THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN

Cụ ún làm nghề thầy cúng đã lâu năm. Khắp làng xa bản gần, nhà nào có người ốm cũng nhờ Cụđến cúng đểđuổi tà ma. Nhiều người tôn cụ làm thầy, cắp sách theo cụ làm nghề cúng bái.

Vậy mà gần một năm nay, chẳng hiểu cái ma nào làm cho cụ ún ốm, bụng cụđau quặn, lắm lúc tưởng như có con dao cứa mạnh vào từng khúc ruột. Các học trò của cụ đã nhiều lần cúng cho thầy mà bệnh tình không thuyên giảm.

Thấy cha ngày càng đau nặng, con trai cụ khẩn khoản xin đưa cụ đi bệnh viện. Anh nói mãi, nể lời, cụ mới chuyển đi.

Bác sĩ bảo cụ bị sỏi thận, phải mổ lấy sỏi ra. Cụ sợ mổ. Hơn nữa, cụ

không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người thái. Thế là cụ trốn về

nhà. Nhưng vềđến nhà, cụ lại lên cơn đau quằn quại. Cụ bắt con mời thầy Vui, học trò giỏi nhất của cụ, đến cúng trừ ma. Cúng suốt ngày đêm, bệnh vẫn không lui.

Sáng hôm sau, bỗng có hai người mặc áo trắng tất tả phi ngựa đến. Hoá ra họ là bác sĩ và y tá bệnh viện đi tìm cụ ún. Bác sĩ tiêm thuốc giảm đau, lập tức cụ ún thấy đỡ. Ngồi bên giường người bệnh, ông bác sĩ ôn tồn giải thích. Gia đình lại đưa cụ lên bệnh viện.

Nửa tháng sau, cụ ún khỏi bệnh. Về nhà, cụ nói với bà con:

– Từ nay, tôi dứt khoát bỏ nghề thầy cúng. Bà con ốm đau nên đi bệnh viện.

(Theo Nguyễn Lăng)

(2) CHIM CHÍCH BÔNG

Chích bông là một con chim bé xinh đẹp trong thế giới loài chim.

Hai chân xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Thế mà cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn, được việc, nhảy cứ liên liến. Hai chiếc cánh nhỏ xíu, cánh nhỏ

mà xoải nhanh vun vút. Cặp mỏ chích bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ chấu chắp lại. Thế mà quý lắm đấy. Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên lá thoăn thoắt. Nó khéo biết moi những con sâu độc ác nằm bí mật trong hốc đất hay trong thân cây vừng mảnh dẻ, ốm yếu.

Chích bông tuy bé nhỏ nhưng ai cũng quý. Chẳng những chích bông là bạn của trẻ em mà chích bông còn là bạn của bà con nông dân.

(Tô Hoài)

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Phân tích sự thống nhất giữa các phần mở bài, thân bài và kết bài của văn bản (1)

Nhim v 2: Tìm và phân tích bố cục ba phần của các văn bản (2). Cho biết chức năng của từng phần trong văn bản.

đánh giá

Văn bản dưới đây có đủ các phần cấu tạo không? Có phần nào? Thiếu phần nào?

QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA

Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau.

Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thi trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới

đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư

những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồđề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngần phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ

một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đấm ấm lạ

lùng. Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa

đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát

đữa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay

(Tô Hoài)

thông tin phản hồi

Thông tin phản hồi cho hoạt động 1

Một phần của tài liệu NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT potx (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)