Câu đơn được chia thành hai loại là câu đơn bình thường và câu đơn

Một phần của tài liệu NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT potx (Trang 68 - 69)

đặc bit.

2.1. Câu đơn bình thường (còn được gọi là câu đơn hai thành phần hoặc câu hai trung tâm cú pháp) có nòng cốt là một cụm chủ vị. Câu đơn bình thường có thểđược chia thành hai kiểu:

– Câu đơn bình thường đầy đủ thành phần: là câu đơn không có thành phần nào vắng mặt.

Ví dụ:

+ Trung thu này chú không có gì gửi tặng các cháu. [Chỉ gửi tặng các cháu nhiều cái hôn.]

+ Tiếng hát ngừng. [Cả tiếng cười.]

– Câu đơn bình thường tỉnh lược thành phần: là câu đơn bình thường có một hoặc một số bộ phận vắng mặt do tình huống nói năng cho phép. Các từ ngữ vắng mặt có thểđược khôi phục nhờ vào ngữ cảnh hoặc tình huống nói năng. Ví dụ:

+ [Trung thu này chú không có gì gửi tặng các cháu.] Chỉ gửi tặng các cháu nhiều cái hôn.

2.2. Câu đơn đặc biệt (còn được gọi là câu đơn một thành phần hoặc câu một trung tâm cú pháp) có nòng cốt là một từ, cụm từ chính phụ hay cụm từ đẳng lập. Loại câu này không có cơ sở để phân tích theo kết cấu chủ - vị. Dựa vào nội dung biểu đạt và mục đích sử dụng của câu, có thể phân câu đặc biệt thành ba kiểu chính:

a. Câu gọi, đáp. Kiểu câu này dùng làm lời gọi hay lời đáp, được tạo thành bởi tình thái từ gọi, đáp, danh từ hoặc kết hợp danh từ + tình thái từ gọi, đáp… Ví dụ:

+ Mẹ! + Mẹơi! + Ơi!

b. Câu cảm thán. Kiểu câu này dùng để biểu thị hay bộc lộ cảm xúc, được tạo thành bởi tình thái từ (chủ yếu là thán từ), từ ngữ có nội dung biểu thị cảm xúc hay kết hợp từ ngữ + tình thái từ biểu thị cảm xúc…Ví dụ: + A! + Khiếp! + Thôi chết! c. Câu tồn tại. Nếu căn cứ vào đặc điểm từ loại của từ ngữ làm nòng cốt câu, có thể chia câu đặc biệt tồn tại thành hai kiểu:

– Câu đặc biệt – danh từ có trung tâm cú pháp chính là danh từ, cụm danh từ (đẳng lập và chính phụ). ý nghĩa khái quát nhất của câu đặc biệt – danh từ là chỉ sự tồn tại hiển hiện của vật, nêu lên vật, hiện tượng nhưđang bày ra trước mắt hay xuất hiện tại thời điểm đó. Ví dụ:

+ Nhà bà Hoà. (Học Phi)

+ Chân đèo Mã Phục. (Nam Cao) + Tắc – xi!

+ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. (Tên cơ quan)

– Câu đặc biệt – vị từ có trung tâm cú pháp chính là động từ, tính từ, cụm động từ, cụm tính từ (đẳng lập và chính phụ). ý nghĩa khái quát nhất của câu đặc biệt – vị từ là nêu sự tồn tại của hành động, trạng thái, tính chất, hay biểu thị một cảm xúc, một mệnh lệnh. Ví dụ:

+ Đông quá! + Xung phong! + Đã có xe.

+ Có tiền trong túi áo bên phải.

Một phần của tài liệu NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT potx (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)