Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 47)

2.3.1.1 Môi trường chính trị

Hoạt động của các NHTM luôn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi hệ thống chính trị của mỗi quốc gia, và đặc biệt là trong xu hướng toàn cầu hóa, hoạt động của các NHTM không những chịu ảnh hưởng bởi hệ thống chính trị của mỗi quốc gia mà còn chịu ảnh hưởng bởi luật pháp quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình chính trị của các nước trên thế giới lại đầy biến động và hết sức phức tạp, nó đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng, tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội rất ổn định, Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm rất sâu sắc, đã có rất nhiều chủ trương chính sách thu hút nhà đầu tư tham gia vào hoạt động trong các khu công nghiệp của tỉnh. Nhiều trường Đại học được mọc lên với quy mô rất lớn, đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các NHTM trong đó có

NHNo& PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai.

2.3.1.2 Môi trường kinh tế

Trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn mà nền chính trị của thế giới diễn biến vô cùng phức tạp, chiến tranh và xung đột, khủng bố xảy ra khắp nơi như ở Nga, Thái Lan, Lybia, Irael, Triều Tiên, Hàn Quốc… đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của thế giới chứ không riêng một quốc gia nào. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 đã gây ra rất nhiều thiệt hại cho nền kinh tế thế giới cho đến nay vẫn chưa có những dấu hiệu phục hồi thực sự vững chắc. Chính điều này đã làm giảm đáng kể số lượng nhà đầu tư nước ngoài đến tham gia hoạt động ở tỉnh

Đồng Nai.

Trong năm 2011, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, trong nước có nhiều khó khăn tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh như: giá cả tăng cao, lãi suất cho vay của các ngân hàng cao… biến động phức tạp của giá vàng, giá vàng có nhiều đợt tăng cao, lạm phát có chiều hướng tăng cao, nhằm để chống lạm phát và giữ ổn định thị trường tài chính tiền tệ Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh lãi suất, đưa ra các quy định về việc kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại tệ.

Mặc dù vậy, nền kinh tế tỉnh Đồng Nai cũng có những bước phát triển đột phá, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2011, toàn tỉnh đã có rất nhiều khu công nghiệp được thành lập. Các khu công nghiệp của tỉnh được phân bố trên địa bàn như sau: Biên Hòa, Nhơn Trạch, Trảng Bom... Tham gia đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp ở Đồng Nai có rất nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, công ty liên doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân.

Tính đến 31/12/2011, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước tăng 13,32% so với năm 2010. GPP bình quân đầu người theo giá hiện hành là 1.789USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Công nghiệp- xây dựng chiếm 57,3%, dịch vụ chiếm: 35,2%, nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm,: 7,5%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 34.000tỷ đồng, chiếm 36,7% GDP. Trong đó vốn trong nước chiếm 54%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 45% tổng vốn đầu tư. Thu hút FDI đạt 928 triệu USD tăng 9,17% kế hoạch năm 2011. Thu hút vốn đầu tư trong nước 15.300 tỷ đồng, tăng 2% so với kế hoạch năm 2011. Doanh nghiệp trong nước đăng ký kinh doanh năm 2011 là 17.363 tỷ đồng, trong đó có 1.971 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới. Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 9.535 triệu USD, tăng 26,78% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 25.159 tỷ đồng, tăng 11% so với dự toán Trung Ương giao. Tạo việc làm mới cho 90.000 lao động. Hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5%, đạt mục tiêu của Nghị Quyết.

Như vậy, rõ ràng môi trường kinh tế của tỉnh Đồng Nai, ảnh hưởng rất lớn đến

Đồng Nai nói riêng.

2.3.1.3 Môi trường văn hóa xã hội

Đồng Nai là địa điểm thu hút rất nhiều nhà đầu tư, chuyên gia nước ngoài từ các quốc gia khác nhau đến sinh sống và làm việc, tất cả các doanh nghiệp đến đây đều sử dụng dịch vụ của các NHTM. Phần lớn trong số họ không biết tiếng Việt, có lối sinh sống và làm việc khác với người Việt Nam.

Khi các nhà đầu tư, các chuyên gia nước ngoài đến giao dịch tại các NHTM, cũng gặp khó khăn về ngôn ngữ trong giao tiếp, hơn nữa họ cũng không nắm đầy đủ

các quy định của NH. Điều này, đòi hỏi các NHTM trong đó có NHNo& PTNT chi

nhánh tỉnh Đồng Nai phải chú ý, là phải đào tạo CBCNV trao dồi học hỏi các ngôn ngữ nước ngoài như Anh, Đức, Hàn, Trung…

Dân số của tỉnh Đồng Nai hiện nay gần 3.000.000 người; phần lớn nằm trong độ tuổi lao động và có công ăn việc làm. Số lượng công nhân từ các nơi khác đến Đồng Nai làm việc rất đông, số hộ nông dân có thu nhập cao chiếm tỷ lệ khá cao. Phần lớn họ xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp, nên thói quen sử dụng tiền mặt đã ăn sâu vào tiềm thức, họ chưa thật sự quen với các sản phẩm dịch vụ hiện đại của NH.

Dựa trên các phân tích trên ta thấy rằng môi trường văn hóa xã hội của Đồng Nai cũng ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động của các NHTM trên địa bàn.

2.3.1.4 Môi trường tự nhiên

Trong những thập niên gần đây, Việt Nam đã chịu nhiều thiên tai do thiên nhiên gây ra ví dụ như: trận lũ lụt lịch sử năm 1998, cơn bão số 5 năm 1998, rồi các cơn bão ở Miền Trung, rồi hạn hán xảy ra liên miên, các đợt rét đậm, rét hại xảy ra trong năm 2010… Mặc dù vậy, tỉnh Đồng Nai tương đối được thiên nhiên ưu đãi, các trận bão và các trận lũ lụt nói trên không bị ảnh hưởng trực tiếp. Tuy nhiên, việc hạn hán, không khí lạnh, mù sương muối đã làm ảnh hưởng khá lớn đến ngành nông nghiệp trong tỉnh đặc biệt là ảnh hưởng đến năng suất và tốc độ tăng trưởng của các vườn cây cao su, hồ tiêu, điều và các trang trại gia súc gia cầm. Điều này, cũng làm ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Hàng loạt khu công nghiệp đang vươn mình mọc lên mạnh mẽ, phần lớn các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải khá tốt và hoàn chỉnh. Tuy vậy, cũng có các khu công nghiệp, các tổ chức không chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, đã không xử lý nước thải đã làm ảnh hưởng đến môi trường một cách nghiêm trọng.

Chính vì vậy, trong hoạt động tín dụng của mình, NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai phải chú ý đặc biệt đến vấn đề môi trường trong các dự án của các doanh nghiệp. Không vì lợi nhuận mà tiếp tay cho các doanh nghiệp huỷ hoại môi trường, vì mục tiêu hoạt động của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai ngoài lợi nhuận ra còn phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế xã hội theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra góp phần xây dựng và phát triển đất nước, làm cho nước Việt Nam ngày càng phồn thịnh.

2.3.1.5 Môi trường kỹ thuật công nghệ

Từ những năm 1995 đến nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ ở Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng đã có những bước tiến nhanh như vũ bão, nó xâm nhập vào mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ta có thể tự hào với các công trình sau:

- Hệ thống viễn thông internet phát triển rất mạnh mẽ. Rất nhiều nhà cung cấp viễn thông internet (ISP) đã có mặt ở Đồng Nai như: Viettel, FPT, Sài Gòn Posttel, EVN, VDC…Đặc biệt là hệ thống cáp quang đã rải đều trong khắp các khu đô thị, khu công nghiệp của tỉnh.

- Hàng loạt trường đại học được mọc lên như: Đại học Lạc Hồng, Đại học Đồng Nai, Đại học Công nghệ Đồng Nai…chưa tính đến các Trường Cao đẳng và Trung cấp nghề trên địa bàn.

- Hệ thống hạ tầng giao thông khá tốt, quốc lộ 01 và quốc lộ 51 và hạ tầng giao thông trong các khu đô thị, khu công nghiệp rất tốt và rất rộng rất thuận tiện cho việc giao thông vận chuyển hàng hóa.

Như vậy, môi trường kỹ thuật công nghệ rất thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Là đòn bẩy thúc đẩy ngành NH phát triển các dịch vụ mới. Cụ

thể như: Nhờ có hệ thống mạng viễn thông phủ khắp toàn tỉnh và kết nối đi quốc tế theo nhiều hướng khác nhau đã tạo điều kiện thuận lợi cho các các NHTM lắp đặt hệ thống máy ATM bao phủ trên toàn tỉnh, thực hiện các dịch vụ rút tiền, chuyển tiền điện tử trong tỉnh, trong nước và quốc tế rất là nhanh chóng.

Môi trường khoa học công nghệ đã tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi để NH tận dụng công nghệ mới vào trong hoạt động của mình, thế nhưng nó đòi hỏi các NH phải có đội ngũ kỹ thuật có trình độ chuyên môn tay nghề cao, nắm bắt về công nghệ, để triển khai áp dụng vận hành hệ thống, và hết sức lưu ý là khi CNTT viễn thông phát triển thì tội phạm tin học ngày càng gia tăng, điều này đòi hỏi các NH không ngừng theo dõi và cảnh giác loại tội phạm mới này. Không những thế NH phải thường xuyên theo dõi sự phát triển của khoa học công nghệ để không ngừng cải tiến, nâng cấp hệ thống để không bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh.

2.3.1.6 Các ngành phụ trợ liên quan đến ngân hàng

Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đã có những phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, đã tạo ra cho Việt Nam một diện mạo mới rất nhiều so với những năm của thập kỷ 80, 90. Trong đó, các ngành phụ trợ liên quan đến NH cũng có những bước phát triển đột phá.

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Nhà nước đã áp dụng nhiều cải cách trong các chương trình đào tạo, nhiều trường đại học, cao đẳng được mọc lên, các trường quốc tế cũng tham gia vào công tác đào tạo tại Việt Nam. Đã tạo ra lực lượng lao động có trình độ cao khá dồi dào cho xã hội. Đặc biệt là trong lĩnh vực NH rất nhiều trường đại học tham gia đào tạo chuyên ngành NH, chính điều này đã tạo ra nguồn nhân sự trẻ dồi dào đáp ứng đủ nhu cầu cho các NHTM.

Thị trường vốn và thị trường tài chính đã được hình thành và có những bước phát triển mạnh mẽ. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước phải chuyển đổi lên cổ phần, hàng loạt doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa. Hai sàn chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã đi vào hoạt động với hơn 690 mã cổ phiếu, 4 chứng chỉ quỹ và 580 trái phiếu. Điều này cho thấy,

đây cũng là một kênh huy động vốn khá hiệu quả của các doanh nghiệp, khi đó các doanh nghiệp sẽ có thêm lựa chọn là vay vốn NH hay là phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Do đó các NHTM cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ thị trường này trong hoạt động kinh doanh của mình.

Bên cạnh thị trường vốn phát triển, thì dịch vụ kế toán và kiểm toán Việt Nam cũng chuyển mình phát triển, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán ngày càng được hoàn thiện hơn. Điều này giúp cho các NHTM có được những báo cáo tài chính minh bạch, đáng tin cậy để có thêm thông tin để dễ dàng đưa ra những quyết định tín dụng của mình với mức độ rủi ro thấp nhất.

Rõ ràng các yếu tố của môi trường vĩ mô của Việt Nam có rất nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế, các TCTD và các NHTM hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng.

Song song với những thuận lợi, các yếu tố của môi trường vĩ mô ở tỉnh Đồng Nai cũng có những bất lợi cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế và các NHTM. Cụ thể các yếu tố bất lợi đó là:

Trong những năm gần đây, nền kinh tế và chính trị của thế giới biến động không ngừng, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nước ta. Ví dụ như: tình hình chiến sự ở I Ran, I Rắc, Lybia, Afganistan, sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông … và đặc biệt là các đợt sóng thần kinh hoàng trong thời gian qua ở Thái Lan, Indonesia, Philipin, gần đây nhất là trận động đất kết hợp với sóng thần ở Nhật Bản cũng đã làm cho giá xăng dầu và khí đốt thế giới tăng cao, kéo theo nhà nước phải điều chỉnh giá xăng dầu tăng, giảm liên tục, rồi tình hình lạm phát trong nước, Nhà nước phải áp dụng nhiều chính sách tài chính tiền tệ ví dụ như điều chỉnh lãi suất, điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ, những chính sách quản lý kinh doanh vàng…đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai rất nhiều, từ đó dẫn đến

ảnh hưởng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và của NHNo&

PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai nói riêng.

- Trình độ văn hóa của người dân cũng còn khá thấp, đặc biệt là những người dân ở vùng nông thôn sâu, họ rất e ngại khi sử dụng những sản phẩm dịch vụ hiện đại của

NH.

- Trình độ ngoại ngữ của CBNV trong các NH chưa có đồng đều và ngoại ngữ chủ yếu là tiếng Anh.

Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân còn rất cao. Theo Bà Dương Thu Hương Tổng thư Ký Hiệp hội NH cho biết “có đến 83% thẻ ATM chỉ dùng để rút tiền mặt”. Quan niệm nhìn tận mắt, sờ tận tay cũng còn ăn sâu trong tiềm thức của người dân. Người dân chưa thấy được những lợi ích của thẻ ATM là có thể dùng thẻ để thanh toán qua mạng, có thể dùng thẻ ATM để thanh toán tại các cửa hàng, các siêu thị, tỷ lệ thanh toán tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở Việt Nam còn tới 14% trong khi đó ở các nước trên thế giới vào khoảng từ 5-7%. Như vậy, so với các nước đây là một con số khá cao.

- Phần lớn các doanh Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này trên thị trường trong và ngoài nước còn rất yếu.

- Môi trường kinh tế cũng chưa thật sự minh bạch. Thể chế, chính sách và hệ thống pháp luật ở Việt Nam chưa thật sự đồng bộ và hoàn chỉnh, còn nhiều chồng chéo và mâu thuẫn với nhau.gây ra khá nhiều khó khăn cho hoạt động của NH.

2.3.2 Các yếu tố của môi trường vi mô 2.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Từ năm 2001 đến nay, hệ thống NHTM Việt Nam phát triển nhanh như vũ bão, rất nhiều NH và các TCTD ra đời. Xét riêng ở tỉnh Đồng Nai, cả tỉnh gồm có 56 chi nhánh cấp 1 của các NH, chưa tính đến các chi nhánh cấp 2, cấp 3 và các phòng giao dịch trực thuộc của các chi nhánh. Mức độ cạnh tranh giữa các NHTM hoạt động trên

tỉnh Đồng Nai diễn ra rất mạnh mẽ. Hiện tại, đối thủ cạnh tranh chính của NHNo&

PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai là BIDV chi nhánh tỉnh Đồng Nai, Vietinbank chi nhánh tỉnh Đồng Nai, VCB chi nhánh tỉnh Đồng Nai. Đây là ba NH ra đời từ rất sớm (từ năm 1988), BIDV chi nhánh tỉnh Đồng Nai trực thuộc BIDV Việt Nam, Vietinbank chi nhánh tỉnh Đồng Nai trực thuộc Vietinbank Việt Nam, VCB chi

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 47)