Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 82 - 84)

Sau đây là các kiến nghị đối với NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai: - Tăng cường sự giám sát, kiểm tra đối với các hoạt động tạo nguồn vốn và sử dụng vốn của các NHTM thông qua các qui định về dự trữ bắt buộc, giới hạn mức huy động vốn tối đa, giới hạn mức tín dụng, dự phòng rủi ro, lĩnh vực đầu tư hợp lý nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của các NH.

- Hỗ trợ cho các NHTM trong việc nghiên cứu, thực hiện chế độ đối với các dịch vụ mới.

- NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai cần phải luôn theo dõi sát sao thực trạng hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để có những kiến nghị kịp thời lên NHNN Việt Nam.

- Kịp thời phổ biến và hướng dẫn các qui định mới của NHNN Việt Nam cho các NHTM trên địa bàn để nhanh chóng áp dụng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Xuất phát từ thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu phát triển của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai. Trong chương này, tác giả đã xây dựng và phân tích ma trận SWOT, xây dựng ma trận QSPM và đã trình bày 4 nhóm giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai từ nay đến năm 2020. Cụ thể các giải pháp đó là:

- Giải pháp giữ vững và gia tăng thị phần. - Giải pháp khác biệt hóa sản phẩm.

- Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. - Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro. - Các giải pháp hỗ trợ.

Trong từng giải pháp tác giả cũng đã trình bày một số cách thực hiện giải pháp. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã trình bày các kiến nghị đối với NHNo & PTNT Việt Nam, NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai.

KẾT LUẬN

Sau khi phân tích toàn diện môi trường bên trong và môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến sự thành công và phát triển của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai. Ta thấy rằng, NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai là một trong những NH hoạt động khá hiệu quả, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, đã tạo được uy tín, niềm tin trong lòng khách hàng và của người dân trên địa bàn. Thương hiệu của NH cũng đã ăn sâu vào tiềm thức, tạo được lòng trung thành của rất nhiều khách hàng, NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm lâu năm, có cơ sở vật chất khá khang trang, vị trí của trụ sở và các chi nhánh trực thuộc khá tốt, sản phẩm dịch vụ của NH khá đa dạng, lãi suất của NH khá cạnh tranh trong các hoạt động tín dụng…Bên cạnh đó, NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai cũng có một số mặt hạn chế cụ thể như: việc đào tạo và huấn luyện cho CBCNV chưa được quan tâm sâu sắc, chưa có chế độ đãi ngộ và khuyến khích nhân tài, chưa có các chế độ ưu đãi CBCNV tham gia các khóa đào tạo sau đại học, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, hoạt động marketing còn yếu…

Thông qua xây dựng và phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT và ma trận QSPM tác giả đã trình bày 4 nhóm giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai.

Với 4 nhóm giải pháp trên, tác giả hy vọng NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai có thể áp dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà NHNo & PTNT Việt Nam giao phó, góp phần thực hiện sứ mệnh của NHNo & PTNT Việt Nam được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Mặc dù tác giả đã rất cố gắng nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn, kiến thức kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi các thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cô và các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 82 - 84)