Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRONG BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN MỸ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 58)

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam (VND).

c) Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 26/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

- Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung.

- Tuyên bố về việc tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán:

Ban Giám Đốc đảm bảo đã tuân thủ đầy đủ yêu cầu của các Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành trong việc lập BCTC.

d) Các chính sách kế toán áp dụng

- Nguyên tc ghi nhn tin và các khoản tương đương tiền

Nguyên tắc xác định tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền bao gồm tiền tại quỹ, tiền đang chuyển và các khoản ký gửi không kỳ hạn.Tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền. Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua, dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác định cũng như không nhiều rủi ro trong quá trình chuyển đổi.

Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán

tệ được chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán theo tỷ giá hối đoái vào ngày lập Bảng cân đối kế toán.

+ Các chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình thanh toánđược ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.

- Hàng tn kho

Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho

+ Hàng tồn kho được đánh giá theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì hạch toán theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

+ Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

+ Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua.

Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối năm tài chính: Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên

- Nguyên tc ghi nhn các khon phải thu thương mại và phi thu khác

Nguyên tắc ghi nhận: Các khoản phải thu thương mại và các khoản phải thu khác thể hiện giá trị có thể thực hiện được theo dự kiến.

Nguyên tắc dự phòng phải thu khó đòi: Dự phòng phải thu khó đòi được lập cho các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán hoặc các khoản nợ có bằng chứng chắc chắn là không thu được.

+ TSCĐ hữu hình được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá. Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tínhđến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sử dụng.

+ TSCĐ vô hình được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá. Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được tài sản cố định vô hình tínhđến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sử dụng theo dự tính.

Khấu hao:TSCĐ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính.

- Nguyên tc vn hóa các khoản chi phí đi vay và chi phí khác

Nguyên tắc vốn hóa các khoản chi phí đi vay: Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định một cách đáng tin cậy. Tỷ lệ vốn hóa được tính theo tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền trong kỳ, ngoại trừ các khoản vay riêng biệt.

Đối với chi phí lãi vay khác được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh.

- Nguyên tc ghi nhn các khoản đầu tư tài chính

Các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn được ghi nhận theo giá gốc.

Các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác được ghi nhận theo giá gốc. Phương pháp lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn: Cuối năm tài chính, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của chứng khoán đầu tư nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. Số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của chứng khoán đầu tư lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguyên tc ghi nhn chi phí phi tr và d phòng phi tr

Theo Luật Bảo hiểm xã hội, Công ty và các nhân viên phải đóng góp vào quỹ Bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý. Mức đóng mỗi bên được tính bằng 1% của mức thấp hơn giữa lương cơ bản của nhân viên hoặc 20 lan mức lương tối thiểu chung được Chính phủ quy định trong từng thời kỳ.

Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo tỷ lệ là 2% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.

- Ngun vn ch s hu

Vốn đầu tư của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ sở hữu.

Ghi nhận cổ tức: Cổ tức được ghi nhận là một khoản phải trả vào ngày công bố cổ tức.

Nguyên tắc trích lập các quỹ dự trữ từ lợi nhuận sau thuế: Các quỹ dự trữ được trích lập theo quy định tại Điều lệ công ty.

- Nguyên tc ghi nhn doanh thu

Doanh thu bán hàng được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Trong hầu hết các trường hợp, doanh thu được ghi nhận khi chuyển giao cho người mua phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa.

Doanh thu về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp về giao dịch cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó.

Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư được ghi nhận khi bán. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư cũng bao gồm cổ tức từ các khoản đầu tư và được ghi nhận khi quyền của cổ đông đối với việc nhận khoản lợi tức này được thiết lập.

- Thuế

hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN trong năm hiện hành; chi phí thuế TNDN hoãn lại được xác định trên cơ sở số chênh lệch tạm thời được khấu trừ, số chênh lệch tạm thời chịu thuế và thuế suất thuế TNDN dự tính sẽ áp dụng cho năm tài sản được thu hồi hay nợ phải trả được thanh toán, dựa trên các mức thuế suất (và các luật thuế) có hiệu lực tại ngày kết thúc năm tài chính.

Các báo cáo thuế của Công ty chịu sự kiểm tra của cơ quan thuế. Do việc áp dụng luật và các quy định thuế đối với các nghiệp vụ khác có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nên các số liệu thuế thể hiện trên báo cáo tài chính có thể bị thay đổi theo quyết định cuối cùng của cơ quan thuế.

- Bên liên quan

Các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định các chính sách tài chính và hoạt động.

Nhn xét:

Công ty TNHH kiểm toán Mỹ đã bước đầu tìm hiểu khách hàng với những nội dung khá đầy đủ như: đặc điểm kinh doanh của Công ty cổ phần ABC, niên độ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán, chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng, các chính sách kế toán áp dụng...Những nội dung tìm hiểu là những thông tin hữu ích giúp KTV có cái nhìn tổng quát về tình hình kinh doanh của công ty cổ phần ABC. Đồng thời, qua việc nghiên cứu những tài liệu này KTV của Công ty có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng của chúng đến tổng thể BCTC của đơn vị; từ đó có những định hướng tốt hơn trong việc lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán.

Trong quá trình tìm hiểu công ty ABC KTV chỉ tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị thông qua phỏng vấn và quan sát mà bỏ qua bước nghiên cứu và thu thập tài liệu về tình hình kinh doanh như: điều lệ công ty, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay năm trước, các Biên bản họp Hồi đồng cổ đông và Hội đồng quản trị, các hợp đồng hay cam kết quan trọng; vì thông qua nghiên cứu các tài

hoạt động của đơn vị hơn, từ đó tiến hành xem xét các vấn đề có liên quan trọng yếu đến BCTC. Khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát KTV chỉ phỏng vấn người có thẩm quyền mà không tiến hành thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để lưu hồ sơ chứng minh KTV đã tìm hiểu HTKSNB phù hợp với chuẩn mực nghề nghiệp của KTV.

4.1.2 Tìm hiểu HTKSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát4.1.2.1 Tìm hiểu HTKSNB 4.1.2.1 Tìm hiểu HTKSNB

Ở giai đoạn tiền kế hoạch, các KTV đã phần nào hiểu biết HTKSNB của khách hàng, và đánh giá ban đầu về HTKSNB của đơn vị là khá tốt. Tuy nhiên đó chỉ là nhận định ban đầu nên các KTV cần thực hiện lại việc kiểm tra HTKSNB thông qua việc thiết lập các câu hỏi về khoản mục chi phí và phỏng vấn các nhân viên trong đơn vị. Bảng câu hỏi được thiết lập với 2 sự lựa chọn ‘‘Có” hoặc ‘‘Không”. Nếu câu trả lời là ‘‘ Không” thì thủ tục đó cònđược đánh giá xem là quan trong hay thứ yếu. Càng nhiều câu trả lời ‘‘Có” thì chứng tỏ HTKSNB của đơn vị tốt và mức rủi ro kiểm soát thấp.

Bảng 1: BẢNG CÂU HỎI MÔ TẢ VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Trả lời Yếu kém Câu hỏi Không áp dụng Có Không Quan trọng Thứ yếu Ghi chú

1. Doanh nghiệp có phân chia trách nhiệm giữa thủ quỹ và kế toán, thủ kho và bộ phận mua hàng, bộ phận ghi chép chi phí và bộ phận mua hàng không?

2. Đơn đặt hàng có được lập dựa trên phiếu yêu cầu mua hàng đã được xét duyệt hay không?

3. Các phiếu chi có được đánh số liên tục trước khi đưa vào sử dụng không?

4. Có sự phân cấp thẩm quyền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

việc xét duyệt chi hay không? 

... ... ... ... ... ... ... 24. Có sự kiểm tra độc lập để bảo đảm rằng công việc nhập liệu là chính xác hay không?   25. Công ty có hạn chế quyền truy cập của nhân viên (đặt mật khẩu, mã hóa dữ liệu,…) hay không?

(Nguồn: Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán Mỹ)

Nhn xét:

Với việc tìm hiểu HTKSNB thông qua Bảng câu hỏi, KTV sẽ đánh giá sự thiết kế và vận hành HTKSNB đối với chu trình chi phí của Công ty cổ phần ABC. Từ đó sẽ giúp KTV đánh giá được rủi ro kiểm toán và có thể xác lập được mức trọng yếu kế hoạch cho từng khoản mục chi phí, hạn chế được các sai sót xảy ra trong quá trình kiểm toán. Bảng câu hỏi được thiết lập chi tiết cụ thể, số lượng các câu hỏi tương đối đầy đủ để KTV thu thập được thông tin về HTKSNB của đơn vị và được chuẩn bị trước theo từng chu trình nghiệp vụ nên đã tạo thuận lợi trong việc phân công cho các KTV cùng tiến hành nhanh chóng, và không bỏ sót những vấn đề quan trọng.

Tuy nhiên, KTV nên kết hợp với lưu đồ để bảo đảm cho việc đánh giá HTKSNB của đơn vị được tốt. Các câu hỏi được lập dựa trên kinh nghiệm của KTV, chưa được thiết lập riêng cho từng đối tượng phỏng vấn, điều này ảnh hưởng không

ít đến kết quả tìm hiểu HTKSNB của KTV. KTV cũng cần trực tiếp phỏng vấn nhân viên nhằm tăng độ tin cậy đối với HTKSNB của đơn vị.

4.1.2.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

Thông qua bảng câu hỏi ta thấy các KTV đề ra 25 câu hỏi và nhận được 24 câu trả lời “Có” và 1 câu trả lời “Không” từ đơn vị nên HTKSNB được đánh giá khá tốt. Công ty có đầy đủ các bộ phận chức năng tách biệt nhau đảm nhiệm các công việc riêng biệt và không có trường hợp một bộ phận đảm nhiệm quá nhiều công việc gây vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Các chứng từ được luân chuyển và lưu trữ khá hệ thống nên khả năng ngăn chặn được các gian lận và sai sót cao. Qua đó, KTV đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát làở mức độ thấp (CR = 30%).

Công ty có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nắm vững các ngiệp vụ kế toán và ghi chép vào sổ sách cẩn thận rõ ràng, làm việc có trách nhiệm. Vì vậy, dựa vào kinh nghiệm xét đoán của mình, các KTV đánh giá mức rủi ro tiềm tàng của đơn vị là thấp với mức rủi ro là IR = 60%. Từ đó, KTV đưa ra mức rủi ro kiểm toán là AR = 5%.

Từ đó, mức rủi ro phát hiện được suy ra theo công thức sau AR

CR x IR

Nhn xét:

Quá trình tìm hiểu HTKSNB của khách hàng được các KTV tiến hành một cách khá cụ thể thông qua việc phỏng vấn những người có thẩm quyền. Các KTV đã hình dung được cơ cấu tổ chức các bộ phận cũng như đánh giá sự thiết kế và vận hành HTKSNB của đơn vị. Qua đó, đánh giá được các rủi ro và có thể xác lập mức trọng yếu kế hoạch cho các phần hành kiểm toán, hạn chế được các sai sót xảy ra trong quá trình kiểm toán.

Việc đánh giá rủi ro kiểm soát sẽ giúp KTV giới hạn được thủ tục kiểm toán, tập trung vào các thủ tục kiểm toán quan trọng, tiết kiệm được thời gian và chi phí

đoạn chuẩn bị để đánh giá lại rủi ro kiểm soát, chỉ khi nào nhận thấy rủi ro được đánh giá không phù hợp thì KTV sẽ mở rộng cở mẫu để kiểm tra hơn nữa. Việc đánh giá rủi ro kiểm soát được thực hiện chủ yếu dựa trên kinh nghiệmxét đoáncủa KTV.

4.1.2.3 Xác lập mức trọng yếu

Đánh giá HTKSNB là cơ sở và nền tảng cho KTV đánh giá rủi ro kiểm soát. Nếu doanh nghiệp có HTKSNB tốt thì rủi ro kiểm soát thấp, KTV sẽ thu hẹp cỡ mẫu và mức sai sót trọng yếu tăng lên. Ngược lại, doanh nghiệp có HTKSNB yếu kém thì dẫn đến rủi ro kiểm soát cao, trường hợp này mức sai sót có thể chấp nhận được hạ xuống và KTV sẽ mở rộng các thử nghiệm chi tiết. Có thể nói rằng cách xác định mức trọng yếu sẽ khác nhau ở các công ty kiểm toán khác nhau.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRONG BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN MỸ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 58)