3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.6. Tình hình sâu bệnh hại trên cây ca mở xã Yên Khê
Cây cam bị rất nhiều loại sâu phá hại, đó cũng là một trong những nguyên chính làm cho cây cam giảm năng suất. Việc phòng trừ sâu bệnh hại đóng một vai trò quan trọng trong công việc năng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản xuất cam.
Bảng 3.7. Tình hình sâu bệnh hại trên cây cam ở xã Yên Khê
TT Tên Sâu/ Bệnh Thời điểm xuất hiện Bộ phận bị hại Tháng xuất hiện Thời kì sinh trưởng
1 Sâu vẽ bùa Từ T2 đến T10 Vào các đợt lộc non Búp non, lá non 2 Sâu đục thân T5, T8, T9 Đục rỗng
thân, cành 3 Rầy chổng cánh Vào các đợt lộc non
(lộc xuân,lộc thu) Lá, 4 Nhện đỏ T4 - T6
và T9 - T11 Lá non, quả 5 Ngài chích hút Vào giai đoạn quả to
hoặc bắt đầu chín Quả 6 Bệnh greening Quanh năm Cành, lá 7 Bệnh loét Quanh năm Bệnh hình
thành trên lá 8 Bệnh chảy gôm
Xuất hiện ở phần thân gần gốc cam
Nguồn: thu thập số liệu điều tra
Qua điều tra các hộ dân tại xã Yên Khê, các loại sâu bệnh chủ yếu hại cây cam là:
Sâu hại: sâu vẽ bùa, sâu đục thân, rầy chổng cánh, nhện đỏ, ngài chích hút, Bệnh hại: bệnh greening, bệnh loét và bệnh chảy gôm.
+ Sâu vẽ bùa: thường để trứng trên các búp non, lá non. Sâu non nở ra ăn tế bào nằm giữa 2 lớp biểu bì trên lá, tạo thành những đường ngoằn ngoèo như vẽ bùa trên lá làm cho lá co rúm lại và biến dạng. Sâu non thường nằm ở cuối các đường đục trong lá. Sâu non nhỏ, màu trắng, khi đẫy sức có chiều dài tối đa là
5mm. Sâu phá hại chủ yếu ở thời kì vườn ươm và trong 3- 4 năm đầu khi cây mới trồng.
• Cách phòng trừ của người dân trong xã: cắt bỏ và tiêu hủy những lá bị sâu hại và sử dụng thuốc hóa học (Decis 1/1000, Nicotex 1-2/1000)
+ Sâu đục thân: xuất hiện trong thời gian tháng 5, 8, 9. Mức độ gây hại của sâu này đối với cây cam là từ 20% đến 100% số cành. Một cây có thể bị 50 con sâu đục, tạo thành những đường hầm chi chít trong cây. Bọ trưởng thành là một loại xén tóc dài 25 - 32mm. Thân có màu lục sáng ánh bạc. Bọ đẻ trứng vào nách cành nhỏ cỡ 5 - 6mm, mỗi cành 1- 2 trứng.Sau khi nở, sâu non đục ngay vào trong cành rồi đục xuống thân. Trứng hình vảy ốc, màu vàng nhạt giống hạt ớt. Sâu non màu trắng ngà. Ở chỗ sâu đục, cây chảy nhựa và một số mùn gỗ trắng rơi ra ngoài từ các lỗ đục. Cành bị sâu đục héo khô, lá rụng cách phòng trừ: người dân dùng tay để bắt, phun thuốc trừ sâu (phun Sherpa).
+ Rầy chổng cánh: có thân dài 3,2 - 3,5mm. Toàn thân màu xám tro, hơi phớt xanh. Mắt kép nhỏ. Râu đầu có 9 đốt, 2 đốt cuối có màu đen. Đỉnh đầu có 2 mảnh nhọn nhô ra phía trước như lưỡi kéo. Cánh màu trong đục, có nhiều đốm nâu nhỏ. Rầy non và rầy trưởng thành đều hút dịch cây trên lá non. Ngoài gây hại trực tiếp rầy chổng cánh còn là môi giới truyền bệnh greening.
- Cách phòng trừ: dùng thuốc Basa 50 EC để phong trừ
+ Nhện đỏ: có kích thước nhỏ bé. Cơ thể có màu đỏ nhưng pha sắc hồng. trứng có màu đỏ, gần như hình cầu. nhện gây hại trên lá cam, vết hại có màu trắng vàng. Khi bị hại nặng lá chuyển thành màu trắng bạc, cây còi cọc.
- Cách phòng trừ: dùng thuốc trừ nhện (sherpa)
+ Ngài chích hút: có thân dài 3 - 4cm, sải cánh dài từ 8 - 9 cm, cánh trước thường có màu nâu, cánh sau màu vàng, với 2 vệt to hình vòng cung. Mùi thơm của quả chín thu hút chúng bay đến ngài thường dùng vòi để dò tìm nơi thích hợp trên vỏ quả để hút dịch quả.
Cách phòng trừ: vệ sinh, thu dọn vườn sạch sẽ. Đốt lá khô vào ban đêm để xông khói đuổi ngài bay đi nơi khác. Và dùng vợt để bắt ngài vào ban đêm.
+ Bệnh Greening: hay còn gọi là bệnh vàng lá. Bệnh do virut và rất phổ biến ở các vùng trồng cam ở nước ta. Cây bị bệnh lùn, nhỏ, tán lá không đều, lá nhỏ và bị biến vàng loang lổ hoặc phiến lá vang, gân lá xanh. Bệnh lúc đầu xuất hiện trên các lá sau đó lan ra vài cành, cuối cung toàn cây bị vàng lá. Trên cành bị bệnh nặng, quả nhỏ, hạt bị thúi, vị chua.
Cách phòng trừ: chặt bỏ những cây bị bệnh.
+ Bệnh loét: do vi khuẩn Xanthomonas citri. Cây bị bệnh sinh trưởng kém, lá vàng, rụng quả. Bệnh phát triển mạnh trong vườn ươm, cây con bị bệnh nặng có thể chết.
Cách phòng trừ: đem chôn, tiêu hủy hoa, quả, lá rụng để loại trừ nguồn bệnh lây lan.
Phun các loại thuốc kháng sinh trong trường hợp bệnh phát triển nhanh. + Bệnh chảy gôm: thường xuất hiện ở phần thân gần gốc cây cam. Bệnh thể hiện với đặc trưng là chảy nhựa cây, chất dính lỏng từ thân cây ra ngoài qua những vết nứt nẻ ở vỏ thân. Bệnh này thường kéo theo triệu chứng thối rễ, lở cổ rễ.
Cách phòng trừ: chủ yếu là dùng dung dịch boocdopha đặc bôi vào vết bệnh. * Do chưa có công tác dự báo sâu bệnh, người dân không biết phòng trừ như thế nào mà chủ yếu là sử dụng thuốc hóa học. Mặt khác, giá của các loại thuốc hóa học ngày càng tăng, có những loại tăng gấp đôi so vơi năm trước nên một số hộ gia đình khó khăn phun không đúng liều lượng như đã chỉ dẫn nên làm cho vết bệnh ngày càng nặng.