Đặc điểm thực vật học của cây cam

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng trồng cam trên địa bàn xã yên khê huyện con cuông, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 29)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.4.1. Đặc điểm thực vật học của cây cam

Rễ: rễ cọc, gồm 2 loại

- Rễ chính: có thể ăn sâu đến 2 m, tùy thuộc vào từng loại chất đất

- Rễ phụ (rễ ngang): thường tập trung ở tầng đất 0 - 20 cm, nhiều nhất là rễ tơ phân bố nông và mật độ cao ở 0 - 10 cm. Rễ ngang có thể ăn rộng gấp 2 - lần đường kính tán nhưng tập trung ở phạm vi 50 cm trong và ngoài hình chiếu tán.

Sự sinh trưởng và phát triển của rễ phụ thuộc vào giống,chất đất, nhiệt độ và độ ẩm, có tính chu kì và xen kẽ với các đợt cành. Rễ sinh trưởng trước cành gần 1 tháng sau đó cành mới bắt đầu sinh trưởng (ra lộc non) một năm rễ cam có 3 thời kì hoạt động mạnh.

- Trước khi ra cành vụ xuân (khoảng tháng 2- 3) sau rụng quả sinh lý đợt đầu đến lúc cành bé xuất hiện từ tháng 6 đến đầu tháng 8, sau khi cành thu đang phát triển mạnh khoảng tháng 10.

Sự phát triển của bộ rễ 5 cũng phụ thuộc nhiều vào quá trình nhân giống như sự phân bố rễ cam sành Bố Hạ của cây nhân giống bằng hạt và cây nhân giống bằng chiết: Ở tầng đất 0 - 10 cm cây gieo bằng hạt có bộ rễ phân bố chỉ 17,95%, cây nhân giống bằng chiết cành bộ rễ phân bô ở tầng đất này là chủ yếu chiếm tới 47,4%. Ngược lại ở tầng đất 30 - 40 cm bộ rễ phân bố của cành chiết chỉ có 9,02% trong khi đó phân bố của bộ rễ ở cây gieo hạt lên tới 24,8% và cây gieo bằng hạt bộ rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất 20 - 30 (41,1%) [11].

Dựa vào sự phát triển của rễ và cành cũng như dựa vào các biện pháp bón phân khác nhau từ dó ta có biện pháp bón phân hợp lí.

• Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ.

+ Nhiệt độ: Rễ bắt đầu sinh trưởng ở 120C thích hợp nhất là 24 - 260C. Nhiệt độ trên 370C rễ ngừng sinh trưởng.

+ Độ thoáng của đất.

+ Độ PH của đất: từ 4 - 8 thích hợp nhất là từ 5,5 - 6,5 + Chất dinh dưỡng hiều mùn tơi xốp

Thân, cành

* Thân: thuộc dạng thân gỗ, thường có tiết diện tròn, những cây mọc từ hạt, có bộ rễ mọc khỏe nên trên thân nổi đường sống. Thân cam có màu nâu thẫm, có đặc điểm là sau khi cành phát triển đến mức độ nhất định thì ngừng lại lúc đó ngọn rụng đi, hiện tượng này lien tục xảy ra trong các đợt lộc làm cho cây cam không có thân chính rõ rệt và co nhiều loại thân khác nhau: Thân gỗ, thân bụi hoặc thân nửa bụi.

* Cành: Cành sinh trưởng dinh dưỡng: là những cành không mang hoa và quả, cành lớn lên về chiều dài và đường kính có tác dụng làm tăng sự phát triển của cả cây. Một năm cam ra nhiều đợt cành

+ Cành xuân: ra vào tháng 2,3,4 là cành mang hoa và quả,cành thường ngắn, mật độ lá dày thích hợp để lấy mắt ghép, ghép vào vụ thu.

+ Cành hè: được mọc ra từ cành xuân cùn năm, thường ra vào tháng 5, 7 là càn dài nhất, cành có mật độ lá thưa và to.

+ Cành thu: ra vào tháng 8, 9 được mọc ra củ yếu từ cành xuân và cành hè cùng năm.

+ Cành đông: ra vào tháng 11, 12 thường sinh ra trên cành quả vô hiệu. Đây là cành yếu nhất trong 4 loại cành

Đối với cây cam nói riêng và cây ăn quả nói chung hiện tượng ra quả cách năm là một trong những hiện tượng thường xuyên xảy ra xen kẽ nhau giữa các thời vụ gây thiệt hại cho người nông dân trong khi thu hoạch như thừa sản phẩm, bị ép giá, thiếu sản phẩm không có bán…để khắc phục hiện tượng ra quả cách năm này các nhà khoa học cũng đã khuyến cáo tới người nông dân một số biện pháp.

Cắt tỉa hợp lí khống chế được lượng cành hè và cành thu hàng năm. Tỉa hoa quả nhất là những năm sai quả, thu hái quả sơm đối với những nămb sai quả, đầu

tư phân bón hợp lí (năm nào sai quả thì bón tăng lên, bón nhiều lần hơn để thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của cây).

Phòng trừ sâu bệnh hại, giữ cho bộ lá được phát triển tốt.

Lá: Lá cam có eo lá phụ thuộc vào từng loài, eo lá là đặc điểm để phân biệt

được các giống. lá thường có các hình dạng như hình ovan, hình thoi,hình trứng lộn ngược…Cây cam trưởng thành thường có 150.000 - 200.000 lá. Tổng diện tích lá vào khoảng 200m2.

Tuổi thọ của lá có thể tồn tại tren cây từ 15 - 24 tháng nhưng lá hết thời kì sinh trưởng sẽ rụng rải rác trong năm, đặc biệt là vào mùa đông. Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lượng nhất là trọng lượng quả, do đó việc chăm sóc nuôi dưỡng bộ lá xanh và tồn tại lâu trên cây là biện pháp tăng năng suất và chất lượng quả.

Hoa: Là loại hoa lưỡng tính có khả năng tự thụ, được hình thành ở nách lá,

to nhỏ khác nhau tùy theo giống, tràng hoa thường có màu trắng. Hoa thường có 5 cánh, nhị nhiều có từ 20 - 40 nhị. Hoa thường ra đồng thời với cành non, hoa nở rộ, trên một cây có thể nở tơi 60 nghìn hoa và chie cần 1% hoa đậu là mỗi cây có thể thu được 100kg quả. Ở Việt Nam lứa hoa tốt nhất là hoa ra vào tháng 2- 3 (miền Bắc), tháng 5 - 6 (miền Nam). Trong một cây, cành ở ngọn thường nở hoa sớm hơn cành gốc. Cành sinh trưởng yếu, ra hoa sớm hơn cành sinh trưởng mạnh. Từ khi ra nụ cho đến thành hoa, thụ phấn xong và rụng đi thay đổi theo giống và điều kiện môi trường, nếu nhiệt độ thấp thời kì này kéo dài hơn nhiệt độ cao từ 3 - 6 ngày. Với những cây yếu, có thể ra hoa rộ một vụ nào đó,thì cần phải lưu ý vì sau vụ này cây kiệt sức, có thể chét. Trong khi cây nảy lộc, những cành mẹ yếu mà nảy nhiều mầm nên bấm bỏ một số cành để cành còn lại đủ sức phát triển để nuôi hoa và quả.

Quả: Cam thuộc loại quả mọng, vỏ quả dày, mỏng khác nhau tùy từng

laoif, giống, được chia thành 2 phần (phần vỏ ngoài và phần vỏ giữa)

+ Phần vỏ ngoài: Gồm lớp biểu bì trên là biểu bì của tử phòng do các tế bào sừng dày lên, xen kẽ có các khí khổng.

- Lớp sắc tố màu trắng do mấy chục tầng tế bào chứa nhiều sắc tố hợp thành một lớp mỏng do đó khi quả xanh nhờ có diệp lục mà quả có thể quang hợp được còn khi quả chín vỏ quả chuyển sang màu vàng hoặc màu đỏ.

- Lớp trắng dưới lớp sắc tố là lớp cùi, độ dày mỏng của lớp cùi này phụ thuộc vào từng giống. Thành phần hóa học của lớp trắng: 75% là nước, cbòn lại là chất khô trong đó có 20% protein, 44% đường, 33% xenlulo, 3% là khoáng [11].

Quá trình phát triển của quả được trải qua quá trình thụ phấn, thụ tinh, bầu sẽ phát triển thành quả. Quá trình này xảy ra 2 đợt rụng quả sinh lý

Đợt 1: sai khi ra hoa khoảng 1 tháng (vào thang 3,4) quả còn nhỏ, mang theo cả cuống khi rụng.

Đợt 2: khi quả đạt đường kính 3- 4 cm (cuối tháng 4) quả rụng không mang theo cuống.

Sau 2 lần rụng quả sinh lí, quả lớn rất nhanh (tốc độ trung bình 0,5 - 0,7mm/ngày). Tốc độ lớn chậm lại ít ngày vào lúc trước khi hình thành hạt sau đó lại tăng dần cho tới khi thu hoạch [11].

Hạt: Gồm nhiều phôi từ 1 - 7 phôi gọi là hiện tượng đa phôi trong đó có

một phôi hữu tính còn các phôi khác là phôi vô tính. Thường phôi vô tính nảy mầm thành cây khỏe hơn mầm từ phôi hữu tính có khuynh hướng giống mẹ nhiều hơn. Do đó nếu gieo hạt cam và có chọn lọc cẩn thận, ta có thể được các cây con tốt. Mặt khác, qua nghiên cứu thấy rằng nếu lấy mầm của cây mọc từ phôi vô tính ghép tạo cây mới, sẽ được một cây ghép khỏe hơn và cho năng suất quả cao hơn cây ghép bằng mắt lấy từ chính cây mẹ đó. Đó chính là cơ sở để có thể phục tráng giống bcam quýt đã thoái hóa.

- Hình dạng, kích thước và trọng lượng, số lượng hạt thay đổi trong quả tùy

thuộc vào giống và loài.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng trồng cam trên địa bàn xã yên khê huyện con cuông, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w