Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng trồng cam trên địa bàn xã yên khê huyện con cuông, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 33 - 35)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.5.2.Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp

a. Sử dụng đất đai đầy đủ và hợp lý

Nói chung khi tiến hành sản xuất kinh doanh, bất kể trong lĩnh vực nào cũng cần phải chú ý đến việc khai thác đầy đủ và hợp lý các nguồn lực của mình. Trong sản xuất nông nghiệp, đất canh tác là một trong những loại tài nguyên quý

giá nhất và khan hiếm, nó có giới hạn về diện tích, cố định vị trí trong không gian. Diện tích đất canh tác đang ngày càng bị thu hẹp lại do phải chuyển sang phục vụ cho các mục đích khác của đời sống xã hội, trong khi nhu cầu về đất canh tác để sản xuất ra lương thực, nông sản, nguyên liệu phục vụ cho đời sống xã hội và cho con người ngày càng cao. Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải khai thác một cách triệt để và hợp lý loại tài nguyên này [16].

Nguyên tắc này đòi hỏi ngành nông nghiệp nói chung và các chủ thể sử dụng đất phải căn cứ vào điều kiện cụ thể về tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, từng giai đoạn lịch sử cụ thể để có biện pháp sử dụng hết quỹ đất canh tác hiện có, không để đất hoang.

Sử dụng đầy đủ còn có nghĩa là đất canh tác phải được quay vòng nhiều vụ trong năm, không để đất được nhàn rỗi ở các thời gian khác nhau trong năm.

Sử dụng hợp lý đất đai nghĩa là phải bố trí cây trồng hợp lý với từng loại đất, phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết của từng vùng, phù hợp với tập quán canh tác, phù hợp với tiềm năng kinh tế, kỹ thuật của từng địa phương để năng suất cây trồng đạt được cao nhất.

Sử dụng đất đai phải đi đôi với việc không ngừng bồi dưỡng, cải tạo và bảo vệ đất, nâng cao độ phì của đất, đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển được ổn định và bền vững.

b. Sử dụng đất phải bảo đảm có hiệu quả cao

Sử dụng đất phải phát huy được tối đa và hiệu quả các nguồn lực lao động, vốn, cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật sao cho năng suất, giá trị sản phẩm đạt được tới mức cao nhất, với giá thành đầu vào ở mức thấp nhất.

Tận dụng và phát huy lợi thế so sánh của từng vùng để tập trung chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá, các loại sản phẩm hàng hoá đặc thù có giá trị kinh tế cao của từng vùng, của từng địa phương góp phần tăng thu nhập và tăng được lợi nhuận trên một đơn vị diện tích [3].

Nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất phải gắn liền với hiệu quả xã hội. Kết hợp với việc phát triển sản xuất tổng hợp trên cơ sở đa dạng hoá cây trồng vật

nuôi nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho người nông dân, khai thác hiệu quả nguồn lực sản xuất của vùng, của địa phương, góp phần nâng cao và cải thiện đời sống của người lao động, xã hội ổn định và văn minh.

c. Sử dụng đất đai trong sản xuất nông nghiệp một cách bền vững

Nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường đất, nước, không khí, không ngừng làm tăng khả năng sản xuất của đất đai, đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng trồng cam trên địa bàn xã yên khê huyện con cuông, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 33 - 35)