3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.6.3. Nhóm nhân tố kinh tế, tổ chức
a. Trình độ sản xuất của người nông dân
Sản xuất nông nghiệp có nhiều yếu tố phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, do đó trình độ người sản xuất cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất của cây trồng
và vật nuôi. Việc áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất không đảm bảo chắc chắn mang lại hiệu quả kinh tế cao ngay từ lúc mới áp dụng nếu như người nông dân không có kiến thức khoa học và thành thạo kỹ thuật. Những người nông dân nắm vững kỹ thuật, có kinh nghiệm sản xuất, trình độ tổ chức quản lý thường thu được sản phẩm nhiều hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn trên một đơn vị diện tích so với những người nông dân có trình độ văn hoá thấp, không có kiến thức hoặc ít am hiểu kỹ thuật.
b. Quy mô sản xuất
Quy mô sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế. Quy mô sản xuất càng lớn thì chi phí quản lý cũng như các chi phí khác được tiết kiệm hơn và nguồn thu nhập sản phẩm nhiều hơn và ngược lại.
c. Thị trường
Hệ thống thị trường thực hiện sự trao đổi hàng hoá, nó được coi như mạch máu của quá trình hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường. Nói đến thị trường là nói đến cung - cầu của một loại sản phẩm hàng hoá nào đó. Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến lượng sản phẩm sản xuất ra của người sản xuất. Khi cầu của một loại hàng hoá xuất hiện trên thị trường, người sản xuất sẽ tìm cách đáp ứng mức cầu của hàng hoá đó. Sản phẩm nào được thị trường chấp nhận sẽ đứng vững, tồn tại và đem lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
d. Cơ sở hạ tầng
Trong sản xuất nông nghiệp cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu cơ sở hạ tầng không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, năng suất và chất lượng cây trồng, nhất là vào mùa hạn hán, lũ lụt. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, kênh mương tưới tiêu phục vụ cho quá trình sản xuất sẽ tạo động lực kích thích phát triển nông nghiệp hàng hoá và các hoạt động dịch vụ nông nghiệp, trên cơ sở đó tăng thu nhập cho các hộ gia đình ở nông thôn.
e. Các chính sách liên quan đến sản xuất nông nghiệp
Các chỉ đạo của Chính phủ được đưa ra nhằm tác động vào một lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, điều này được thể hiện
rất rõ. Nếu chính sách đúng đắn phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, và ngược lại nếu chính sách không phù hợp sẽ tạo sự kìm hãm trong sản xuất nông nghiệp. Trên thực tế chúng ta đã thấy rất rõ điều này ở thời kỳ bao cấp. Hiện nay, một số chính sách nông nghiệp mới ra đời như chính sách giao ruộng ổn định lâu dài cho hộ nông dân, miễn giảm thuế nông nghiệp, miễn thuỷ lợi phí, trợ giá nông sản, chính sách khuyến nông,... đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là ngành trồng trọt đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực hơn.
Cho tới nay, trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu đưa ra nhiều phương pháp đánh giá để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác. Các nước Đông Nam á đã áp dụng các phương pháp như: phương pháp mô phỏng, phương pháp phân tích kinh tế... vào việc áp dụng đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác thông qua việc tập trung hướng nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng, để từ đó sắp xếp, bố trí một công thức luân canh phù hợp hơn, khai thác một cách tối ưu tiềm năng của đất [19].
Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu đưa ra một số cây trồng mới có năng suất và chất lượng cao, giúp cho việc sử dụng đất ngày càng có hiệu quả hơn. Đối với các vùng nhiệt đới, việc sử dụng đất đai, các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn [19].
Trong giai đoạn hiện nay, khi dân số tăng nhanh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm, rau quả cũng tăng theo trong khi đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp dần. Theo tài liệu của FAO, năm 1980 diện tích đất trồng trọt trên toàn thế giới là gần 1467 triệu hecta (chiếm 10%) tổng diện tích đất tự nhiên của thế giới. Trong đó có tới 973 triệu ha là ở vùng đồi núi. Hàng năm đất bị xói mòn mất khoảng 57 triệu hecta. Trên toàn thế giới có gần 1200 triệu hecta đất đang bị thoái hoá ở mức trung bình hoặc nghiêm trọng, và có gần 544 triệu ha đất canh tác mất khả năng sản xuất do không sử dụng hợp lý [16].
Tài nguyên đất dùng vào sản xuất nông nghiệp trên thế giới vốn đã không nhiều, nhưng lại ngày càng bị thu hẹp bởi sự gia tăng của mục đích phi nông nghiệp, trong khi đó khả năng mở rộng không còn nhiều.
Do vậy, phát triển nông nghiệp nhằm đảm bảo nhu cầu nông sản và lương thực cho hơn 6 tỷ người trên trái đất là một yêu cầu đòi hỏi chúng ta cần phải nghiên cứu các biện pháp sử dụng đất nông nghiệp tối ưu theo hướng thâm canh tăng vụ trên cơ sở bố trí hệ thống cây trồng hợp lý là cần thiết.
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU