Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất canh tác và ý nghĩa của nó

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng trồng cam trên địa bàn xã yên khê huyện con cuông, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 35 - 37)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.5.4.Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất canh tác và ý nghĩa của nó

nghĩa của nó

Hiện nay, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế vẫn còn đang là một vấn đề phức tạp và còn có nhiều ý kiến chưa thống nhất. Tuy nhiên đa số các nhà kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả kinh tế là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí tiêu hao các nguồn lực. Vì nhu cầu thì rất đa dạng, lại luôn thay đổi theo thời gian và tuỳ thuộc vào trình độ khoa học công nghệ-kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất, nên ở mỗi thời kỳ phát triển khác nhau, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả cũng khác nhau. Nhìn chung có thể coi lượng kết quả thu được tối đa trên một đơn vị chi phí và tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay.

Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là nguồn lực quan trọng nhất, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được. Không có đất đai thì không thể tiến hành sản xuất nông nghiệp. Nhưng nguồn lực này lại bị giới hạn và đang có nguy cơ giảm dần về diện tích và chất lượng. Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là phải sử dụng đất đai một cách đầy đủ, tiết kiệm và đem lại hiệu quả cao nhất.

Việt Nam là một nước nông nghiệp, 70% là lao động nông thôn, trình độ lao động thấp trong khi ruộng đất bình quân lại ít. Vì vậy, cần phải tác động vào đất đai một cách có hiệu quả nhất để mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời đảm bảo các yêu cầu về xã hội, môi trường. Xuất phát từ những yêu cầu đó, quan điểm khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất là với một diện tích đất đai nhất định có thể tiến hành sản xuất đạt hiệu quả cao nhất với những chi phí thấp nhất về lao động và các yếu tố khác trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng đồng thời phải đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nguyên tắc sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao là MCLa = MRLa.

MCLa: Marginal Cost of Land (Chi phí biên của đất).

MRLa: Marginal Revenue of Land (Doanh thu biên của đất).

Lý thuyết sản xuất cơ bản này là sự ứng dụng giản đơn nguyên tắc tối ưu hoá có ràng buộc. Sử dụng đất phải cố gắng cực tiểu hoá chi phí sản xuất lượng sản phẩm hàng hoá, cực đại hoá sản lượng đạt được theo giá quy định. Điều này có nghĩa là việc sử dụng đất có hiệu quả phải là:

- Thu được nhiều giá trị nông sản trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người lao động, cực tiểu hoá chi phí sản xuất lượng sản phẩm hàng hoá trong khi cực đại hoá sản lượng đạt được theo giá quy định.

- Đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH HĐH đất nước.

- Đảm bảo tăng độ phì của đất, cải tạo và bảo vệ đất, chống ô nhiễm, xói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái, từng bước phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng trồng cam trên địa bàn xã yên khê huyện con cuông, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 35 - 37)