Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng trồng cam trên địa bàn xã yên khê huyện con cuông, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 42 - 46)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.4.1. Điều kiện tự nhiên

2.4.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Con Cuông nằm về phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 130km về phía Đông Nam, có tọa độ địa lý từ 18046’30’’ đến 19023’42’’

vĩ độ Bắc; từ 104031’57’’ đến 105030’80’’ kinh độ Đông, vị trí của huyện tiếp giáp với các huyện sau:

- Phía Đông Bắc giáp 2 huyện Quỳ Hợp và Quỳ Châu. - Phía Tây Bắc giáp huyện Con Cuông.

- Phía Tây Nam giáp Nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào. - Phía Đông Nam giáp huyện Anh Sơn.

Huyện có dòng Sông Lam chảy qua, có quốc lộ 7 chạy dọc từ đầu đến cuối huyện; đây là lợi thế cơ bản để phát triển kinh tế giao lưu kinh tế và trao đổi hàng hoá với các vùng phụ cận.

2.4.1.2. Địa hình độ dốc

Huyện thuộc vùng núi phía Tây Nam trong tỉnh nên bị ảnh hưởng cchi phối của dãy Trường Sơn; địa hình bị chia cắt phức tạp tạo thành nhiều khe sâu và dốc lớn, có thể chia làm hai vùng như sau:

- Vùng hữu ngạn dòng Sông Lam: Gồm các xã Môn Sơn, xã Lục Dạ, Yên Khê, Chi Khê, Châu Khê, Lạng Khê và thị trấn Con Cuông; địa hình vùng này có độ cao trung bình 150m so với mực nước biển; dãy núi Phù Chác cao nhất trong huyện có độ cao 1800m, địa hình thấp dần về phía Đông Nam.

- Vùng tả ngạn Sông Lam: Gồm các xã Cam Lâm, Đôn Phục, Mậu Đức, Thạch Ngàn và Bình Chuẩn, vùng này nghiêng dần về phía Đông Nam, Anh Sơn; địa hình chia cắt mạnh tạo ra nhiều thung lũng và nhiều khe suối lớn nhỏ.

Nhìn chung địa hình phức tạp, có độ dốc lớn nên khả năng tập trung dòng chảy về mùa mưa rất nhanh vì vậy bảo vệ rừng đầu nguồn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sản xuất nông lâm nhiệp và đời sống của nhân dân.

2.4.1.3. Đất đai

• Nhóm đất phù sa

Diện tích 3654 ha, chiếm 2,10% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm 3 loại: Đất phù sa được bồi hàng năm diện tích 498 ha, loại đất này phân bố dọc hai bên bờ sông Lam; đất phù sa không được bồi hàng năm diện tích 1927 ha, phân bố hai bên bờ sông Lam có thành phần cơ giới nhẹ thích hợp cho trồng màu và công

nghiệp ngắn ngày; đất phù sa có nhiều Feralit diện tích 1229 ha, phân bố ở các ruộng có địa hình tương đối cao, lớp mặt bị rửa trôi dẫn đến thành phần cơ giới thịt nhẹ, chua.

• Nhóm đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước.

Diện tích 20 ha, loại đất này phân bố ở các chân đồi rải rác ở các xã trong huyện.

- Đất phù sa ngòi suối diện tích 905 ha, phân bố rải rác ở hai bên triền khe suối ở các xã, nhưng tập trung nhiều ở một số xã như xã Môn Sơn 300 ha, xã Lục Dạ 400 ha, xã Yên Khê 60 ha.

- Đất Feralit đỏ vàng có diện tích 40,790 ha, chiếm 23,46% so với diện tích đất tự nhiên, được hình thành trên diện tích đất đá vôi tạo thành những giải đất ở ngay dưới lèn đá vôi, đặc điểm đất có màu vàng, đỏ nâu, độ xốp cao, thích hợp cho sản xuất cây công nghiệp và trồng cây ăn quả.

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét có diện tích 11.447 ha, chiếm 6,58% diện tích đất tự nhiên, có đặc điểm màu vàng đỏ, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, đây là loại đất tương đối tốt phát triển cây nông nghiệp.

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá kết có diện tích 24.862 ha, chiếm 14,30% so với tổng diện tích đất tự nhiên, đất có màu vàng đỏ, thành phần cơ giới rời rạc, hút nước nhanh, đất chua, nghèo dinh dưỡng, loại đất này chủ yếu là trồng rừng.

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá Mácma a xít có diện tích 3.529 ha, chiếm 2,03% so với tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các sườn đồi, có tầng dày 50 -70cm, diệcn tích này khoanh nuôi trồng rừng.

• Nhóm đất Feralit đỏ vàng vùng núi thấp

Diện tích 74435 ha chiếm 42,77% diện tích đất tự nhiên, thành phần cơ giới tầng canh tác mỏng, nghèo dinh dưỡng, bị rửa trôi mạnh, loại đất chủ yếu để phát triển lâm nghiệp.

• Nhóm đất mùn vùng núi cao

Diện tích 38,019 ha, chiếm 21,87% so với diện tích đất tự nhiên, đất có màu vàng, có tỷ lệ mùn cao, độ ẩm, hướng sử dụng loại đất này chủ yếu vào lâm nghiệp.

2.4.1.4. Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh giá ít mưa.

+ Chế độ nhiệt: Chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa nóng từ 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 230 - 240C, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối là 420C; Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ bình quân 19,90C, nhiệt độ thấp tuyệt đối - 0,50C; số giờ nắng trung bình/năm là 1500 -1700 giờ, Tổng tích ôn là 35000C - 40000C.

+ Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1200 - 2000mm/năm, phân bổ cao dần từ Tây sang Đông và chia làm 2 mùa rõ rệt.

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 15-20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1 và tháng 2 lượng mưa chỉ đạt 600mm/tháng.c

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm 80-85% lượng mưa cả năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 có lượng mưa từ 220- 540mm/tháng, số ngày mưa 15-19 ngày/tháng, mùa này thường kèm theo gió bão.

- Độ ẩm không khí trung bình từ 80-90%, có sự chênh lệch giữa các vùng. - Chế độ gió: Có 2 mùa gió chính, gió mùa đông Bắc xuất hiện từ tháng 11 năm trưcớc đến tháng 3 năm sau thường kèm theo mưa phùn, giá lạnh và có 01 hoặc 02 lần sương muối/năm; gió lào xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8 gây khô nóng và hạn hán; huyện ít bị ảnh hưởng của bão mà chỉ bị ảnh hưởng lốc cục bộ và mưa đá hàng năm.

Thủy văn

Sông Cả, sông Giăng là hai con sông cung cấp nguồn chủ yếu cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân; ngoài ra còn có một số các con suối lớn như Khe Diêm, Khe Chai, Khe Choăng, Khe Thơi, Khe Xì Vằng, Khe Khen Phèn, Khe Xan, Khe Chôm Lôm và nhiều suối nhỏ khác. Hệ thống sông suối đa dạng, địa hình phức tạp và lượng mưa phân bố không đều vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và sinh soạt của nhân dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng trồng cam trên địa bàn xã yên khê huyện con cuông, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w