Câu chuyện nhãn hiệu Brand Story

Một phần của tài liệu marketing - management potx (Trang 85 - 90)

Hãy ghi lại và lưu giữ lịch sử của công ty bạn theo một cách thức súc tích và thuyết phục. Liệu có điều gì đó khác thường hay hấp dẫn về công ty bạn không? Hãy suy nghĩ và nhìn nhận dưới góc độ của các mối quan hệ công chúng. Giới truyền thông đại chúng rất yjêu thích những câu chuyện lôi cuốn! Lịch sử thành lập của công ty có thể tạo ra một sự bổ sung tuyệt vời cho trang web của bạn, nơi mà nó có thể gia tăng nhân tố thoải mái cho các khách hàng và giúp họ vượt qua bản chất phi cá nhân của thương mại điện tử.

Hơn tất cả, bạn cần nhớ rằng thương hiệu thành công phải là thương hiệu được “lưu giữ” trong tâm trí và trái tim của khách hàng. Hãy nỗ lực khắc sâu nhjững mối quan hệ tình cảm gắn kết trong bản sắc thương hiệu của bạn, bởi vì sự thật là các khách hàng chỉ mua sản phẩm theo những nhãn hiệu mà họ cảm thấy thoải mái, thích thú, chứ không hoàn toàn vì đặc điểm hay lợi ích mà sản phẩm đó mang lại.

Bwportal.com dịch từ Enterprenuer

Xây dựng thương hiệu: Tất cả những gì bạn cần là tình yêu

Là một người tiếp thị bạn phải nhận thức hoàn toàn được sự liên kết giữa việc xây dựng thương hiệu và tình cảm. Trong vài năm gần đây, vô số sách báo đã viết về đề tài này. Rõ ràng là khi con người đưa ra một quyết định trong cuộc sống đều dựa vào tình cảm. Và những quyết định về các thương hiệu mà chúng ta lựa chọn để hợp tác lại liên quan đến những tình cảm không ngờ tới.

Jennifer Rice, đang làm việc tại Mantra Communications, đã chứng minh tình cảm của chúng ta về các thương hiệu. Cô gõ “I love [tên một thương hiệu nào đó]” vào Google và ghi nhận số mục mà Google tìm ra. Cô thực hiện điều này với nhiều thương hiệu nổi tiếng để có thể thấy những thương hiệu đó được yêu thích nhiều như thế nào.

Thế là tôi lấy 5 thương hiệu đứng đầu gây ảnh hưởng mạnh mẽ nhất ở Mỹ và Canada trong năm 2005 (theo Interbrand) và làm theo cách của Jennifer để xem nó được yêu thích nhiều như thế nào. Và đây là kết quả tôi tìm được:

Xếp

hạng Thương hiệu

Kết quả tìm kiếm của Google (mục) 1 Google 149,000 2 Apple 61,300 3 Starbucks 17,200 4 Target 13,200 5 Lance Amstrong 677

Rõ ràng là có rất nhiều sự yêu thích tương ứng với những thương hiệu được ưa chuộng nhất.

Tình yêu: một tình cảm từ trong sâu thẳm, mềm yếu, mong manh, khó nói ra và sự quan tâm đến một người nảy sinh từ những sự tương đồng, từ nhận thức những đặc điểm hấp dẫn hoặc từ một cảm nhận qua sự hòa hợp.

Trong cuốn sách của mình, Kevin Robert, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Saatchi and

Saatchi, đã đưa ra những lý luận thậm chí còn có phần mạnh mẽ hơn về mối liên hệ giữa tình cảm và sự thành công của một thương hiệu nào đó. Ông ta đã lý giải làm thế nào một số thương hiệu tranh thủ được lòng trung thành nhiều hơn. Ông ta gọi nó là “Lovemarks” và mô tả nó như là những thương hiệu có sức khơi gợi lòng trung thành vô điều kiện.

Để thăng tiến trong sự nghiệp, hãy để bạn được yêu.

Tất cả những đề cập về tình cảm với các thương hiệu thành công này như là một thứ âm nhạc với những người đam mê công việc marketing, những người lúc nào cũng muốn tiến xa hơn. Nếu chính vì những đặc tính của thương hiệu mang tính chất tình cảm mà có nhiều sự phê phán về lòng trung thành thì ai sẽ làm điều này tốt hơn con người chúng ta?

Chúng ta phải có một giới hạn nhất định đối với các sản phẩm, các doanh nghiệp cũng như các địa điểm. Chúng ta cũng phải thúc đẩy lòng trung thành vô điều kiện nếu chúng ta muốn có một sự vững chắc trong nghề nghiệp.

Trên trang web cá nhân của mình, Seth Godin, một chuyên viên rất có uy tín trong lĩnh vực marketing, đã viết:

Có cơ hội nào cho bạn để tìm được một công việc tốt nếu lý lịch của bạn hoàn toàn bình thường, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc cũng ở mức trung bình? “Này Bill hãy xem cái tay bình bình này với học vấn trung bình và những kinh nghiệm làm việc cũng ở mức bình thường! Có lẽ hắn ta là thứ rẻ tiền!!!” Bạn có thuê những người dạng này không? Bạn có chọn những sản phẩm dạng này không? Mọi người chỉ mua một thứ từ bạn đó là: cách mà bạn làm cho họ cảm nhận. Vậy thì làm bạn làm cho mọi người cảm nhận cách nào?

Đừng hiểu lầm ý tôi. Được yêu mến không liên quan đến việc làm hài lòng tất cả mọi người. Là một người chuyên nghiệp, bạn cần phải thực hiện những quyết định mà nó làm cho bạn khác biệt với người khác. Và những thương hiệu mạnh họ có những quan điểm của riêng mình; họ không cố gắng làm tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người.

Nhưng việc phát triển những mối liên hệ tình cảm với các đối tượng của bạn sẽ đảm bảo rằng họ sẽ tôn trọng bạn cả những khi họ không đồng ý với bạn về mọi việc. Ngày nay sự thành

công còn có ý nghĩa là bạn phải thể hiện nhiều hơn nữa những cái bạn có. Đó không phải là điều xa vời mà là một mệnh lệnh: bạn phải là chính mình.

Tất cả những thứ bạn cần là tình yêu

Thật sự bạn cần nhiều hơn chỉ mỗi tình yêu. Khi bạn xây dựng thương hiệu cho chính bản thân mình bạn cần phải có nền tảng thương hiệu vững vàng trên cơ sở những đặc tính hợp lý của thương hiệu. Những đặc tính này sẽ minh chứng cho năng lực của bạn và làm bạn trở nên đáng tin cậy trong mắt mọi người. Thậm chí điều đáng yêu nhất trong chúng ta cũng sẽ

không thể thăng hoa khi nó không có khả năng mang lại kết quả gì cả.

Nhưng khi bạn xây dựng thương hiệu cho chính bản thân mình thì tình cảm lại là một thành phần thiết yếu, chính nó sẽ giúp bạn tạo dựng được lòng trung thành to lớn hơn trong lòng các đối tượng của bạn. Bạn có thể thấy nó xung quanh mình. Những người trong công ty của bạn chỉ cần một chút xíu “dễ thương” cũng đủ để mọi người dùng những lời tốt đẹp khi nói về họ. Những thương hiệu tốt nhất có được thành công cũng nhờ vào sự liên kết vững chắc những đặc tính lý trí và tình cảm của thương hiệu.

“Để được yêu, hãy trở nên đáng yêu” Ovid

Tom Sanders, tác giả của quyển “The Likeability Factor”, cho rằng có 4 điểm nhân cách nổi bật hình thành tính cách của một người: sự thân thiện, sự tương thích (bạn thuộc nhóm “sở thích” hay nhóm “nhu cầu”?), sự cảm thông và tính thực tế (xác thực).

Được yêu nghĩa là tạo dựng một “giao kèo” về mặt tình cảm thông qua sự thừa nhận về những điểm thu hút nổi bậc của bạn, những thứ đáng tin cậy với bạn (“tính thực tế” như Tom Sanders đã mô tả ở trên), nghĩa là sự lôi kéo bạn đến những đối tượng mục tiêu của mình (sự tương thích) và tạo sự khác biệt với những người đồng nghiệp bạn.

Hãy nhìn Tom Peters, ông là người nổi bậc trong sự hiểu biết về vai trò của tình cảm trong quá trình xây dựng những mối quan hệ. Ông luôn đặt rất nhiều tình cảm vào những việc mình làm, nói khác đi đó chính là sự hăng hái nhiệt tình, sự cống hiến và nghị lực. Những lời nói của ông hầu như không nằm trong sách vở nào cả. Những tấm slice PowerPoint của ông thì đặc sắc và vô cùng hấp dẫn. Những bài diễn văn trước công chúng của ông luôn hừng hực khí thế. Dấu hiệu chung thường thấy của ông ta là dấu chấm than! Và đó là những mô tả một cách hoàn hảo ông là ai? Ông là bậc thầy trong việc sử dụng các đặc tính đáng tin cậy trong thương hiệu của ông để xây dựng những mối liên hệ tình cảm, từ đây lòng trung thành đã nảy sinh trong lòng những khán giả của ông.

Tôi quý mến anh nhiều thế nào?

Đó là câu hỏi mà sếp của bạn thật sự dùng tới khi muốn quyết định mức thưởng cho bạn hay khi quyết định có đưa bạn vào danh sách sa thải hay không. Và đó cũng là câu hỏi mà sếp của bạn sẽ hỏi sau khi phỏng vấn bạn. Bạn cần phải đối mặt với nó, tất cả đều liên quan đến tình cảm.

Điều này thật sự tạo được sự mới lạ. Nghĩa là khi bạn là một “người tham vọng nghề nghiệp” bạn có thể xây dựng lòng trung thành vô điều kiện đối với người chủ, đồng nghiệp, sếp trực tiếp của bạn và những người muốn tìm hiểu về bạn, để bạn có thể đạt được những mục đích nghề nghiệp của mình. Để làm được điều này bạn phải nhận thức sâu sắc được những đặc tính thương hiệu của chính mình, cũng như cách mà mọi người nhận xét về bạn. Vậy thì sự kết hợp giữa lý trí và tình cảm trong các đặc tính thương hiệu của bạn là gì? Cái gì làm bạn trở nên đáng yêu?

Bạn có khả năng để trở thành một thương hiệu lớn (như là Seth Godin, Malcom Gladwell, Tom Peters). “Thủ thuật” là phải “cực đại hóa” những mối quan hệ về mặt tình cảm của bạn

và thể hiện các đặc tính thương hiệu của mình một cách tốt nhất để xây dựng danh tiếng của bạn và truyền cảm hứng về lòng trung thành vô điều kiện.

Điều cuối cùng

Sau đây là 5 lời khuyên để gây cảm hứng cho lòng trung thành vô điều kiện:

1. Kiểm soát các đặc tính thương hiệu của bạn (lý trí và tình cảm). Bạn có thể tự đánh giá bổ sung tại web site của tôi: www.reachcc.com/360personalprofiler.

2. Thu thập các đặc tính khác từ bên ngoài bổ sung vào các đặc tính thương hiệu của bạn. Điều này sẽ giúp bạn xác nhận lại sự tự đánh giá của mình và đưa ra cái nhìn thấu đáo ở cách mọi người đang nhận xét về bạn. Bạn sẽ không thể thay đổi được nhận thức nếu như bạn không biết những điều đó là gì.

3. Quyết định những đặc tính (đích thực đối với bạn) thích hợp, thuyết phục đối với các đối tượng mục tiêu của bạn nhưng phải có sự khác biệt so với những người đồng nghiệp của bạn. 4. Sống trong sự tìm tòi. Tự hỏi bản thân mình làm thế nào để thêm những đặc tính thương hiệu này vào trong những việc bạn làm, mỗi báo cáo của bạn thực hiện, mỗi email bạn soạn thảo, mỗi cuộc nói chuyện điện thoại mà bạn có.

5. Đánh giá. Yêu cầu những phản hồi. Đo lường kết quả. Có phải bạn được đánh giá một cách chính xác hơn không? Bạn có thỏa mãn hơn không? Bạn có thành công hơn không? Được yêu mến hơn không?

LantaBrand.com dịch từ MarketingProf.com

Ba đòn bẩy để giải quyết vấn đề hợp tác trong doanh nghiệp Càng chuyên sâu càng cần hợp tác

Tính hợp tác trong tổ chức sẽ nhân lên nếu doanh nghiệp tạo điều kiện cho nhân viên nắm vững công việc thường nhật của mình. Khi đó tùy vào từng tình huống, nhân viên sẽ nhanh chóng ra quyết định xử lý hay không xử lý mà không cần phải tốn nhiều thời gian bàn thảo với nhau. Thông tin trong doanh nghiệp vì thế sẽ di chuyển nhanh chóng, góp phần làm tăng tính hiệu quả xử lý công việc.

Một số công ty trong nước gần đây áp dụng ISO như là một biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm hay dịch vụ. Nhưng đối với nhà quản lý doanh nghiệp muốn xây dựng sự hợp tác giữa các cá nhân hay các đơn vị trong tổ chức với nhau thì ISO sẽ có thêm một điểm tốt. Quy trình triển khai ISO bắt đầu bằng việc thu thập số liệu để hiểu rõ quy trình cũng như phân tích công việc của từng vị trí để đánh giá mối liên hệ và thiết lập phân giới giữa các bộ phận trong quy trình sản xuất kinh doanh. Công việc này vô hình trung tạo điều kiện cho mọi người chuyên môn hóa công việc hàng ngày của mình, một yếu tố để nâng cao chất lượng cũng như thúc đẩy tính hợp tác trong tổ chức.

Thực ra, hầu hết các thao tác và quyết định ở trong doanh nghiệp đều có tính lặp lại. Lấy ví dụ khách hàng M mua một chiếc máy tính do công ty A sản xuất. Khi máy có trục trặc kỹ thuật, M gọi điện đến công ty. Nhân viên tổng đài sẽ chuyển cuộc gọi này cho phòng bảo hành, nếu nhân viên bảo trì không thể giải quyết sự cố qua điện thoại, anh ta sẽ yêu cầu khách hàng mang máy đến phòng dịch vụ khách hàng để công ty sửa chữa. Rõ ràng, mỗi người, mỗi khâu liên đới trong quá trình này phải hiểu rõ trong hoàn cảnh nào mình phải hành động theo trách nhiệm phân công và cần tiến hành thủ tục nào để công việc được giải quyết nhanh chóng. Đồng thời mỗi nhân viên cũng biết cách chuyển công việc sang cho cá

nhân hay bộ phận có liên quan. Nói cách khác, nhân viên sẽ biết “học gói học mở” cho thuần thục để có thể trở thành những chuyên gia trong một công đoạn nào đó của quy trình công việc.

Tính chuyên sâu của cấp dưới còn tạo điều kiện để giảm áp lực công việc lên các cấp điều hành. Ở nhiều doanh nghiệp của ta, mỗi khi giám đốc vắng nhà là các cấp dưới ngồi chơi hay giảm cường độ làm việc. Trái lại ở các công ty nước ngoài, cho dù giám đốc có đi công tác, công việc vẫn chạy đều. Thậm chí, với một máy tính xách tay và một điện thoại di động hay một thiết bị hỗ trợ cá nhân, nhà quản lý có thể biến văn phòng công ty thành một văn phòng di động.

Không chỉ có thông tin, việc phân phối nguyên liệu, vật tư giữa các bộ phận sản xuất, kế toán tài chính của doanh nghiệp cũng sẽ được tăng tốc nếu các bộ phận này được chuyên môn hóa trong công việc của mình. Khi trách nhiệm được phân định rõ ràng, các bộ phận sẽ tự hoàn thành công việc theo quy định. Quản lý doanh nghiệp sẽ bớt thời gian can thiệp vào hệ thống cũng như quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Do đặc điểm văn hóa và lịch sử, các doanh nghiệp trong nước thường ra quyết định tập thể. Nhiều nghiên cứu cho rằng làm quyết định tập thể thường “chậm nhưng chắc”. Vì thế, nâng cao tính chuyên sâu trong phương pháp ra quyết định tập thể có thể giải quyết hạn chế này. Một số ngân hàng, công ty xuất nhập khẩu ở TPHCM thường tổ chức các ban tín dụng hay nhóm công tác… mỗi khi cần ra quyết định cho vay hay làm hàng xuất khẩu.

Ngoài những đặc điểm nói trên, khi mỗi cá thể hay tập thể có một bảng mô tả công việc cho mình, doanh nghiệp có thể dựa vào đó để đánh giá thành quả lao động, từ đó làm quyết định khen thưởng hay đề bạt một cách khách quan. Đây là một yếu tố không kém phần quan trọng trong việc xây dựng tính đoàn kết của doanh nghiệp.

Theo TBKT SG

Truyền thông – công cụ đắc lực để làm mạnh nhãn hiệu

Truyền thống là một yếu tố quan trọng của các nền văn hoá. Trong thế giới hiện đại ngày nay, người ta thường có khuynh hướng quên đi một truyền thống nào đó và những lợi ích do truyền thống mang lại không phải lúc nào cũng được thể hiện rõ ràng. Thế nhưng, theo các chuyên gia về tiếp thị, truyền thống vẫn là một công cụ đắc lực trong việc xây dựng nhãn hiệu…

Đa số mọi người đều đánh giá cao một truyền thống có ý nghĩa, có khả năng đem lại niềm vui và làm ấm lòng người. Và truyền thống chính là cơ sở để các nhà làm tiếp thị xây dựng những nhãn hiệu có sức sống lâu bền trong tâm trí người tiêu dùng.

Một nhãn hiệu chỉ có thể tạo ra truyền thống nếu nó đem lại cho người tiêu dùng một sự thử

Một phần của tài liệu marketing - management potx (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w