Tiếp thị trực tiếp: Bắn trúng đích ngắm

Một phần của tài liệu marketing - management potx (Trang 69 - 72)

Tiếp thị trực tiếp là một trong những hình thức đã được các công ty, nhãn hàng lớn thực hiện xen kẽ và rất thường xuyên tại Việt Nam như các sản phẩm về bảo hiểm, bất động sản, ôtô, dịch vụ viễn thông, mỹ phẩm… Hầu hết các công ty này thường dùng tiếp thị trực tiếp để duy trì mối liên hệ với khách hàng, thông báo về các dịch vụ mới hoặc các chương trình khuyến mãi lớn… Cũng có người cho rằng đây là hình thức không tiết kiệm, vì phần lớn khách hàng khi bắt gặp brochure, quà tặng hay bất cứ vật phẩm quảng cáo nào khác thường vứt qua một bên, và như vậy xem như số tiền dành cho việc in ấn, sản xuất những vật phẩm trên không còn mấy hiệu quả. Tuy nhiên, nếu xác định mục đích rõ ràng và có chiến lược thị trường tập trung cụ thể, thì phương thức này sẽ đem lại hiệu quả cao, đặc biệt tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hai lợi điểm cốt lõi trong khi thực hiện là: sản phẩm được giới thiệu một cách rõ ràng, cụ thể và sản phẩm được đưa đến đúng đối tượng có nhu cầu.

Mới đây, trong chương trình Ngôi nhà doanh nghiệp, một chương trình tư vấn, đào tạo tại chỗ dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hội Marketing Việt Nam (VMA), phương thức tiếp thị trực tiếp đã được các nhà làm marketing thực hiện khá hiệu quả. Mặc dù sẽ được chính thức ra mắt vào trung tuần tháng 3, nhưng bằng phương pháp gửi thư và tiếp cận chào hàng các đơn vị doanh nghiệp mục tiêu, chương trình đã có được một số khách hàng ngay từ bước khởi đầu. Hai lợi điểm đã nêu trên đã được các thành viên trong chương trình tận dụng rất triệt để: thứ nhất, sản phẩm mang tính khác biệt, trọn gói, chuyên nghiệp, thể hiện tính cam kết cao; thứ hai, đối tượng doanh nghiệp tiếp cận đích thực là những doanh nghiệp đang có nhu cầu được tư vấn và “giai” bệnh. Tất nhiên để tổng lực của chương trình được mạnh hơn, Ban Tư vấn VMA đã thực hiện thêm một số công tác truyền thông khác, song VMA vẫn xác định công cụ marketing mũi nhọn để đạt tới thành công của chương trình này chính là phương pháp tiếp thị trực tiếp.

Theo Tạp Chí Marketing

Học cách tư duy mới trong một thế giới thay đổi

Trở về sau chuyến công tác dài ngày ở Thượng Hải, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã có bài nói chuyện tại Câu lạc bộ Doanh nghiệp VN. Bàn về kinh doanh trong thời kỳ mới, ông nhấn mạnh rằng đã đến lúc doanh nghiệp VN cần học cách tư duy mới trong một thế giới đang thay đổi quá nhanh chóng...

Học cách tồn tại bên cạnh những người khổng lồ

Ba đối thủ và là đối tác lớn Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc được ASEAN “mời” hợp tác trong chương trình ASEAN +3 đã có những phản ứng khác nhau và dĩ nhiên kết quả đạt được cũng khác nhau. Trong lúc Nhật và Hàn Quốc còn chậm chân, Trung Quốc nhanh chóng trở thành bạn hàng số một của khu vực Đông Nam Á.

Năm nay, Trung Quốc sẽ có dự trữ ngoại tệ đạt 1.000 tỉ đô la Mỹ. Đã đến lúc người Trung Quốc mang tiền ra nước ngoài đầu tư. Cuộc mở cửa trên nhiều mặt đã đem lại cho Trung Quốc nguồn thu ấy. Ngày nay, trong số 20 triệu dân của thành phố Thượng Hải, có 400.000

doanh nhân Đài Loan và 300.000 doanh nhân Hàn Quốc. Trong một chuyến thăm Mỹ, một hạ nghị sĩ Mỹ tặng tôi một chiếc phù hiệu có hình quốc huy Mỹ và rỉ tai rằng “hàng Trung Quốc làm đấy”. Ngày nay, một nhà máy ở Nam Ninh đang cung cấp 70% lượng cravat cho toàn thế giới, từ “thượng vàng” đến “hạ cám”, có cả Pierre Cardin và Louis Vuitton nữa. Mười chín ngành kinh tế ở Trung Quốc từng được dự báo là sẽ sụp đổ sau khi vào WTO bây giờ đều sống khỏe cả, chính vì họ có sự chuẩn bị rất tốt.

Trong bối cảnh ấy, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để tồn tại trước một người láng giềng có nhiều điểm chung, nhưng sản xuất mọi thứ đều giỏi hơn và sản phẩm cạnh tranh hơn? Câu trả lời là phải dùng chính triết lý của họ để tồn tại. Binh pháp Tôn Tử dạy “không cần đánh mà vẫn thắng”. Trong trường hợp này, không có cách nào khác, doanh nghiệp Việt Nam cần phải tranh thủ thị trường, chủ động đi vào thị trường ngách. Hàng dệt may cạnh tranh trực diện với Trung Quốc thì rất khó, nhưng hàng dệt may Trung Quốc cho người Hồi giáo lại không thích hợp, thì đó chính là cơ hội. Làm những sản phẩm Trung Quốc chưa làm hay làm chưa tốt thì vẫn phát triển được.

Mà không phải Trung Quốc không có điểm yếu, họ phát triển quá nóng nên lo chuyện năng lượng, đi đâu cũng lo ký hợp tác về dầu mỏ, nhất là với mấy nước châu Phi. Trong khi đó, với ta, du lịch Hội An giờ đây tiếng lành đồn xa khắp thế giới rồi. Tôi đọc được quảng cáo về Hội An của một công ty du lịch thế này: “Hội An rất đẹp, sạch sẽ và an toàn. Điều thú vị nữa là may đo quần áo chỉ trong vòng 24 tiếng. Một cặp vợ chồng có thể đặt may hai bộ quần áo theo ý muốn, mà tiền công chỉ 4 đô la Mỹ thôi, quá rẻ”. Tôi đọc cũng thấy giật mình vì bao giờ hàng dệt may thông thường có được giá đó. Lại nói chuyện dệt may, cũng đừng nghĩ rằng Trung Quốc kinh khủng quá, vì dệt may là một thị trường đặc biệt chưa có giới hạn. Còn những mặt hàng thực phẩm thì lại khác. Bài học cà phê vẫn nóng hổi đấy, rằng chạy theo khối lượng chưa hẳn đã là hay. Tôi đọc tin Việt Nam vượt Ấn Độ về sản xuất hạt tiêu đen mà lo, lo vì bài học cà phê sẽ lặp lại. Tôm cá cũng vậy, không tính cách chế biến thì một ngày kia sản lượng tăng cao cũng sẽ vô cùng khó. Quyết định là ở thị trường chứ không phải là sản xuất.

Thông tin sẽ quyết định

Quyết định là thị trường chứ không phải là sản xuất, vậy nên thông tin sẽ trở nên vô cùng quan trọng trong thời kỳ mới. Ngày nay, khái niệm chuỗi giá trị (value chain) được nói đến nhiều, bởi không một nơi nào có thể sản xuất tốt từ đầu đến cuối một sản phẩm. Thái Lan muốn sản xuất ô tô nhưng họ hiểu rằng không thể làm được ngay, vậy nên họ chọn con đường kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực phụ tùng ô tô, giờ đây đã có tiền đề để làm công nghiệp ô tô. Việt Nam thì thích làm ra được chiếc ô tô mang nhãn hiệu Việt Nam trước. Hơn bao giờ hết, cần có một tầm nhìn toàn cầu.

Hồi Thủ tướng Phan Văn Khải sang Nam Phi, điều khiến ông ngạc nhiên nhất là ở sân bay đã có những người Việt Nam mặc comlê, áo dài ra đứng đón. Thì ra đó là những doanh nhân Việt Nam đã sang thị trường này để tìm cơ hội làm ăn. “Thế các anh chị kinh doanh gì?”, Thủ tướng hỏi. Đáp: “Chúng tôi mua gỗ nguyên liệu và làm nhiều thứ khác”. “Thế có ai chỉ đường không? Có bộ, ngành nào hướng dẫn không?”. “Thưa, không. Chúng tôi tự tìm lấy thông tin trên mạng”. Sự năng động tìm kiếm thông tin là điều cốt yếu trong kinh doanh hiện nay.

Hơn bao giờ hết, việc nắm bắt được thông tin quyết định phần lớn sự thành bại. Vụ SITC vừa rồi có phải là chúng ta bị lừa không? Đúng là bị lừa và vấn đề cũng là ở chỗ bất đối xứng về thông tin, họ biết về mình mà mình không biết về họ.

Công ty nhỏ đánh bóng thương hiệu bằng cách tạo sự kiện

Các công ty lớn có thể bỏ ra hàng tỉ đồng cho những chiến dịch quảng cáo quy mô, thu hút số đông sự chú ý của khách hàng. Vậy còn những công ty nhỏ, với nguồn ngân sách hạn hẹp, họ làm thế nào để khách hàng biết đến mình.

Không quảng cáo, không có khách hàng nhiều, không đạt doanh thu, lại không có tiền quảng cáo? Cái vòng luẩn quẩn và quy luật cạnh tranh thị trường, cá lớn nuốt cá bé, liệu có luôn luôn đúng trong trường hợp này?

Xây dựng thương hiệu bằng cách tạo sự kiện

Học tập cách thức Vitek-VTB gây sự chú ý cho công chúng khi mua bài thơ Màu tím hoa

sim của nhà thơ Hữu Loan với giá 100 triệu đồng, Công ty Cổ phần Truyền thông Sơn Ca

(Soncamedia) cũng đã mua 10 nốt nhạc đầu tiên trong ca khúc Tình ca của nhạc sĩ Phạm Duy với giá 100 triệu đồng. Báo chí đã liên tục đưa tin về 2 sự kiện kinh doanh xen lẫn yếu tố văn hóa chưa có tiền lệ này.

Hoạt động kinh doanh chính của Soncamedia là sản xuất các phương tiện nghe nhìn truyền thông như tivi LCD, đầu DVD… Để tung ra thị trường sản phẩm mới - đầu DVD Karaoke Acnos, công ty đã sử dụng chiêu tiếp thị rất thông minh kể trên. Có thể thấy được hiệu quả của sự kiện này bằng cách so sánh đơn giản sau: chỉ với chi phí 100 triệu đồng, rất nhiều báo, cả báo in và báo điện tử, đã liên tục đưa tin về vụ mua bán trên. Trong khi, nếu liên tục đăng quảng cáo với tần suất như vậy, số tiền bỏ ra sẽ gấp 5 - 7 lần. Đó là chưa kể đến hiệu quả vô cùng to lớn về mặt xây dựng thương hiệu, công ty đã xây dựng cho mình hình ảnh một đơn vị kinh doanh sản phẩm văn hóa “trí thức” - biết trân trọng các yếu tố văn hóa nghệ thuật Việt Nam.

Chương trình Lời tri ân ngọt ngào do các công ty kinh doanh bánh ngọt thực hiện nhân ngày 20-11 năm ngoái cũng là một sự kiện đáng chú ý. Công ty Hỷ Lâm Môn, Maxim’s, Givral, bánh kem Kaki, bánh kem Đại Mỹ đã phối hợp cùng một số ca sĩ nổi tiếng dành tặng thầy cô món quà bất ngờ - những chiếc bánh kem thật ngọt ngào, như tình cảm tri ân sâu đậm của học trò đối với thầy cô. Rõ ràng họ đã thu hút được tình cảm của khách hàng với thương hiệu của mình khi tạo sự kiện dựa trên truyền thống tôn sư trọng đạo của nước ta.

Một sự kiện nữa cũng không kém phần ấn tượng trong thời gian gần đây là việc hỗ trơ thực hiện đĩa đơn Đứa bé của nhạc sĩ Minh Khang. Kim Lợi TDK, HT Production và Viết Tân Studio đã được báo chí ca ngợi và rất nhiều người nhớ đến qua chương trình thu âm ca khúc trên cùng sự hợp tác của 60 ca sĩ, người mẫu, diễn viên, cầu thủ. Một kỷ lục mới về thu âm tại Việt Nam nhằm mục đích từ thiện, gây quỹ cho trẻ em nghèo, mồ côi đón Xuân Bính Tuất. Hiệu quả về thương hiệu chắc chắn sẽ xuất hiện đối với Kim Lợi TKD, HT Production và Viết Tân Studio sau sự kiện này.

Đo lường tác động của một sự kiện đối với hiệu quả kinh doanh của sản phẩm hoặc thương hiệu là việc làm tương đối khó. Không giống như các hình thức quảng cáo khác, hiệu quả được xem xét dưới khía cạnh tác động của nó với động thái, hành vi tiêu dùng của khách hàng, sự kiện thường liên quan nhiều đến cộng đồng. Do vậy sẽ rất khó dự đoán được thông điệp về sự kiện có được các phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến hay không, và nếu có, nó sẽ xuất hiện như thế nào trước công chúng.

Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu qủa có thể tạm tiến hành theo hai tiêu chí sau:

Đánh giá tần số xuất hiện: Có bao nhiêu bài báo nhắc đến sự kiện? Bao nhiêu lần đại diện công ty trả lời phỏng vấn về sự kiện trên các phương tiện truyền thông?

Đánh giá hiệu quả thiết thực: Có tạo được thay đổi nào về hình ảnh công ty hoặc sản phẩm đối với công chúng không? (ví dụ: số lượng người tham gia bình chọn, dùng thử, tiếp tục mua thêm sản phẩm…).

Mục đích chính của các doanh nghiệp vẫn là tạo ra lợi nhuận từ việc kinh doanh sản phẩm. Vì vậy, việc xây dựng hay khuếch trương thương hiệu thông qua các sự kiện, xét cho cùng, cũng chỉ là một bước trong chiến lược quảng bá. Dù xuất hiện dưới hình thức nào, hỗ trợ phát trien thể thao, đề cao văn hóa hay tinh thần thiện nguyện, thì tác động sau sự kiện đó đối với hiệu quả kinh doanh cũng cần đặc biệt lưu tâm.

Box: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những sai lầm nào nên tránh trước khi quyết định tạo ra hoặc tài trợ cho sự kiện để có được hiệu quả? Theo Sergio Zyman, nguyên Giám đốc marketing toàn cầu của Coca-Cola, người sáng lập Zyman Marketing Group, những sai lầm đó bao gồm:

Một phần của tài liệu marketing - management potx (Trang 69 - 72)