Câu có cấu trúc phức hợp.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ hồi ký trong cát bụi chân ai của tô hoài (Trang 55 - 59)

Bên cạnh cách dùng các loại câu đơn bình thờng và câu đặc biệt Tô Hoài còn sử dụng nhiều câu phức để làm nên hồi ký Cát bụi chân ai

.

Câu phức hợp (câu ghép) gồm hay hay hơn hai kết cấu C - V trở lên trong đó C - V này không bao hàm C - V kia giữa chúng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ thành một hệ thống về ý nghĩa.

tạo ra tính hấp dẫn cho hồi ký. Mặc dù loại câu này trong tác phẩm của mình Tô Hoài dùng rất ít nhng mỗi lần nó xuất hiện Tô Hoài lại có ý muốn thông báo cho ngời đọc cảm giác về một vấn đề nào đó quanh co, gập ghềnh… nh chính cuộc đời của những con ngời đợc Tô Hoài nhắc đến trong hồi ký.

Có những câu văn phức hợp Tô Hoài thông báo nhiều sự kiện nh: “Và trong cuộc chơi, ông cửa hàng trởng Bôđêga; chú nhà bàn nhà bếp, ả đào giọng chèo ở ngã sáu dốc hàng kèn, hay lên chơi nhà ông Ba trên Nghĩa Đô, thì dẫu cho Nguyễn Tuân cha hề quen, cũng không phải là ngời trùm trò, các chủ nhà đến trân trọng nh ông ấy mới là chủ cuộc. Cái duyên đấy xa rầy vẫn nh một” (T7-8).

Trong câu dài vừa trích trên đây Tô Hoài sử dụng biện pháp liệt kê, liệt kê các tên riêng: Ông cửa hàng trởng Bôđêga, chú nhà bàn, nhà bếp thống nhất; bác Chữ cháo gà; ông Ba trên Nghĩa Đô; Nguyễn Tuân, Tô Hoài nêu lên các tên riêng và nghề nghiệp cụ thể của từng ng ời, bên cạnh đó ông còn dùng biện pháp phủ định để khẳng định. Phủ định: “Nguyễn Tuân cha hề quen; không phải là ngời trùm trò” để khẳng định: “Ông ấy mới là ngời chủ cuộc”. Trong suốt các trang viết của cuốn hồi ký Cát bụi chân ai này dờng nh cha lúc nào Tô Hoài xuất hiện mà thiếu đi bóng dáng ngời bạn vong niên của mình là Nguyễn Tuân. Và đúng nh Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét thì: “Đám nào có Nguyễn Tuân thì đám ấy sang hơn cả bọn”. Khi viết về một đoạn khác trong khoảng thời gian tác giả cùng Aki và mọi ngời ở rừng Thợng Yên. (….) Khi trở về rừng ngày ngày lại nh thế. Trở dậy theo hồi còi, tập thể dục, vác xẻng cuốc, xách ống vầu nớc tiểu xuống sờn đồi tăng gia rôi flên làm việc, đến giờ sang nhà nớc ăn cơm, họp kiểm điểm cuối ngày, vào xóm ngời Dao dân vận, dạy học; làm vệ sinh quét dọn nhà, chuồng trâu… Aki nằm phủ phục trong màn, lồm cồm chui ra sáng sớm mở mắt trong đám sơng đặc quện. Hình nh nằm ngủ các đốt xơng dính lại với nhau bây giờ đau ê ẩm” (T40).

Trong câu dài trên Tô Hoài dùng biện pháp tu từ liệt kê. Liệt kê hành động đợc lặp lại ngày nào cũng ngần ấy công việc. Đọc lên ta có cảm giác nh Tô Hoài ghép các câu đơn, câu đặc biệt lại với nhau để tạo thành câu dài nhiều thành phần.

Hay những câu dài Tô Hoài viết về thực tế sáng tác lúc bấy giờ: “Chúng tôi lo lắng thực sự. Mấy bài xã luận của tôi trên báo văn “Nhà tổ chức phát triển lực lợng sáng tác trớc nhất và góp ý kiến về vấn đề xây dựng con ngời” đều bị nhiều báo và d luận nhận xét là lệch lạc “thứ nhất phải là tác giả học tập vì đi thực tế đời sống và không phải xây dựng con ngời chung chung mà là con ngời xã hội chủ nghĩa tiến lên cộng sản…”

Lại trớc đây, sau đây, truyện ngắn ông lão hàng xóm của Kim Lân nghi ngờ cải cách ruộng đất, những bài bút ký yếu đuối tinh thần đấu tranh thống nhất, nh “Thao thức” của Đoàn Giỏi. “Một ngày chủ nhậ” của Nguyễn Huy Tởng” (T77).

Tác giả dẫn ra các tác phẩm của các tác giả bị coi là “yếu đuối tinh thần đấu tranh thống nhất” để nói về tình hình “theo dõi” văn nghệ thời kỳ cải cách ruộng đất. Các tác giả phải sáng tác theo cái khuôn đã định sẵn, lúc nào cũng phải ca ngợi tô hồng không đợc nói lên những cái chung chung mà phải là con ngời xã hội công nghiệp tiến lên cộng sản... Thực tế những cách quan niệm này đã đẩy rất nhiều nhà văn, nhà thơ vào nhng nối oan khuất “không biết tỏ bày cùng ai”. Với những câu văn phức hợp liên tiếp Tô Hoài muôn cho bạn đọc biết về hiện thực về nỗi lo của văn nghệ sĩ hồi ấy.

Nh vậy bằng hệ thống câu ngắn, dài, câu đơn, câu phức Tô Hoài đã trân trọng xây dựng nên tác phẩm hồi ký xuất sắc với gần 300 trang giấy. Tô Hoài đã thể hiện đợc phong cách hồi ký của mình một cách rất rõ rệt qua những câu chữ mà ông thể hiện có lúc ông cho hàng loạt câu đơn xuất hiện nh là một thông báo, có lúc lại hàng loạt câu đặc biệt để

khúc éo le của cuộc đời. Lúc lại dùng câu phức hợp nhiều thành phần miêu tả hiện thực một thời… Những cái đó góp phần làm nên thành công cho Tô Hoài trong hồi ký Cát bụi chân ai mà có ngời nói nh là một cột mốc nghệ thuật mà các nhà văn trẻ phải học tập.

Bằng việc thống kê, phân loại, phân tích, đánh giá chúng ta đã làm nổi bật đợc những đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong hồi ký “Cát bụi chân ai ” của Tô Hoài. Những đặc điểm về từ, về câu cũng nh biện pháp tu từ chúng ta vừa tìm hiểu trân đây giúp ngời đọc có cái nhìn, có cách tiếp nhận đúng đắn hơn về một tác phẩm, một phong cách ở một thể loại văn học mà Tô Hoài rất thành công. Đúng nh ông nói là: “Chữ của câu văn phải nh gõ vào, nó kiêu đợc” hồi ký Cát bụi chân ai đã đi vào lòng bạn đọc ngày càng đậm đà, sâu sắc hơn là vì vậy.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ hồi ký trong cát bụi chân ai của tô hoài (Trang 55 - 59)