Tăng cường chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPDH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở quận 11, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 98 - 103)

3.2.4.1. Mục đích

Một trong trong những khâu đột phá nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường là tích cực đổi mới PPDH.

Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm: “… Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[12].

3.2.4.2. Nội dung

- Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tinh thần và nội dung đổi mới PPDH:

+ Về sự cần thiết phải đổi mới PPDH

+ Về cơ sở khoa học của phương pháp dạy học + Giải tỏa các chướng ngại về tâm lý

- Nâng cao năng lực giảng dạy, kỹ năng sử dụng thành thạo thiết bị dạy học cho đội ngũ GV.

- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy

3.2.4.3. Tổ chức thực hiện

Để việc đổi mới PPDH trong nhà trường đạt hiệu quả cao, trước hết HT cần phải làm cho đội ngũ CBQL, GV nhận thức được vì sao phải đổi mới; đổi mới cái gì và đổi mới như thế nào. Phải làm cho GV nhận thức được rằng chính họ chứ không phải ai khác là người thực hiện khâu cuối cùng trong một chuỗi các hoạt động của quá trình đổi mới toàn diện nhà trường, đổi mới giáo dục. Đây là một quá trình vận động đầy khó khăn, phức tạp. Có những cơ hội thuận lợi cũng có nhiều thách thức cần vượt qua. Vì thế cần phải thực hiện theo một quy trình khoa học, cụ thể, phải kiên trì, thường xuyên mới chắc chắn đem lại kết quả mong muốn.

- Thường xuyên tổ chức cho CBQL, GV học tập, nghiên cứu nắm vững các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, những yêu cầu về đổi mới PPDH.

- Tổ chức các buổi hội thảo, mời chuyên viên để nói chuyện chuyên đề về PPDH để giúp GV có thể nhận thức và hiểu rõ hơn về đổi mới PPDH trong nhà trường.

Tổ chức cho GV được tiếp cận với các phương pháp dạy học tích cực thông qua các tài liệu tham khảo, xem băng đĩa, tổ chức tham quan học tập rút

kinh nghiệm, … Tăng cường đề cử GV tham dự các lớp tập huấn bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy do Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp tập đoàn Intel tổ chức. Đẩy mạnh việc tổ chức hội giảng về đổi mới PPDH để GV có điều kiện trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau

- Yêu cầu GV nắm vững nội dung chương trình, chuẩn kiến thức, kỹ năng của bộ môn, phương pháp giảng dạy bộ môn, hướng dẫn giảm tải chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chỉ đạo việc thay đổi cách chuẩn bị cho một tiết dạy, cụ thể:

+ Về xác định mục tiêu bài học theo hướng chỉ rõ mức độ HS phải đạt được sau bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ, đủ để làm căn cứ đánh giá kết quả bài học, chú ý tới mục tiêu xây dựng phương pháp học tập, đặc biệt là tự học.

+ Về cách soạn giáo án, chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế các hoạt động của trò, tăng cường tổ chức các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm bằng các phiếu học tập, tăng cường giao tiếp thầy – trò, mở rộng giao tiếp trò – trò trong một tiết học.

+ Về cách thức tổ chức lớp học GV phải chuẩn bị chu đáo đảm bảo phù hợp với kiểu bài dạy, đặc biệt chú ý sử dụng tốt các phương tiện hỗ trợ dạy học: bản đồ, tranh ảnh, bảng biểu, bảng phụ, máy chiếu, …..

+ Về kiểm tra, đánh giá HS tiếp tục yêu cầu GV và tổ chuyên môn thường xuyên thảo luận, đề xuất thực hiện tốt đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá, kết hợp hài hòa giữa kiểm tra trắc nghiệm và tự luận để hỗ trợ cho đổi mới PPDH.

- Ngoài việc đưa yêu cầu đổi mới PPDH vào các hoạt động giảng dạy thường xuyên của GV, cần phải đưa yêu cầu đó vào trong hoạt động của tổ chuyên môn, trong sinh hoạt chuyên đề, viết sáng kiến kinh nghiệm, trong

đánh giá thi đua hàng tháng, cuối học kỳ, cuối năm học. Giao trách nhiệm cho phó HT, tổ trưởng chuyên môn, theo dõi, động viên khuyến khích GV thực hiện đổi mới PPDH, tăng cường kiểm tra việc đổi mới PPDH của GV qua bài soạn và nhất là qua dự giờ thăm lớp.

- Lựa chọn và đưa đi đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ phụ trách thư viện, thiết bị ổn định lâu dài. Có khả năng sử dụng thành thạo vi tính, các trang thiết bị kỹ thuật số hiện đại để hỗ trợ tốt cho GV.

- Tăng cường đầu tư xây dựng trường lớp, CSVC trang thiết bị dạy học, máy photocopy, máy chiếu, thư viện, thí nghiệm, đặc biệt phải khẩn trương xây dựng các phòng học bộ môn, nhất là phòng học cho các môn thực hành như Vật lý, Hóa học, Sinh học… tạo điều kiện cho GV thực hiện đổi mới, HS hứng thú say mê học tập. Ưu tiên mua sắm thiết bị bổ sung hàng năm.

- Thường xuyên tổ chức giới thiệu và hướng dẫn cho CBQL, GV sử dụng các phần mềm tin học hỗ trợ giảng dạy, học tập của các bộ môn để có thể thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy

3.2.5. Tăng cường quản lý việc hướng dẫn học sinh học tập, chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một trong những mục tiêu đổi mới PPDH là hướng hoạt động dạy học đến việc hình thành và bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS. Song song đó để việc thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả cần phải chú ý thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

3.2.5.1. Mục đích

- Nâng cao khả năng tự học, góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS.

- Giúp HS ngoài việc tiếp thu kiến thức còn học phương pháp học tập bộ môn, phương pháp học tập ở lớp và phương pháp học tập ở nhà. Giúp HS tận dụng cơ hội do giáo dục mang lại suốt đời.

- Đánh giá đúng khả năng của HS cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường

3.2.5.2.Nội dung

- Bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, GV nhận thức về đổi mới kiểm tra đánh giá, việc hướng dẫn học sinh học tập

- Tăng cường quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

3.2.5.3. Tổ chức thực hiện

- HT cần tổ chức cho CBQL, GV nghiên cứu và nắm vững quy chế kiểm tra , đánh giá xếp loại HS do Bộ GDĐT ban hành. Tổ chức quán triệt trong đội ngũ GV việc hướng dẫn HS học tập, đổi mới kiểm tra, đánh giá là góp phần nâng cao hiệu quả của việc thực hiện đổi mới PPDH hiện nay

- Bố trí thời gian ở đầu năm học để GV bộ môn giới thiệu tổng quát về chương trình học, hướng dẫn HS phương pháp học tập bộ môn, cách thức kiểm tra, đánh giá xếp loại của môn học trước khi bước vào chương trình giảng dạy.

- Đầu năm học HT cần phải tổ chức kiểm tra chất lượng các bộ môn văn hóa, kết hợp với kết quả năm trước. Yêu cầu GV bộ môn phân loại các đối tượng HS giỏi, yếu kém của bộ môn mình ở từng lớp được phân công giảng dạy để từ đó xây dựng kế hoạch giảng dạy cho phù hợp.

- Chỉ đạo GV khi soạn bài và thực hiện các giờ lên lớp phải chú trọng tính cá biệt trong dạy học (dạy học theo cá thể). Chỉ đạo tổ chuyên môn và phó HT chuyên môn kiểm tra chặt chẽ các bài soạn của GV, trong đó lưu ý việc quan tâm đến các đối tượng HS, hướng dẫn HS học và làm các bài tập khó.

- Kiểm tra trực tiếp GV qua dự giờ nhất là dự giờ đột xuất để tạo cho GV có thói quen luôn quan tâm đến việc hướng dẫn HS học tập, trong đó tập trung kiểm tra việc hướng dẫn học sinh phương pháp học của GV trong các

giờ lên lớp, Kiểm tra việc GV chú ý đến các đối tượng HS giỏi, yếu ,kém trong giờ dạy một cách thích đáng, kiểm tra việc GV hướng dẫn HS phương pháp học tập ở nhà. HT cũng cần lưu ý kiểm tra các phân tích sư phạm sau dự giờ được lưu ở tổ để đánh giá việc hướng dẫn HS học tập của GV có được thực hiện thường xuyên không.

Thường xuyên cùng GV bộ môn gặp gỡ các đối tượng HS yếu, kém, tìm hiểu nguyên nhân học kém, qua đó tư vấn cho GV có cách dạy phù hợp.

- Tổ chức cho GV được tập huấn về kỹ năng biên soạn đề dưới hình thức trắc nghiệm khách quan. Yêu cầu GV, tổ chuyên môn đổi mới cách ra đề kiểm tra. Về nội dung đề kiểm tra phải đảm bảo kiểm tra toàn diện về các mặt kiến thức, kỹ năng và nhận thức của HS, có chú ý tỷ lệ phù hợp 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng sáng tạo để tránh lối học vẹt của HS. Chú ý sử dụng các câu hỏi mở để phát huy tính sáng tạo của HS. Có thể sử dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau như trắc nghiệm khách quan, tự luận hay kết hợp cả hai hình thức trên để vừa đảm bảo tính khách quan vừa nâng cao khả năng tư duy sáng tạo của HS trong kiểm tra.

- Thường xuyên kiểm tra việc ra đề của GV, có kế hoạch quản lý chặt chẽ điểm, kết quả học tập của HS đặc biệt là tích cực trang bị và sử dung các phần mềm quản lý học tập của HS nhằm đảm bảo tính chính xác và khoa học. Tổ chức đánh giá xếp loại HS hàng tháng, học kỳ để kịp thời đề ra những giải pháp hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy.

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế đánh giá xếp loại HS của GV để kịp thời chấn chỉnh những hạn chế nhất là về việc chấm trả bài cho HS cần chú ý thời gian trả bài đúng quy định, thực hiện tốt việc tư vấn, động viên qua lời phê để giúp HS tiến bộ đồng thời xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm quy chế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở quận 11, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w