Tăng cường công tác kiểm tra chuyên môn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở quận 11, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 103)

Kiểm tra nội bộ nhà trường nói chung trong đó có kiểm tra chuyên môn là công tác quan trọng mà người HT của bất kỳ loại hình nhà trường nào cũng phải thực hiện. Đây là một khâu quan trọng trong quy trình quản lý nhà trường, giúp HT bảo đảm sự toàn vẹn của quá trình quản lý và đạt chất lượng tổng thể của quá trình giáo dục.

3.2.6.1. Mục đích

Tăng cường công tác kiểm tra để hoạt động chuyên môn đi vào nề nếp, kỷ cương, đánh giá được chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường. Từ đó tìm ra nguyên nhân và các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Phát hiện và kịp thời biểu dương, nhân điển hình các nhân tố tích cực trong hoạt động chuyên môn.

- Xử lý (khi cần thiết) những vi phạm các quy định về chuyên môn.

3.2.6.2. Nội dung

- Kiểm tra việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học.

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, nề nếp dạy học: thực hiện thời khóa biểu, giờ giấc, kiểm tra, chấm bài, cho điểm…

- Kiểm tra giờ dạy trên lớp của GV, kết quả dạy – học.

- Kiểm tra việc đổi mới PPDH của GV, sử dụng ĐDDH, thực hành thí nghiệm….

- Kiểm tra hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn.

3.2.6.3. Tổ chức thực hiện

Để đảm bảo cho công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn được tốt HT cần chú ý những vấn đề sau:

Xây dựng kế hoạch kiểm tra: HT phải xây dựng và công khai từ đầu năm học kế hoạch kiểm tra phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể cho phép của nhà trường và có tính khả thi, trong đó ghi rõ: mục đích, yêu cầu, nội

dung, phương pháp, hình thức, bộ phận và cá nhân được kiểm tra, thời gian kiểm tra…

Xây dựng chuẩn đánh giá cho từng hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn, GV, quy định việc soạn bài, xây dựng chuẩn nề nếp giờ lên lớp, tiêu chuẩn hồ sơ chuyên môn…

Triển khai đầy đủ các văn bản, quy chế, quy định về chuyên môn. Hướng dẫn GV thực hiện nghiêm túc các quy định, quy chế đó.

Quy định rõ về trách nhiệm và quyền hạn của người kiểm tra, đối tượng được kiểm tra. Phân cấp kiểm tra cho HT và tổ trưởng chuyên môn cụ thể: ủy quyền cho tổ trưởng kiểm tra chuyên môn giáo viên vào hàng tuần, phó HT kiểm tra GV và tổ chuyên môn hàng tháng, HT hàng tháng kiểm tra phó HT, một số tổ chuyên môn và GV để có tầm nhìn bao quát hoạt động chuyên môn của nhà trường.

Tổ chức các tổ kiểm tra chéo lẫn nhau trên tinh thần học tập, chia sẽ kinh nghiệm.

Ngoài việc tổ trưởng, phó HT thường xuyên kiểm tra giờ dạy trên lớp của GV, trong năm học mỗi GV phải được dự giờ đánh giá tối thiểu 3 tiết. HT cần tổ chức và trực tiếp tham gia công tác này. Khi dự giờ đánh giá GV, HT nên mời phó HT, tổ trưởng chuyên môn hoặc một giáo viên có kinh nghiệm cùng tham gia. Sau dự giờ cần có nhận xét góp ý phản hồi lại trực tiếp cho GV, trao đổi rút kinh nghiệm trên tinh thần tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, tránh việc bình luận, bình phẩm các thiếu sót này với người khác.

Sau kiểm tra, HT cần xác định việc cần phát huy, cần uốn nắn, cần phải xử lý (nếu thấy cần thiết). Các quyết định sau kiểm tra (động viên, uốn nắn, xử lý) HT cần phải tham khảo với phó HT và tổ trưởng chuyên môn.

Tóm lại qua công tác kiểm tra nhằm phân loại, đánh giá đúng năng lực của GV từ đó xác định yêu cầu bồi dưỡng đối với từng GV để phát huy những mặt mạnh và khắc phục những hạn chế

3.2.7.Tăng cường quản lý chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở cuối cùng, nền tảng để tổ chức các hoạt động sư phạm, nghiệp vụ đến GV, đây cũng là nơi quản lý trực tiếp công tác bồi dưỡng GV, phát hiện những mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn của việc thực hiện các mục tiêu dạy học. Do đó HT phải chỉ đạo hoạt động của tổ chức này thật sâu sát, có chất lượng và hiệu quả.

3.2.7.1.Mục đích

Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn để quản lý tốt chất lượng, quy chế, nề nếp dạy học, chất lượng tay nghề của GV.

Giúp HT kiểm tra, đôn đốc GV thực hiện tốt các khâu trong dạy học: lập kế hoạch giảng dạy cá nhân, soạn bài, giảng bài, chấm trả bài kiểm tra, làm đồ dùng dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo HS yếu kém, đổi mới PPDH…

3.2.7.2.Nội dung:

Xây dựng các tổ chuyên môn vững mạnh đảm nhận các nhiệm vụ cụ thể để giúp HT điều hành các hoạt động sư phạm và trực tiếp quản lý lao động của GV trong tổ

3.2.7.3. Tổ chức thực hiện

Tổ trưởng chuyên môn là người chịu sự chỉ đạo trực tiếp của HT, PHT để điều hành các hoạt động nghiệp vụ sư phạm của tổ, người chịu trách nhiệm về các hoạt động chuyên môn của tổ trước HT vì vậy HT phải nắm bắt các tiêu chuẩn bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn để lựa chọn các tổ trưởng có năng lực, nhiệt tình, phẩm chất đạo đức tốt, có thể điều hành tốt hoạt động của tổ

chuyên môn đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để tổ trưởng chuyên môn làm việc, giúp HT quản lý tốt hoạt động chuyên môn của tổ. Để lựa chọn đúng tổ trưởng chuyên môn, HT có thể dùng phương pháp thăm dò uy tín đối với các GV trong tổ, ý kiến liên tịch của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

Hướng dẫn tổ chuyên môn xây dựng các kế hoạch năm học, học kỳ, tháng, tuần theo kế hoạch chung của nhà trường với các biện pháp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn phù hợp.

Tổ chức phê duyệt và công khai kế hoạch của tổ. Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch đã được duyệt.

Quy định thời gian sinh hoạt tổ chuyên môn đúng theo điều lệ nhà trường đảm bảo 2 tuần một lần. Chỉ đạo thống nhất nội dung sinh hoạt tập trung vào việc trao đổi, thảo luận đi đến thống nhất nội dung, phương pháp dạy học cho từng loại bài, hướng dẫn các hình thức tổ chức dạy học theo hướng đổi mới PPDH, thống nhất việc sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp.

Chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn thống nhất các hoạt động chuyên môn, tiến trình thực hiện chương trình, soạn bài, giảng bài, ngoại khóa, kiểm tra, đánh giá, bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém, viết và triển khai các sáng kiến kinh nghiệm.

Yêu cầu tổ chuyên môn tổ chức các chuyên đề đổi mới PPDH theo kế hoạch, có chất lượng, đúc rút kinh nghiệm bổ ích.

Chỉ đạo làm và sử dụng đồ dùng dạy học có chất lượng, có hiệu quả, phát huy tính sáng tạo của GV.

Chỉ đạo việc xây dựng và lưu trữ hồ sơ chuyên môn ở tổ đúng quy định. Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện công tác kiểm tra chuyên môn của GV theo nhiệm vụ được phân công.

Chú ý trang bị máy vi tính cho các tổ chuyên môn, sử dụng các phần mềm quản lý nhà trường để tạo điều kiện thuận trong việc sinh hoạt chuyên môn, công tác báo cáo thống kê của tổ.

Đảm bảo kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động chuyên môn, ngoại khóa của tổ chuyên môn (chuyên đề, thao giảng, làm ĐDDH, in ấn tài liệu…)

Căn cứ vào năng lực và điều kiện công tác mà HT giao phó HT chuyên môn phụ trách những công việc có liên quan đến hoạt động giảng dạy nêu trên:

+ Giúp HT tổ chức các hoạt động giảng dạy theo kế hoạch đã đề ra + Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chuyên môn điều hành các hoạt động sư phạm và trực tiếp quản lý lao động của GV trong tổ

+ Chỉ đạo các hoạt động giảng dạy của GV, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn.

+ Thống kê, báo cáo, theo dõi chất lượng. Phân tích, nắm bắt các thông tin về hoạt động giảng dạy.

3.2.8. Tăng cường quản lý việc phân tích sư phạm bài học saudự giờ dự giờ

Chỉ đạo quá trình dạy học thông qua việc dự giờ, phân tích sư phạm bài học để rút ra những quyết định quản lý đúng đắn là chức năng trung tâm của người HT, là nét đặc thù của công tác quản lý trường học. Vì thế HT phải tổ chức tốt hoạt động này.

3.2.8.1. Mục đích

Phân tích sư phạm bài học là một bước quan trọng trong quy trình dự giờ, giúp cho việc đánh giá bài dạy của GV được chính xác. Từ đó có những kiến nghị thích hợp.

Qua phân tích sư phạm bài học giúp GV thấy được những ưu điểm, nhược điểm của mình để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm.

3.2.8.2.Nội dung

HT cần quán triệt cho CBQL, GV về vai trò quan trọng của việc phân tích sư phạm bài học đối với việc dự giờ, các quy định và phương pháp phân tích sư phạm tiết dạy.

Đảm bảo thực hiện tốt việc phân tích sư phạm bài học sau dự giờ làm cơ sở để rút kinh nghiệm trong việc chỉ đạo đổi mới PPDH và công tác bồi dưỡng GV trong nhà trường

3.2.8.3 Tổ chức thực hiện

Tổ chức cho CBQL, GV nghiên cứu, nắm vững hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy của GV trung học theo Thông tư số 10277/THPT do Bộ GDĐT ban hành.

HT cần sắp xếp, bố trí đủ thời gian để CBQL – GV tổ chức phân tích sư phạm bài dạy sau dự giờ, tốt nhất là ngay sau khi dự giờ.

Để nâng cao chất lượng việc phân tích bài học sư phạm bài dạy sau dự giờ, các trường THCS nên quy định số giờ dự của GV trong một học kỳ ít nhất là 5 tiết, tránh chạy theo số lượng giờ dự mà tổ chức qua loa việc phân tích sư phạm bài dạy sau dự giờ, làm mất tác dụng của việc dự giờ thăm lớp.

Khi phân tích bài dạy của GV không thể tách rời các yếu tố cấu thành bài học: mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, kết quả. Cần nhận xét cụ thể những ưu điểm, nhược điểm của việc truyền thụ nội dung bài học cho HS bao gồm những kiến thức, kỹ năng, thái độ HS cần đạt được khi kết thúc bài học, việc lựa chọn phù hợp PPDH với nội dung bài học, sử dụng phương pháp đặc thù của bộ môn, vấn đề giao tiếp sư phạm giữa thầy và trò, việc GV khuyến khích HS học tập, chú ý đến các đối tượng HS giỏi, yếu, kém, việc hướng dẫn học tập ở nhà, hướng dẫn làm các bài tập khó, việc lựa chọn và sử dụng hợp lý phương tiện dạy học của GV.

Trong đánh giá HT cần chỉ đạo các tổ chuyên môn trên cơ sở hướng dẫn đánh giá xếp loại tiết dạy của Bộ cần nghiên cứu thảo luận để bổ sung thêm một số tiêu chí đánh giá giờ dạy cho từng bộ môn, từng loại bài dạy: lý thuyết, thực hành, ôn tập, luyện tập, có ứng dụng CNTT, … Chú ý đánh giá khả năng của GV trong việc thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của HS để HS tích cực, chủ động chiếm lĩnh nội dung kiến thức để có những tư vấn thích hợp giúp GV phát huy được những mặt mạnh và khắc phục những hạn chế;

Yêu cầu ghi các nội dung đã phân tích kèm với phiếu đánh giá giờ dạy theo quy định của BGD&ĐT lưu vào hồ sơ chuyên môn của tổ để đối chiếu phân tích các giờ dạy sau.

Làm tốt công tác phân tích sư phạm bài học sau tiết dạy sẽ giúp GV thấy được những mặt mạnh, yếu của mình và qua đó tổ chuyên môn cũng rút ra được những thống nhất về chuyên môn, đồng thời đây cũng là phương pháp giúp GV tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ hiệu quả, ít tốn kém và tiết kiệm thời gian nhất.

3.2.9. Tích cực xây dựng bầu không khí tâm lý tập thể tốt đẹptrong nhà trường trong nhà trường

Theo tác giả Nguyễn Bá Dương thì: “Bầu không khí tâm lý trong tập thể là hiện tượng tâm lý biểu hiện mức độ hoạt động, hòa hợp về các phẩm chất tâm lý cá nhân của con người trong tập thể, nó được hình thành từ thái độ của mọi người trong tập thể đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp và người lãnh đạo trong tập thể. Bầu không khí này ảnh hưởng đến từng người trong tập thể. Do đó trong tập thể phải tạo được bầu không khí vui vẻ, yêu đời, chứa đựng tính chiến đấu, sao cho mọi người trước và sau khi làm việc luôn luôn cảm thấy phấn khởi, thoải mái”[13].

Chính vì vậy quan tâm chăm lo xây dựng bầu không khí tâm lý tốt đẹp trong tập thể là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của người lãnh đạo, quản lý.

3.2.9.1. Mục đích

Tăng cường quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần và điều kiện lao động sư phạm của đội ngũ GV.

Mọi người tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau, tự giác lao động sáng tạo trong hoạt động giảng dạy.

Làm cho đội ngũ CBQL, GV yêu trường, yêu lớp, đoàn kết gắn bó xây dựng nhà trường vững mạnh.

3.2.9.2Nội dung

- Xây dựng bộ máy tổ chức của nhà trường đồng bộ, hoạt động hiệu quả.

- Đảm bảo tốt những điều kiện thiết yếu phục vụ cho việc giảng dạy - Quan tâm, chăm lo các nhu cầu chính đáng của CBQL, GV để từ đó họ tin tưởng vào triển vọng phát triển của tập thể của bản thân.

3.2.9.3. Tổ chức thực hiện

- HT phải xây dựng bộ máy tổ chức nhà trường có hiệu lực: xác định rõ ràng bằng văn bản vai trò, vị trí, chức năng, quyền hạn của từng cá nhân và bộ phận. Xây dựng các mối quan hệ phối hợp và trực thuộc thật chặt chẽ, khoa học để công việc của nhà trường vận hành theo một thể thống nhất, không chồng chéo, cản trở lẫn nhau.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong trường học, tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường một cách hợp lý và khoa học đảm bảo thu hút đông đảo CBQL, GV tham gia, tránh gây những xáo trộn không cần thiết trong các hoạt động của nhà trường.

Cần phải phát hiện kịp thời những mâu thuẫn nảy sinh và phải giải quyết ngay không để nó tồn tại lâu và lây lan trong tập thể. Khi giải quyết phải phân tích đánh giá nó một cách khách quan, có thể trao đổi tham khảo ý kiến của các tổ chuyên môn, bộ phận, tổ chức công đoàn nhằm làm cho CBQL, GV an tâm công tác, đảm bảo tốt mối đoàn kết nội bộ

Tôn trọng ý kiến của GV, nhất là trong phân tích sư phạm bài dạy phải tạo một không khí thoải mái để GV mạnh dạn đề xuất ý tưởng đổi mới PPDH. Khi góp ý cho GV nhất là về chuyên môn luôn đề cao ưu điểm của GV để khuyến khích họ phát huy. Mạnh dạn chỉ ra những hạn chế nhưng cần nhẹ nhàng, tế nhị, mang tính chất động viên, xây dựng và sẵn sàng chú ý, lắng nghe ý kiến giải bày để cho họ cảm giác được tôn trọng, từ đó họ cảm thấy thoải mái nhìn nhận khuyết điểm và tự giác khắc phục.

Đối xử công bằng, khách quan, công minh với mọi người. Duy trì nghiêm pháp chế của tập thể, xử lý nghiêm minh những vi phạm quy chế. Thường xuyên đánh giá những phẩm chất, năng lực, tư tưởng cán bộ, GV một cách công bằng, khoa học và hết sức thận trọng.

- HT phải không ngừng hoàn thiện nhân cách và phong cách quản lý để đạt được yêu cầu vừa là thủ trưởng, vừa là thủ lĩnh của tập thể sư phạm.

- Làm tốt công tác tham mưu với các cấp quản lý, huy động các nguồn lực khác của địa phương, tổ chức xã hội, ban đại diện cha mẹ học sinh để tăng nguồn kinh phí đầu tư xây dựng CSVC khang trang tiện nghi, trường lớp xanh – sạch – đẹp, phương tiện dạy học hiện đại, tạo tâm lý thoải mái tự tin cho GV

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở quận 11, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w