Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng và nhân điển hình tiên tiến

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở quận 11, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 113)

tiên tiến

3.2.10.1. Mục đích

Thông qua các hoạt động thi đua trong giảng dạy nhằm phát hiện những cá nhân, tập thể phấn đấu tốt để kịp thời khen thưởng biểu dương, phát huy ưu điểm, nhân điển hình tiên tiến và những cá nhân, tập thể còn hạn chế để giúp đỡ, bồi dưỡng, khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Tạo không khí đoàn kết, hăng hái thi đua trong nhà trường; kích thích, động viên tính tự giác tích cực hoạt động của cá nhân, tập thể góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường.

3.2.10.2. Nội dung

- Thường xuyên quan tâm tổ chức các phong trào thi đua trong nhà trường mà nòng cốt là phong trào thi đua “dạy tốt – học tốt”. Bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng trong đánh giá thi đua.

- Thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua để rút ra các bài học kinh nghiệm và đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu về các gương điển hình tiên tiến;

- Việc khen thưởng phải hài hòa với thi đua để xứng đáng với những đóng góp của đội ngũ thầy, cô giáo.

3.2.10.3 Tổ chức thực hiện

Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức trong đội ngũ CBQL, GV về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác thi đua trong nhà trường để mọi người cùng tự giác, tích cực tham gia.

Tổ chức tốt các phong trào thi đua dạy tốt – học tốt trong nhà trường: hội thi GV dạy giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm, thi sử dụng và làm ĐDDH, thi thiết kế bài dạy, bài thực hành điện tử, … với nhiều hình thức phong phú như thi đua theo đợt, theo chuyên đề, thi đua thực hiện chủ đề, chủ điểm năm học.

Chủ động tạo lập quỹ khen thưởng của trường từ các nguồn thu ngoài ngân sách của đơn vị, các nguồn hỗ trợ khác để động viên, khen thưởng xứng đáng các GV đạt thành tích tốt trong các phong trào thi đua của nhà trường.

3.3 Kết quả trưng cầu ý kiến của của cán bộ quản lý giáo dục về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất

Để khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 120 cán bộ, giáo viên công tác tại quận 11 trong đó có lãnh đạo, chuyên viên của Phòng GD&ĐT, giáo viên trường Bồi dưỡng giáo dục, CBQL là HT, phó hiệu trưởng và các thầy cô giáo là tổ trưởng chuyên môn, GV giỏi của 09 trường THCS trong quận 11.

RCT: Rất cần thiết (2 điểm), CT: Cần thiết (1 điểm), KCT: Không cần thiết: (0 điểm);

RKT: Rất khả thi (2 điểm), KT: Khả thi (1 điểm), KKT: Không khả thi (0 điểm)

Bảng 3.1: Kết quả thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp

Sô T T

Nội dung quản lý

Mức độ nhận định về sự cần thiết Mức độ nhận định về tính khả thi RCT CT KCT Giá trị TB RKT KT KKT Giá trị TB 1

Đẩy mạnh việc quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ CBQL trường THCS

93.3 6.7 0.0 1.9 83.3 16.7 0.0 1.8

2

Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động dạy học, tăng cường quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy của GV

88.3 11.7 0.0 1.9 86.7 13.3 0.0 1.9

3

Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của GV ở các trường THCS

81.7 18.3 0.0 1.8 77.5 22.5 0.0 1.8 4 Tăng cường chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPDH. 91.7 8.3 0.0 1.9 86.7 13.3 0.0 1.9 5

Tăng cường quản lý việc hướng dẫn HS học tập, chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

82.5 17.5 0.0 1.8 75.8 24.2 0.0 1.8 6 Tăng cường công tác kiểm tra chuyên môn 89.2 10.8 0.0 1.9 85.8 14.2 0.0 1.9 7 Tăng cường quản lý chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn 80.8 19.2 0.0 1.8 76.7 23.3 0.0 1.8 8 Tăng cường quản lý việc phân 83.3 16.7 0.0 1.8 79.2 20.8 0.0 1.8

tích sư phạm bài học sau dự giờ

9

Tích cực xây dựng bầu không khí tâm lý tập thể tốt đẹp trong nhà trường

92.5 7.5 0.0 1.9 89.2 10.8 0.0 1.9 10

Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng và nhân điển hình tiên tiến

94.2 5.8 0.0 1.9 90.8 9.2 0.0 1.9

Qua kết quả khảo sát ý kiến cho thấy các ý kiến đều đồng tình với những giải pháp đã nêu ra với kết quả khá cao trên 75%, đặc biệt là các giải pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ CBQL, tăng cường chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPDH, đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng và tích cực xây dựng bầu không khí tâm lý tập thể tốt đẹp trong nhà trường nhận được sự tán thành rất cao với trên 90% người được khảo sát.

Như vậy, với kết quả khảo sát ý kiến bước đầu cho thấy tính khả thi rất cao của những giải pháp đã đề xuất và cũng hy vọng rằng đây sẽ là những giải pháp quản lý hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy ở trường THCS quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.

Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận

Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài và thực tế khảo sát thực trạng công tác quản lý của HT đối với HĐDH của GV ở các trường THCS Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã rút ra một số kết luận sau:

1.1 Luận văn đã xác định được những vấn đề cốt lõi của nội dung lý luận về quản lý, QLGD, quản lý nhà trường, quản lý HĐDH của GV ở các trường THCS quận 11, TPHCM và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý HĐDH. Trong công tác quản lý HĐDH đã xác định những nội dung quản lý HĐDH của HT trường THCS.

Đây là những vấn đề lý luận cơ bản, là cơ sở để xây dựng công cụ giúp cho việc đánh giá đúng thực trạng quản lý HĐGD của HT các trường THCS Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.

1.2 Luận văn đã tìm hiểu được vấn đề chủ yếu về thực trạng công tác quản lý HĐGD của HT các trường THCS Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh với 9 nội dung quản lý HĐGD qua các ý kiến đánh giá của các CBQL và các giáo viên ở các trường trong Quận 11. Cùng với việc nghiên cứu các hồ sơ quản lý chuyên môn của HT, phó HT, tổ chuyên môn và hồ sơ giảng dạy của GV, các hồ sơ thanh tra, các báo cáo tổng kết năm học của Phòng GD&ĐT Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời tham khảo ý kiến của các nhà

giáo, nhà QLGD tại địa phương đã cho thấy những ưu điểm và hạn chế nhất định trong công tác quản lý HĐDH của HT các trường THCS, qua đó đã đánh giá được những nguyên nhân cơ bản nhất. đây là cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp quản lý HĐDH ở trường THCS Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

Với vai trò lãnh đạo, quản lý, HT đã xác định được các nội dung quan trọng trong công tác quản lý hoạt động dạy học để từ đó xây dựng các kế hoạch quản lý với những biện pháp cụ thể phù hợp với đặc điểm tình hình của trường. Chỉ đạo thực hiện đầy đủ các nội dung quản lý như: quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học, quản lý việc soạn bài, chuẩn bị tiết dạy, nề nếp giờ lên lớp của GV. Việc quản lý thực hiện đổi mới phương pháp dạy học được triển khai thực hiện khá tốt ở các trường THCS, hầu hết HT đều quan tâm tạo điều kiện để GV thực hiện đổi mới PPDH và chỉ đạo đổi mới cách kiểm tra đánh giá HS cũng như hướng dẫn HS tự học. Công tác quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn cũng được HT nhà trường thực hiện với những biện pháp hiệu quả. Công tác bồi dưỡng được quán triệt đầy đủ cho CBQL, GV, luôn tạo điều kiện thuận lợi để GV nâng cao trình độ và tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Phòng, Sở tổ chức.

Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu còn chỉ rõ những mặt hạn chế trong công tác quản lý HĐDH như: một số HT chưa đầu tư nhiều cho công tác lập kế hoạch quản lý; sao chép lại các năm trước hoặc thiếu nội dung. Trong quản lý còn chủ quan, dựa vào kinh nghiệm là chính và thực hiện công tác kiểm tra còn qua loa, cả nể, dễ dàng bỏ qua những thiếu sót trong việc xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn, của GV.

Công tác quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học còn bộ lộ nhiều bất cập, một số HT còn thụ động, hạn chế về năng lực điều hành, tổ chức đổi mới phương pháp giảng dạy.Việc dự giờ, rút kinh nghiệm bài dạy ở một số trường còn mang tính chất chiếu lệ, chạy theo số lượng, đối phó với

kiểm tra. Bố trí thời gian phân tích sư phạm bài dạy còn ít.. Nguồn tài chính huy động hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy còn thấp. Một số HT còn chưa tích cực chủ động trong việc tham mưu với cấp trên và phối hợp với các lực lượng xã hội, ban ngành đoàn thể hỗ trợ các hoạt động dạy học.

1.3Từ cơ sở lý luận và thực tiễn ở trên đây, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý HĐGD của HT các trường THCS Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh đó là:

- Đẩy mạnh việc quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ CBQL trường THCS.

- Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động dạy học, tăng cường quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy của GV

- Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của GV ở các trường THCS

- Tăng cường chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPDH.

- Tăng cường quản lý việc hướng dẫn HS học tập, chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

- Tăng cường công tác kiểm tra chuyên môn.

- Tăng cường quản lý chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn. - Tăng cường quản lý việc phân tích sư phạm bài học sau dự giờ.

- Tăng cường quản lý việc hướng dẫn HS học tập, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

- Tích cực xây dựng bầu không khí tâm lý tập thể tốt đẹp trong nhà trường.

- Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng và nhân điển hình tiên tiến trong giảng dạy.

Các biện pháp đề xuất nói trên bổ sung cho những hạn chế của biện pháp quản lý HĐDH mà HT các trường Quận 11 đã thực hiện và giúp cho

công tác quản lý HĐDH của HT ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ở các trường THCS Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giáo dục và Đào tạo

- Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo Sở GD&ĐT phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị dạy học ngày càng hiện đại và đầy đủ cho các trường THCS,. Đẩy mạnh việc xây dựng các trường THCS đạt chuẩn quốc gia tại TPHCM.

- Nghiên cứu xây dựng và ban hành các chế độ thu hút, đãi ngộ đối với ngành giáo dục TPHCM (trợ cấp, chính sách hỗ trợ nhà ở, ….) để đội ngũ CBQL, GV an tâm công tác.

- Sở GD&ĐT thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng tập huấn cho CBQL, GV các chuyên đề về đổi mới toàn diện nhà trường, đổi mới PPDH, về ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy. Tổ chức các hội thi GV dạy giỏi cấp THCS, Hội thi GV sử dụng và tự làm ĐDDH, ….

- Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, GV của TPHCM có trình độ Đại học và Sau Đại học. Nghiên cứu thực hiện thi tuyển CBQL trường học.

- Phối hợp, liên kết với các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông để có những chính sách hỗ trợ cho CBQL, GV nhằm đẩy mạnh việc tin học hóa phục vụ công quản lý và dạy học ở các trường học trên địa bàn TPHCM (về các thiết bị tin học, đường truyền Internet, các phần mềm, ….).

2.2. Đối với Ủy ban nhân dân quận 11 và Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Ủy ban nhân dân Quận 11 tiếp tục đầu tư kinh phí cho ngành giáo dục để sửa chữa CSVC, mua sắm trang thiết bị dạy học bảo đảm đầy đủ cho tất cả các trường nhằm phục vụ cho yêu cầu đổi mới toàn diện hiện nay (phòng học, nhà vệ sinh, bàn ghế, ĐDDH, các phòng nghe nhìn, phòng vi tính, phòng bộ môn, …). Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng mới trường học đạt chuẩn quốc gia.

- Nghiên cứu xây dựng và ban hành các chế độ thu hút, đãi ngộ, quan tâm chăm lo về nhà ở cho ngành giáo dục quận 11 để đội ngũ CBQL, GV an tâm công tác.

- Phòng GD&ĐT Quận 11 làm tốt công tác bố trí, sắp xếp và kiện toàn đội ngũ CBQL, GV theo hướng chuẩn hóa, chuyên môn hóa. Tạo điều kiện cho số GV dôi dư đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để bố trí làm thư viện, thiết bị, THTN. Thực hiện tinh giảm biên chế đối với GV yếu kém về năng lực chuyên môn, tham mưu giải quyết về hưu trước tuổi đối với GV lớn tuổi nhưng khả năng chuyên môn hạn chế.

- Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cho UBND quận tổ chức thi tuyển CBQL trường học cho ngành.

- Tăng cường mở các chuyên đề về đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra, đánh giá xếp loại HS, phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm hay của các trường. Tạo điền kiện thuận lợi cho CBQL, GV tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, lý luận chính trị và chú ý nâng cao khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ CBQL, GV nhằm hỗ trợ tốt cho việc nâng cao chất lượng giáo dục

- Tăng cường công tác thanh tra chuyên môn các trường THCS. Tổ chức thường xuyên các hội thi GV dạy giỏi cấp THCS, Hội thi sử dụng và làm ĐDDH, cải tiến chế độ khen thưởng cho CBQL, GV

- Tạo điều kiện cho CBQL, GV các trường giao lưu trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau và tổ chức tham quan học tập các mô hình quản lý tốt trong, ngoài quận và quốc tế.

Tài liệu tham khảo

1.Nguyễn An (chủ biên), Bùi Kim Phượng, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Ngô Đình Qua (1966), Lý luận dạy học, trường ĐHSP TP HCM.

2. Nguyễn An (1998), Giáo dục đại cương – Những vấn đề cơ sở của giáo dục học, Trường ĐHSP TP HCM.

3. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quang Kính, Phạm Đỗ Nhật Tiên (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ GD&ĐT (20011), Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

5. Bộ GD&ĐT (2002), Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý giáo dục triển khai thực hiện chương trình sách giáo khoa mới ở THCS.

6. Bộ GD&ĐT – Viện nghiên cứu Phát triển giáo dục (2002), Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI – Kinh nghiệm của các quốc gia, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Bộ GD&ĐT (2006), Chương trình giáo dục phổ thông ( ban hành kèm quyết định số: 16/2002 – 2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT).

8. Bộ GD&ĐT – Bộ Nội vụ (2006), Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/08/2006 hướng dẫn mức định biên chế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở quận 11, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w