Tăng cường quản lý việc phân tích sư phạm bài học sau dự giờ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở quận 11, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 108 - 110)

dự giờ

Chỉ đạo quá trình dạy học thông qua việc dự giờ, phân tích sư phạm bài học để rút ra những quyết định quản lý đúng đắn là chức năng trung tâm của người HT, là nét đặc thù của công tác quản lý trường học. Vì thế HT phải tổ chức tốt hoạt động này.

3.2.8.1. Mục đích

Phân tích sư phạm bài học là một bước quan trọng trong quy trình dự giờ, giúp cho việc đánh giá bài dạy của GV được chính xác. Từ đó có những kiến nghị thích hợp.

Qua phân tích sư phạm bài học giúp GV thấy được những ưu điểm, nhược điểm của mình để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm.

3.2.8.2.Nội dung

HT cần quán triệt cho CBQL, GV về vai trò quan trọng của việc phân tích sư phạm bài học đối với việc dự giờ, các quy định và phương pháp phân tích sư phạm tiết dạy.

Đảm bảo thực hiện tốt việc phân tích sư phạm bài học sau dự giờ làm cơ sở để rút kinh nghiệm trong việc chỉ đạo đổi mới PPDH và công tác bồi dưỡng GV trong nhà trường

3.2.8.3 Tổ chức thực hiện

Tổ chức cho CBQL, GV nghiên cứu, nắm vững hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy của GV trung học theo Thông tư số 10277/THPT do Bộ GDĐT ban hành.

HT cần sắp xếp, bố trí đủ thời gian để CBQL – GV tổ chức phân tích sư phạm bài dạy sau dự giờ, tốt nhất là ngay sau khi dự giờ.

Để nâng cao chất lượng việc phân tích bài học sư phạm bài dạy sau dự giờ, các trường THCS nên quy định số giờ dự của GV trong một học kỳ ít nhất là 5 tiết, tránh chạy theo số lượng giờ dự mà tổ chức qua loa việc phân tích sư phạm bài dạy sau dự giờ, làm mất tác dụng của việc dự giờ thăm lớp.

Khi phân tích bài dạy của GV không thể tách rời các yếu tố cấu thành bài học: mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, kết quả. Cần nhận xét cụ thể những ưu điểm, nhược điểm của việc truyền thụ nội dung bài học cho HS bao gồm những kiến thức, kỹ năng, thái độ HS cần đạt được khi kết thúc bài học, việc lựa chọn phù hợp PPDH với nội dung bài học, sử dụng phương pháp đặc thù của bộ môn, vấn đề giao tiếp sư phạm giữa thầy và trò, việc GV khuyến khích HS học tập, chú ý đến các đối tượng HS giỏi, yếu, kém, việc hướng dẫn học tập ở nhà, hướng dẫn làm các bài tập khó, việc lựa chọn và sử dụng hợp lý phương tiện dạy học của GV.

Trong đánh giá HT cần chỉ đạo các tổ chuyên môn trên cơ sở hướng dẫn đánh giá xếp loại tiết dạy của Bộ cần nghiên cứu thảo luận để bổ sung thêm một số tiêu chí đánh giá giờ dạy cho từng bộ môn, từng loại bài dạy: lý thuyết, thực hành, ôn tập, luyện tập, có ứng dụng CNTT, … Chú ý đánh giá khả năng của GV trong việc thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của HS để HS tích cực, chủ động chiếm lĩnh nội dung kiến thức để có những tư vấn thích hợp giúp GV phát huy được những mặt mạnh và khắc phục những hạn chế;

Yêu cầu ghi các nội dung đã phân tích kèm với phiếu đánh giá giờ dạy theo quy định của BGD&ĐT lưu vào hồ sơ chuyên môn của tổ để đối chiếu phân tích các giờ dạy sau.

Làm tốt công tác phân tích sư phạm bài học sau tiết dạy sẽ giúp GV thấy được những mặt mạnh, yếu của mình và qua đó tổ chuyên môn cũng rút ra được những thống nhất về chuyên môn, đồng thời đây cũng là phương pháp giúp GV tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ hiệu quả, ít tốn kém và tiết kiệm thời gian nhất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở quận 11, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 108 - 110)