8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
* Mục đích thăm dò
Nhằm lấy ý kiến đánh giá về tính cấp thiết, mức độ khả thi và tính hiệu quả của các giải pháp đã được đề xuất.
Thăm dò về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.
* Phương pháp thăm dò
Lấy ý kiến đánh giá của các nhà quản lý giáo dục thông qua các phiếu điều tra mở. Công tác khảo nghiệm được tiến hành trên các đối tượng là cán bộ quản lý đang công tác tại Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa, một số trường THPT trong tỉnh Thanh Hóa và các trường THPT thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Sau khi tổng hợp kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi đã hệ thống hóa và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học đó là:
Nhóm giải pháp 1: Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên
Giải pháp 1: Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên Giải pháp 2: Quản lý công tác đổi mới PPDH
Giải pháp 3: Quản lý hoạt động tự học, tự sáng tạo Giải pháp 4: Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá
Nhóm giải pháp 2: Quản lý hoạt động học của học sinh
Giải pháp 1: Quản lý nề nếp học sinh
Giải pháp 2: Quản lý chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà Giải pháp 3: Quản lý các hoạt động khác
Nhóm giải pháp 3: Quản lý các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy học
Giải pháp 1: Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học Giải pháp 2: Kích thích tạo động lực cho giáo viên và học sinh
Giải pháp 3: Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục, khai thác và sử dụng nguồn tài chính.
Chúng tôi đã tiến hành lập phiếu xin ý kiến của các nhà quản lý giáo dục tại Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Tổng số phiếu hỏi: 100
Tổng số phiếu được trả lời: 100 Kết quả thu được thể hiện ở bảng 14:
Qua bảng 14 ta thấy được kết quả trả lời của các đối tượng như sau: - Về tính cầp thiết của các giải pháp
Nội dung trả lời: “Không cần” là không phiếu. Nội dung trả lời “Cần” và “Rất cần” là 100%
Như vậy tính cấp thiết của các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học là cần thiết
Về tính khả thi của đề tài thì đa số ý kiến cho rằng: “Các biện pháp đề ra trong đề tài là có tính khả thi”.
Bảng 14: Kết quả khảo sát về tính cần thiết, tính khả thi của đề tài
TT Các nhóm giải pháp Tính cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần Cần thiết Không
cần Khôngtrả lời Khảthi Ít khả
thi
Không
khả thi Khôngtrả lời
1
1. Nhóm giải pháp quản lý hoạt động dạy học của giáo viên
1.1. Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên
môn 90 10 0 0 100 0 0 0
1.2 . Quản lý công tác
đổi mới PPDH 85 15 0 0 89 0 11 0
1.3. Quản lý hoạt động tự học, tự sáng tạo của giáo viên
75 25 0 0 82 0 18 0
1.4. Quản lý công tác
kiểm tra, đánh giá 88 12 0 0 95 0 5 0
2 2. Nhóm giải pháp pháp quản lý hoạt động học của học sinh
2.2. Quản lý chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà 88 12 0 0 95 0 5 0 2.3. Quản lý các hoạt động khác 75 25 0 0 93 0 7 0 3
3. Nhóm giải pháp quản lý các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy học
3.1. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học 77 23 0 0 96 0 4 0
3.2.Kích thích tạo động lực cho giáo viên, học
sinh 84 16 0 0 97 0 3 0
3.3. Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục, khai thác và sử dụng nguồn tài chính
90 10 0 0 95 0 5 0
Vậy, qua phân tích ở trên thì những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học được đề xuất trong đề tài là rất cần thiết và phù hợp với việc quản lý chất lượng dạy học hiện nay của các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Trong sự nghiệp GD-ĐT, công tác quản lý luôn đóng vai trò hết sức quan trọng, đội ngũ cán bộ quản lý trường học là một trong những nhân tố cơ bản quyết định việc hoàn thành mục tiêu đào tạo của nhà trường. Đội ngũ giáo viên là một trong những nhân tố cơ bản quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường trong đó đặc biệt là hoạt động dạy học của giáo viên.
Nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học là điều kiện tồn tại và phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường, là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của quản lý trường học. Vì vậy, việc quản lý chỉ đạo để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học là một yêu cầu rất quan trọng và rất cần thiết của mỗi nhà trường và các cơ sở giáo dục.
Huyện Hoằng Hóa là trung tâm kinh tế, văn hóa vùng duyên hải tỉnh Thanh Hóa. Sự phát triển GD – ĐT trong những năm gần đây tuy đã được nâng lên, tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học tuy có tăng song số các em được điểm cao còn hạn chế. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển GD – ĐT của huyện nhà, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của công tác quản lý HĐDH các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Luận vănchúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
- Nhóm giải pháp 1: Quản lý hoạt động dạy của giáo viên, bao gồm các giải
pháp: Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn; Quản lý công tác đổi mới PPDH; Quản lý phong trào tự học, tự sáng tạo của giáo viên; Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá.
- Nhóm giải pháp 2: Quản lý hoạt động học của học sinh, bao gồm các giải
pháp: Quản lý nề nếp học sinh; Quản lý chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà; Quản lý các hoạt động khác.
- Nhóm giải pháp 3: Quản lý các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy học gồm
cho giáo viên, học sinh; Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục, khai thác và sử dụng nguồn tài chính.
Luận văn đề xuất những giải pháp này trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề lý luận, phân tích, tổng hợp các vấn đề thực tiễn công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Những giải pháp này tác động vào tất cả các thành tố của quá trình dạy học, tạo nên chất lượng dạy học.
Sau khi đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn sử dụng phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến của các nhà quản lý cấp sở, cấp trường bằng phiếu hỏi ý kiến và đã thu được những kết quả cụ thể, điều đó chứng tỏ rằng: các gải pháp quản lý dạy học được hệ thống hóa và đề xuất trong đề tài là cần thiết, phù hợp và có tính khả thi ( đối với việc quản lý dạy học) ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Hóa, tỉnh Thanh Hóa