8. Cấu trúc của luận văn
3.2.2.1. Xây dựng và quản lý nề nếp học tập cho học sinh
* Mục tiêu.
Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh nhằm làm cho hoạt động học tập của học sinh đi vào nề nếp và chất lượng trong nhà trường được nâng lên.
* Nội dung
Giáo dục hình thành thái độ, động cơ, học tập đúng đắn cho học sinh trên cơ sở đó tạo ra cho các em tính cần cù chịu khó, tự giác, tích cực trong học tập.
Từng bước giúp học sinh có phương pháp học tập cho phù hợp với môn học, năng lực của học sinh và điều kiện cụ thể của gia đình. Khuyến khích, động viên học sinh thực hiện tốt kế hoạch học tập.
* Cách thức tiến hành
Hiệu trưởng xây dựng nội quy học tập, nội quy phòng học, nội quy của nhà trường THPT. Hiệu trưởng đưa ra các nội dung trên về công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp để nhắc nhở hàng tuần, hàng tháng đối với học sinh. Hiệu trưởng đưa ra
các nội dung này vào các hoạt động sinh hoạt tập thể của nhà trường, lớp trong giờ chào cờ, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn. Hiệu trưởng làm cho các thành viên trong nhà trường hiểu, nhớ và có trách nhiệm thực hiện quy chế, nội quy, quy định của nhà trường, các đoàn thể đề ra, cụ thể như sau:
Đầu năm học Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm các lớp cho học sinh của lớp mình học tập các quy định, nội quy của nhà trường đề ra trong giờ sinh hoạt đầu năm học. Qua đó, học sinh hiểu và thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nề nếp. Phối hợp với Đoàn thanh niên trong nhà trường ,tổ chức, đôn đốc theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nề nếp học sinh trong tuần, trong tháng. Đó là những căn cứ để đánh giá, xếp loại lớp, cá nhân trong việc thực hiện nề nếp học tập trong tuần, tháng, học kỳ.
Ban chấp hành đoàn trường, đội ngũ cán bộ lớp, bí thư các chi đoàn tổ chức thực hiện nề nếp học tập, cuối tuần có tổng hợp và đánh giá.
Giáo viên bộ môn quản lý việc học tập của học sinh trên lớp, là người hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và nhà trường về việc học tập của học sinh trong giờ đó, đồng thời trong quá trình dạy học thì giáo viên bộ môn phải quan tâm đến phương pháp dạy, phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ, giao trách nhiệm học tập cụ thể cho học sinh trong lớp tương ứng với nội dung của từng bài, nhằm tăng cường cho các hoạt động tập thể của học sinh trong việc hướng dẫn học sinh phương pháp học, cách làm bài tập ở nhà.
Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện của lớp mình. Vì vậy muốn giáo dục có chất lượng và hiệu quả thì phải tổ chức và quản lý tập thể cho tốt, lựa chọn cán bộ lớp có năng lực, nhiệt tình trong công tác, phân chia tổ phù hợp, đồng đều về chất lượng, chỉ đạo đội ngũ cán bộ lớp trong việc theo dõi học sinh thực hiện nề nếp học tập như đi học đúng giờ, học bài và làm bài trước khi đến lớp, không nói và làm việc riêng trong giờ học.
Giáo viên chủ nhiệm lớp phải biết dựa vào đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ đoàn thể, tăng cường công tác quản lý lớp mà mình phụ trách. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm
phải theo dõi sát sao tình hình học tập của mỗi lớp, hỗ trợ giáo viên bộ môn để quản lý học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc tạo điều kiện cho học sinh tự học ở nhà, kiểm tra giờ giấc học tập, có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho học sinh, nắm bắt cụ thể tình hình học tập ở nhà của học sinh.