8. Cấu trúc của luận văn
3.2.3.3. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, khai thác và sử dụng hợp
nguồn tài chính
* Mục tiêu:
Huy động cộng đồng tham gia công tác giáo dục, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho hoạt động giáo dục, bảo đảm mối liên hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội. Thực hiện theo nguyên lý “ học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao
động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và xã hội”.
* Nội dung:
+ Huy động nguồn lực của nhân dân, của các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục
+ Sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước
+ Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về tài chính
* Cách thức tiến hành:
Những năm gần đây quan điểm của Đảng về công tác xã hội hóa sự nghiệp giáo dục được các cấp, các ngành quán triệt và đặc biệt được đông đảo nhân dân nhận thức đúng đắn và ủng hộ nhiệt tình. Bởi vậy về hỗ trợ của nhân dân, của các cơ quan và địa phương trên địa bàn giáo dục của trường trở thành nguồn lực đáng kể bổ sung cho nguồn lực tài chính mà Nhà nước cấp cho nhà trường.
Nguồn tài chính của Nhà nước, của nhân dân đóng góp là có hạn vì vậy phải cân đối, tiết kiệm, kế hoạch và hiệu quả trong sử dụng. Hơn nữa, nguồn tài chính dù có dồi dào đến đâu mà sử dụng không phù hợp đúng mục đích thì cũng không mang lại hiệu quả. Người quản lý cần phải tự nâng cao trình độ quản lý tài chính, phải nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ thị, hướng dẫn của Nhà nước, của Bộ giáo dục, Sở giáo dục để có những quyết định đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường, với nguyên tắc thu chi thanh quyết toán tài chính của Nhà nước. Yêu cầu, động viên, tạo điều kiện để bộ phận giúp việc về kế toán tài chính là kế toán, thủ quỹ phải được bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, năng lực sử dụng máy vi tính để hoàn thiện nhiệm vụ khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài chính của nhà trường.