0
Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Tăng cường quản lý và nâng cao CSVC, trang thiết bị, tài liệu giảng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 107 -109 )

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.3.1. Tăng cường quản lý và nâng cao CSVC, trang thiết bị, tài liệu giảng

và học tập.

* Mục tiêu:

- Cơ sở vật chất trong trường học là thành tố không thể thiếu trong quá trình dạy học và giáo dục. Sử dụng cơ sở vật chất, nhất là các trang thiết bị dạy học hiện đại vừa là yêu cầu, vừa là biện pháp góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy học, tạo điều kiện cho học sinh đại trà nói chung và học sinh mũi nhọn nói riêng phát huy được năng lực tư duy, khả năng sáng tạo trong học tập và nhanh chóng thích hợp với nền kinh tế thị trường của xã hội.

- Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Khoa học - công nghệ – kỹ thuật thông tin hiện đại phát triển đến chóng mặt. Yêu cầu giáo viên và học sinh liên tục phải không ngừng nâng cao sự hiểu biết bằng cập nhật kiến thức, thông tin và khả năng sử dụng các phương tiện tiên tiến, hiện đại vào giảng dạy, học tập. Biện pháp này là rất cần thiết vì nó tạo điều kiện để nhà trường nâng cao chất lượng dạy học, đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện trong hội nhập quốc tế theo phương hướng CNH-HĐH.

* Nội dung:

- Lãnh đạo nhà trường làm tốt công tác tham mưu với Sở Giáo dục - Đào tạo và các cấp quản lý để tăng cường đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất nhà trường và bổ sung các trang thiêt bị dạy học hiện đại.

- Cần phát huy sức mạnh của nhà trường và tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tăng cường cơ sở vật chất phục vụ tốt cho nhiệm vụ bồi

dưỡng học sinh giỏi - nguồn nhân lực dồi dào và đầy tiềm năng của địa phương, của đất nước.

* Cách thức tiến hành:

- Chỉ đạo và khuyến khích giáo viên, học sinh sưu tầm các mẫu vật tự nhiên, bổ ích cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học (đối với các môn sinh vật, lịch sử, địa lý, vật lý, hoá học...). Các tổ chuyên môn tổ chức phong trào tự làm các đồ dùng dạy học và thực hành bằng những phương tiện kỹ thuật tiên tiến; từng bước áp dụng rộng rãi và có hiệu quả công nghệ hiện đại vào qúa trình dạy học.

Đưa tin học vào nhà trường và ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông vào quá trình dạy học là một trong những giải pháp có tính đột phá nhằm tiếp nhận và cập nhật lĩnh vực kiến thức cần thiết, quan trọng cho mọi người. Bởi vì nó sẽ góp phần đổi mới có bản phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực trong nhận thức, chủ động, sáng tạo của học sinh; phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự đánh giá. Muốn làm được điều này, Ban giám hiệu nhà trường phải có sự chuyển hướng trong nhận thức và chỉ đạo đối mới phương pháp dạy học của giáo viên, học tập của học sinh; nghiên cứu các phương án dạy tin học thích hợp cho mỗi đối tượng; bố trí thời gian hợp lí và cơ sở vật chất cần thiết cho việc học tập tin học và ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện dạy học hiện đại. Hướng dẫn, động viên giáo viên ứng dụng vào các khâu của quá trình dạy học: Soạn bài, sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học, kiểm tra, đánh giá, khai thác nguồn tư liệu qua Internet; hỗ trợ hoạt động của học sinh theo định hướng xây dựng “ môi trường học tập giàu công nghệ” trong nhà trường. Tổ chức thí điểm để các giáo viên tự xây dựng và thực hiện giảng dạy với các phần mềm. Xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu và tiến hành bồi dưỡng thường xuyên về tin học cho giáo viên dạy tin học, cho giáo viên các bộ môn khác và cho cán bộ quản lý. Dành kinh phí và tranh thủ hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân cho việc đầu tư xây dựng các phòng máy tính, phòng học đa năng, các thiết bị truyền thông phục vụ đổi mới phương pháp dạy học. Có chế độ khen thưởng đối với những giáo viên, học sinh có sự tích cực, sáng tạo trong hoạt động, công tác này.

- Chỉ đạo và kiểm tra chặt chẽ việc quản lý, sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện có, đảm bảo nguyên tắc: Sử dụng đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ; sử dụng một cách khoa học.

- Thường xuyên trưng cầu ý kiến các tổ chuyên môn về mua sắm sách tham khảo, các đồ dùng cần thiết cho từng môn học, khối học; tổ chức cho các tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên phụ trách thí nghiệm, thư viện và cán bộ quản lý nhà trường đi học tập kinh nghiệm các trường bạn về công tác quản lý cơ sở vật chất và sử dụng phương tiện kỹ thuật tiên tiến hiện đại vào giảng dạy.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 107 -109 )

×