8. Cấu trúc của luận văn
3.2.2.2. Quản lý chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà
- Mục tiêu:
Bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm khuyến khích các em cố gắng vươn lên trong học tập, phát hiện những học sinh có năng lực học tập, giúp các em tham gia thi học sinh giỏi các cấp, đồng thời chăm lo phụ đạo cho học sinh yếu, kém nhằm bổ sung những kiến thức và nâng cao nhận thức của các em, giúp các em từng bước vươn lên trong học tập.
- Nội dung:
+ Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi + Quản lý công tác ôn thi Đại học – Cao đẳng
+ Quản lý việc phụ đạo kiến thức cho học sinh yếu kém + Quản lý công tác ôn thi tốt nghiệp khối 12
+ Quản lý hoạt động hướng nghiệp, học nghề + Quản lý hoạt động ngoại khóa
- Cách thức tiến hành:
* Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh gỏi.
+ Việc phát hiện và lựa chọn đội tuyển HSG để tham gia các kỳ thi HSG phải được thực hiện công phu dựa trên 2 kênh thông tin chính là giáo viên trực tiếp giảng dạy và kết quả của các lần thi chọn HSG cấp trường.
+ Hiệu trưởng phải lựa chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng HSG để bồi dưỡng đội tuyển.
+ Với đối tượng HSG, GV cần yêu cầu cao đối với HS này, có câu hỏi riêng về nhà, hướng dẫn HS loại sách tham khảo, các chuyên đề HS tự học, tự nghiên cứu. Việc bồi dưỡng HS giỏi phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết. Mỗi giáo viên giảng dạy phải đảm nhận một chuyên đề. Dạy đội tuyển là trách nhiệm của mỗi GV. Với GV mới tham gia giảng dạy đội tuyển, phần chương trình dạy phải được thông qua tổ chuyên môn để các GV có kinh nghiệm giúp đỡ.
* Quản lý công tác ôn thi Đại học – Cao đẳng.
- Mục tiêu:
Cung cấp cho học sinh hệ thống các kiến thức ở mức độ thi đại học đồng thời giúp học sinh tự nhận thức đúng năng lực học tập của mình để chọn trường, chọn khối thi phù hợp.
- Nội dung:
+ Tổ chức cho học sinh học theo các khối thi đại học + Xây dựng nội dung chương trình giảng dạy
+ Tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức thi đại học
- Cách thức tiến hành:
Ngay từ đầu cấp học giáo viên chủ nhiệm cần giúp đỡ các em định hướng đúng và tập trung học tập. Hiệu trưởng lên kế hoạch cho học sinh đăng ký học ôn thi ĐH theo các khối A, B, C, D. Trên cơ sở danh sách học sinh đăng ký, Hiệu trưởng lập kế hoạch dạy theo khối và chọn giáo viên có đủ năng lực và kinh nghiệm ôn luyện thi ĐH để dạy các lớp này. Các giáo viên dạy ôn khối phải có kế hoạch về nội dung và phương pháp cụ thể. Phải phối kết hợp thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên khác để theo dõi và kiểm tra kết quả từng tháng, từng kỳ của các em. Tổ chức ít nhất 2 lần thi thử ĐH để học sinh vừa được tập dượt, vừa nhận rõ kết quả học tập của mình để từ đó xây dựng kế hoạch học tập tiếp theo. Và đặc biệt là biết năng lực thực sự của mình đến đâu để chọn trường cho phù hợp. Dựa trên kết quả thi thử, GVCN phối hợp với gia đình học sinh làm tốt công tác tư vấn hướng nghiệp cho các
em. Bởi việc lựa chọn trường thì phù hợp với sức học của mình sẽ giúp các em có nhiều khả năng đậu ĐH hơn.
* Quản lý việc phụ đạo kiến thức cho học sinh yếu kém.
- Mục tiêu:
Giúp học sinh yếu kém vươn lên trong học tập, tạo niềm tin cho học sinh phấn đấu.
- Nội dung:
+ Rà soát phân loại đối tượng học sinh theo năng lực học tập để có danh sách học sinh yếu kém.
+ Xây dựng kế hoạch nội dung chương trình phương pháp phụ đạo cho học sinh yếu kém.
+ Phối hợp với gia đình, tổ chức theo dõi động viên giúp đỡ học sinh vươn lên.
- Cách thức thực hiện:
Đầu năm học Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN, giáo viên bộ môn tiến hành ra soát và lập danh sách những học sinh yếu kém cần được phụ đạo (đối với lớp 11, 12 thì dựa vào kết quả học tập của năm trước, đối với lớp 10 thì dựa vào kết quả khảo sát đầu năm). Trên cơ sở đó Hiệu trưởng xây dựng chương trình, phân công giáo viên có nhiều kinh nghiệm để dạy phụ đạo cho hợp lý. Hiệu trưởng lập kế hoạch phụ đạo trong đó thể hiện rõ thời gian thực hiện kế hoạch, nội dung và kiến thức cần bổ trợ, phù hợp với từng đối tượng học sinh, thông báo cho giáo viên giảng dạy và phụ huynh học sinh biết tình hình học tập của học sinh và kế hoạch phụ đạo của nhà trường thông qua GVCN. Giao cho GVCN của những học sinh này lên kế hoạch phân công những học sinh khá kèm cặp giúp đỡ những đối tượng học sinh yếu, kém này như phân chỗ ngồi cùng, phân công học nhóm.
Giáo viên phụ đạo và giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm báo cáo với hiệu trưởng về kết quả của những học sinh này hàng tháng, hàng kỳ.
* Quản lý công tác ôn thi tốt nghiệp khối 12
Kết quả TNTHPT của khối 12 là một trong những mục tiêu quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT. Đay cũng là kết quả cuối cùng của bậc học phổ thông nên được các nhà trường hết sức quan tâm.
- Nội dung:
+ Xây dựng kế hoạch ôn thi tốt nghiệp ngay từ đầu năm học + Xây dựng nội dung ôn thi cho từng môn
+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện theo kế hoạch
+ Tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh theo tiêu chuẩn kiến thức.
- Cách thức tiến hành:
Ngay từ đầu năm học, khi phân công giảng dạy, ưu tiên chọn những giáo viên có năng lực khá, có nhiều kinh nghiệm trong công tác dạy để dạy lớp 12 và dạy ôn thi TN. Vào cuối học kỳ I bắt đầu tiến hành học ôn 3 môn thi TN bắt buộc là Toán, Văn và Ngoại ngữ. Đến đầu tháng 4, khi có thông báo chính thức các môn thi còn lại thì tổ chức cho học sinh ôn thi cho cả 6 môn.
Hiệu trưởng cần chỉ đạo tổ trưởng các bộ môn lên kế hoạch thống nhất về nội dung và phương pháp ôn tập cho phù hợp. Tiến hành kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch dạy và ôn thi TN của giáo viên và học sinh.
Tiến hành tập huấn kỹ năng sử dụng phiếu trả lời trắc nghiệm, tránh những sai sót không đáng có phạm lỗi tô sai trên phiếu trả lời trắc nghiệm.
Tiến hành thi thử tốt nghiệp từ một đến hai lần. Sau mỗi lần thi thử cần phân tích kết quả, rút kinh nghiệm và có hướng ôn tập phù hợp tiếp theo.